Thứ Năm, tháng 12 27, 2007

Ghi chép từ Bắc Kinh

Vài nét về quảng trường Thiên An Môn

Theo dòng người đi dưới đường hầm nối từ cửa Thiên An sang quảng trường. Vừa thọát khỏi mặt đất thấy quảng trường weida (vĩ đại) làm sao! Quanh chân cột cờ, dân chúng tập trung chờ xem làm lễ hạ cờ. Sáng sớm, như ở quảng trường Ba Đình từ 6g có lễ thượng cờ. Quảng trường này có sức chứa 1 triệu người. Hỏi nhỏ Tiểu Hổ về vụ đàn áp sinh viên 1989, chaú trả lời: Thông cảm Hổ chỉ làm hướng dẫn du lịch, không biết làm chính trị(!).

Bên phải là Đại lễ Đường, nơi tiếp các đoàn khách quốc tế cấp cao và diễn ra các kì họp Quốc vụ Viện. Bên trái quảng trường là Bảo tàng Cách mạng. Giữa quảng trường sừng sừng tượng đài Tổ quốc ghi công. Sau nó là Lăng Mao Chủ tịch. Đêm 9/9/1976 ông từ trần. Trong di chúc của cụ ghi lại là hỏa thiêu nhưng nghị quyết Bộ Chính trị là phải giữ xác. Hơn 30 năm qua, dân chúng và khách quốc tế đến viếng thăm. Dạo này Lăng đóng cửa.

Trời đông ảm đạm, khắp quảng trừong mờ sương. Đã muộn mà người vẫn nườm nượp. Đúng là hàng vạn lượt người qua lại đây mỗi ngày. Chúng tôi đi bộ về 1 nhà hàng KFC để lên xe. Xa xa là Đại Tiền Môn, hình ảnh thường thấy trên bao thuốc thơm ngày xưa.

Gặp gỡ những người thân

Cả đòan đi xem xiếc trước khi ăn tối, còn anh em tôi bắt taxi đến thăm cô chú Lương Phong. Phải đi cả tiếng đồng hồ mới tới. Bắc Kinh to khủng khiếp!

Đã có bài viết về lão đồng chí Lương Phong nhân dịp chú được mời sang TpHCM năm rồi. Là Hoa kiều ở Hàng Buồm, sinh ra ở Hà Nội, theo học trừong Trung học Trung Hoa, kháng chiến bùng nổ, đồng chí lện Việt Bắc rồi công tác ở Vụ Hoa vận của cụ Lý Ban. Từ năm 1949, đồng chí được cử đi phiên dịch cho Bác Hồ trên chiến khu Việt Bắc rồi những năm tháng công tác ở Sứ quán TQ. Có 1 điều khá thú vị, đồng chí là đảng viên Đảng CS Đông Dương trước khi là đảng viên CSTQ. Tháng 8/1969, Bác Hồ yếu lắm, TW Đảng TQ cử đồng chí cùng các bác sĩ sang chăm sóc Bác. Vừa quay về tới Bắc Kinh thì Chu Thủ tướng lại giục đồng chí bay mang thuốc quý sang gấp. Tới Nam Ninh thì nghe tin Bác đã ra đi. Đồng chí Lương Phong nay đã 75 và hôm nay đứng ta làm chủ tịệc.

Khách mời có lão đồng chí Văn Trang, đảng viên CSTQ, từ Vân Nam giạt sang VN năm 1947. Cùng vợ là Diệp Tinh công tác ở đòan cố vấn TQ và là chỗ thân tình của Bác và nhiều cán bộ lãnh đạo VN. Gia đình tôi còn lưu giữ ảnh cô chú ăn cơm với Bác ở Việt Bắc. Năm nay chú đã 85 nhưng rất minh mẫn và nhớ rất nhiều kỷ niệm xưa. Chú tặng lại chúng tôi bức chân dung cha tôi chụp năm 1949 ở Việt Bắc. Bức ảnh này rất quý vì chúng tôi không có. Bức thứ 2 được mẹ tôi tặng khi cô chú về TQ tháng 6/1959. Vậy là phải gần 50 năm, anh em tôi mới gặp lại chú. Cô đã mất vì bạo bệnh. Năm 2004, trong Hội thảo về Điện Biên Phủ tại Hà Nội và Bắc Kinh, chú là nhân chứng xác nhận: nguời đưa ra quyết sách “đánh chắc, tiến chắc” ở mặt trận Điện Biên Phủ là Võ Đại tướng. (Chứ không phải có nguồn tin định cho rằng “quyết sách ấy từ phía bạn”!).

Hai vợ chồng cựu Tổng lãnh sự TQ tại TpHCM Cao Đức Khả cũng có mặt. Chị là người có nhiều đóng góp cho việc phát triển quan hệ Trung-Việt và ủng hộ cách làm “ngọai giao nhân dân” của chúng ta. Chị vẫn khỏe và thăm hỏi nhiều bạn bè ở TpHCM.

Sau bữa tiệc đầm ấm, chúng tôi về thăm nhà cô chú Lương Phong - 1 căn hộ xinh xắn trong khu cán bộ ngọai giao không xa nhà hàng. Trên nền nhạc giao hưởng Beethovel nhẹ nhàng, chúng tôi cùng uống trà và tâm sự. Thật hiếm có lần thứ 2 như thế!

Hôm trước ở Thựơng Hải, khi ngồi trên taxi, anh Chiến có tán phét với tài xế. Chỉ là công nhân nhưng anh ta tỏ ra khá hiểu biết. Anh ta kể rằng ông Đặng có công rất lớn trong việc phát triển Pudong của Thựong Hải. Nhưng khi nhắc lại vụ 1979 với VN, anh nói dân chúng rất thắc mắc không hiểu vì lí do gì. Rồi anh ta kết luận: với lãnh đạo các quốc gia ngày nay thì “không có bạn bè vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có tình thân hữu giữa nhân dân 2 nước là vĩnh viễn!". Chúng ta là những người đang góp phần làm việc đó.


- Ảnh 1: Tượng đài liệt sĩ vô danh và Lăng Mao Trạch Đông.

- Ảnh 3: Hàng đầu từ trái qua: vợ chồng chú Lương Phong, chị Khả. Hàng sau từ phải qua: chồng chị Khả (cựu Đại sứ ở châu Phi), chú Văn Trang...

Không có nhận xét nào: