Thứ Hai, tháng 12 24, 2007

NGUYỄN KÝ GIẢ

PHẦN II :

Sao thứ 2: Nguyễn ký giả - Nhà du lịch chuyên nghiệp

So với họ Trần – Nhà ngoại giao thiên bẩm thì “sao này “ không tỏa sáng như “ sao kia” nhưng lại âm thầm, trầm mặc, lấp lánh theo cách riêng. Nhờ vậy “sao” đã cống hiến cho Trỗi những tác phẩm hoành tráng không kém. Đúng là mỗi người một vẻ!

Nào chúng ta hãy cùng phác họa chân dung ông:

Có người nói với tôi Nguyễn lẽ ra phải là phóng viên chiến trường mới đúng. Với kiểu săn tin xông xáo , chui bờ rúc bụi như lính thế này thì quả phù hợp, nhưng nghe đâu hình như ông hơi ngại mũi tên hòn đạn vô tình, nên “chuyển hệ” qua làm Phóng viên du lịch.

Nhìn cái cách ông đi chơi, mình mới thấy khoảng cách “trình độ đi chơi” của anh em mình còn xa lắc.Càng ngẫm, càng thấm lời các cụ xưa – “Nghề chơi cũng lắm công phu”.

Ông bạn mình học chơi ở trường nào không biết mà cách chơi coi bộ rất điệu nghệ. Đẳng cấp giữa dân chơi chuyên nghiệp và nghiệp dư nó khác nhau xa . Hồi đầu mình quan niệm đơn giản, đi chơi thì có gì phải tìm hiểu, “ dễ như chơi” cơ mà . Hóa ra sự đời nó khác:

Nếu các bạn để ý, sẽ thấy cách đi tự do của mình vừa rồi làm một số người khá lúng túng. Đi theo tua DL có người hướng dẫn nó “nhẹ” hơn nhiều. Du khách được tụi guide DL lo mọi thủ tục, xỏ dây vào mũi dắt đến những nơi mà họ muốn( vì chưa chắc mình đã muốn). Các điểm tham quan, ăn uống và mua bán đều đã được họ chọn trước, lại đỡ được khâu ngôn ngữ bất đồng…

Còn chúng ta free “xé đoàn”, đi kiểu tự phát, nên phải tự lo tất cả các khâu trên. Nhìn cảnh chị em ở nơi lạ nước lạ cái , tiếng Tàu mù tịt, ngơ ngác đứng giữa đường mà thương. Biết lựa chọn điểm nào ? Biết đi đâu? Đi như thế nào? Với ai…? Hoàn toàn ngẫu hứng. Đi thì dễ nhưng về thì …chưa chắc, và thế là “ các anh đi đâu cho em theo với”. Nhờ giời , chính lúc này vai trò của dân “ đi chơi chuyên nghiệp “ mới bộc lộ như một hướng đạo sinh đầy ắp kinh nhiệm chiến trường.

Vâng , cái “tài” ấy nếu chỉ vì cá nhân sẽ giúp họ thưởng ngoạn, vui thú một cách triệt để cảnh núi mây , sông nước nhưng ôi thôi, họ đã phải hy sinh quyền lợi vì cả một lũ bạn bè. …

Cũng như Trần ngoại trưởng, “ chú này’ cũng có tính đa đoan đầy trách nhiệm.Tuy không ồn ào nhưng tôi biết: Khi làm lễ ở Y Trung thì đầu óc Nguyễn đã phải tính đến chuyện vào Trường mới lấy thông tin; đến Phong Khẩu, vào Thất tinh nham đã lo chuyện về cho kịp chuyến “2 sông 4 hồ”; mờ sáng phải lao vội ra sông Ly để săn ảnh bình minh ló dạng. Như vậy để có được những bức ảnh tuyệt đẹp cho anh em thưởng lãm , ngoài lòng say mê nghệ thuật còn là “ nhiệt tình CM”, là tình đồng đội muốn có chút quà cho anh em ở nhà .”Nuôi” cái Blog cũng tốn ra phết các bạn ạ!

Nhìn ông đi chơi mà lắm lúc như thi việt dã , “Con chíp” nóng ran vì phải liên tục nhận, xử lý tình huống , sự cố từ BLL báo về.

Lại nói chuyện vui. Lúc đi chơi , anh em mình đeo nhõn một thứ “đồ nghề”. Còn Nguyễn đèo thêm đến hai, ba món. Ranh giới giữa ông phóng viên với thằng cửu vạn thật mơ hồ! Kỹ thuật phát triển là thế , thu gọn được thẻ nhớ còn bằng cái móng tay, thì lại nỡ chất lên lưng chú phóng viên một ba lô ống kính, cơ khổ . Chẳng qua cũng chỉ vì tham vọng muốn thâu tóm vẻ đẹp của cả thế gian vào lòng.

Bởi thế,tôi có thằng cháu rất “máu” làm ký giả, đòi tham khảo ý kiến . Tôi can ngay “ Cháu ơi là cháu , danh giá gì cái nghề ấy. Phóng viên chỉ là cái thằng cửu vạn biết chụp hình thôi” làm ông nhóc cứ ngớ ra.

Xin lỗi các bạn nhé , lẽ ra Phần II này chỉ dành để báo cáo thành tích của… "Người đi chơi giỏi" thì lại bị kết hợp biến thành “Kiểm điểm rút kinh nghiệm chuyến đi TQ", bởi đó cũng là điều cần thiết cho những chuyến đi sau:

Học thày không tày học bạn và đây là quy trình đi chơi của bạn mình

- Đầu tiên phải xem thiên văn, nghe thời tiết từ hôm trước để trù liệu tình huống có thể xảy ra, lựa chọn vật dụng , đồ dùng mang theo cho thích hợp ( vài viên thuốc bệnh của mình, áo mưa, nước uống, phim ảnh …), giày dép leo trèo việt dã …Bạn đã thấy có người phải đi giày cao gót trèo núi chưa ? Đó là chưa kể đến chuyện xe cộ , xăng nhớt ( nếu có )

- Trước khi đi phải đọc bản đồ, thậm chí lên mạng tìm hiểu địa lý , văn hóa , đặc điểm địa phương…Chuẩn bị GPS, lựa chọn điển đi , điểm đến. Lộ trình xe bus, tắc xi ra sao, lưu địa chỉ nơi ở kẻo lại ra đi không hẹn ngày về . Như vậy ông Nguyễn phải nghiên cứu địa điểm , địa hình như một sĩ quan tác chiến và trang bị như một lính biệt kích . Từ công tác chuẩn bị này, các bạn sẽ thấy tại sao cũng cùng một chuyến đi chơi mà bạn mình tìm hiểu , học hỏi được thêm bao nhiêu là thứ . Đó phải chăng chính là hiệu quả của chuyến đi, nó không hề lãng phí ?

- Đoàn trường Bé đi TQ vừa rồi ( Không phải QL), hàng ngày đều được hướng dẫn viên DL dặn dò rất kỹ về chuyện an ninh còn đoàn ta toàn quân nhân CM , cảnh giác có thừa nên cho qua đoạn này. Rồi vấn đề y tế nữa . Điều gì sẽ xảy ra với NTiến nếu trong đoàn không tình cờ có bạn Thịnh BS Trường Bé , nếu không có mối giao hảo tốt đẹp của ta với các bạn Y Trung? Mọi chuyện đều có thể …

Nên chăng tổ chức chuyến đi lần sau nên có một “ nhân viên an ninh” và một bác sĩ Trỗi làm nhiệm vụ bọc lót cho đoàn?
Có kinh nghiệm của Út Trỗii dưới đây, tôi xin mạn phép đưa luôn vào cho đủ ý .

adm nói...

Chẳng dám nói là Xuất Ngoại nhìu hơn ai, nhưg có vài KNghiệm trao đổi với ae:
- Lựơt đi chỉ TIA, lựơt về mới mua: đỡ fải xách theo+sẽ có giá tốt nhất
- Luôn nhớ đến số 3: Hộ Chiếu+Tiền+Điện thoại(cái máy ảnh có quên cũng được)
- Tiền thì chia làm 2: "Bộ Đội Chủ Lực" thì đào hầm chôn chặt; "Dân Quân Du Kích" thì tốt nhất để túi áo fía
trước, dễ lấy ra mua bán lặt vặt. Lúc cần moi Chủ Lực ra thì vào 1 cửa hàng sang trọng nào đó
- Đi WC ở nhữg nơi mờ ám thì gửi bạn đứng ngoài giữ - đã có ngừơi bị Trấn Lột
Nhờ cảnh giác cao nên bọn bất lương chưa Nhai được tớ..
:-D

11:37 Ngày 19 tháng 12 năm 2007

Viết kiểu này sẽ làm phần Thành tích của Nguyễn ký giả có bị “teo” lại các ông ạ nhưng bù vào đó anh em ta lại học được nhiều điều?!



"Hy sinh vì sự nghiệp báo chí ”
Cuối cùng xin được kết luận bằng hình ảnh - Nó mang ý nghĩa như một tượng đài. Anh em có thể tham gia bình ảnh.
Các bạn nhìn ảnh ông Nguyễn đang thăng này mới hình dung ra chiến trường khốc liệt cỡ nào .


Thanh Minh

8 nhận xét:

TK8 nói...

Thực ra cái KNghiệm Xuất Ngoại kia ae còn có nhiều Chiêu khác hay lắm, nhưg có thể gói gọn trong 2 chữ THÍCH NGHI. Nếu bạn fải DI CHUYỂN LIÊN TỤC và luôn fải tính toán để giải quyết cùng lúc NHIỀU NHIỆM VỤ thì bạn fải có cách để Tồn Tại. Ngủ Ngồi như trong ảnh cũng là 1 Kỹ Năng cần thiết, nếu không, chuyến Du Lịch của bạn sẽ thất bại vì mệt mỏi. Fải suy tính từ cái nhỏ nhất: Ăn, Uống, WC, ngay cả tăm xỉa răng kcó cũng gây fiền toái. Chỉ rắc rối 1lần thôi, rồi rút gọn lại thành công thức 3điều, 4Ý kiểu người TQ hay làm - bạn sẽ luôn làm chủ được Tình Huống

HữuThành.Nguyễn nói...

Một tấm gương ham chơi, không nên học tập!

TranKienQuoc nói...

Làm cái anh đầu tròm hay phải lo trước là thế. Đã dẫn anh em đi 2 sông 4 hồ rồi hắn còn với lại bảo tôi: "Ông phải xem trường hợp Nam Tiến, không khéo sợ trục trặc cả đòan chỉ vì 1 người ở lại!". Đang lo bỏ mẹ nhưng thầm nghĩ chắc Cty du lịch đã có phương án cho những rủi ro này cả rồi. Cuối cùng đâu và đấy!
Nói vậy để biết ai đứng ra tổ chức đều phải lo xa như thế.

Hòa Bình nói...

Ông ký giả này toàn bị nhầm là người nước ngoài thôi. Chả là khi có rất ít người để đầu trọc thì ông đã cạo trọc rồi. Thế là mỗi lần đi chơi về vùng nông thôn người dân ở bất cứ chỗ nào ông đến đều khen "Ông tây này nói tiếng Việt giỏi thật". Có lần cả nhà đi Ninh Bình, lúc mua vé đò, người bán vé nhất định bắt mua 1 vé cho du lịch nước ngoài (!)

Nặc danh nói...

Sư ông đang thiền!
TM

Nặc danh nói...

Hay! Da co Tran "Ngoai giao" thi cung nen co Nguyen "Ki gia", hai "ngoi sao" lon tren bau troi linh Troi. Bai nay da "mieu ta" tuong doi ro hinh anh cua Nguyen Ki gia.( do Tieng Viet cua toi danh bi truc trac nen danh phai viet khong dau,thong cam nhe).Quang xeng.

Nặc danh nói...

Mình đã xem một cái ảnh chụp một "ông sư" đầu bóng nhãy khoác áo "cà sa" vàng đang lom khom chụp ảnh, nhìn thì thấy đúng là Nguyễn ký giả, nhưng vẫn bán tin bán nghi, nay thì rõ rồi, chỉ tiếc là trên đầu đó không thấy có mấy chấm (hình như số chấm trên đầu là "chức danh, học hàm, học vị, thâm niên..." gì đó của giới THIỀN mà mình không biết)
Cuộc sống nay đây mai đó của Nguyễn ký giả thật nhiều thú vị, muốn học cũng khó, không phải ai cũng làm được.
TTXVH

Nặc danh nói...

Coi chùng: hắn giả đồ để kiểm tra ảnh "chụp lén" đấy.