Chùa Thanh Mai được chúng tôi "phát hiện" tình cờ trong chuyến đi cùng bạn Trỗi gốc Hải Dương vào quãng năm 2004 có vợ chồng Vũ Hùng, Thanh Đường, và TL với tôi vừa đầy xe.
Tới giờ thì Chùa đã thay đổi nhiều lắm, phải vài chục tỉ Đồng như bài đã dẫn. Bây giờ không còn gì phải xây dựng nữa, trừ tam quan đang chờ mở đường mới. Khung nhà trước sân sẵn sàng lợp mái cho ngày hội cũng đã sẵn sàng.
Ngoài sân đã lại xuất hiện hai con nghê Tầu(?). Nhớ chuyện đền thờ 8 vị vua Lý cũng được người ta cung tiến đôi nghê. Năm trước đến năm sau các cụ nhà đền "đấu tranh" mãi mới dọn được nó đi. Chết tiệt cái sự cung tiến cửa Phật cửa Thánh của nhà giàu, có tiền mà thiếu tinh mẫn. Sợ là có hại.
Những bia cổ giờ đã được dựng nhà bia. Cái cú nhất là chỉ biết thấy đẹp, quý mà không đọc được. Mấy anh bạn thông thạo chữ cổ bảo biết tiếng Hán bây giờ cũng chả đọc được đâu. Chữ Nôm các cụ mỗi lò cũng có khác chứ không đơn giản. Con người VN mình văn hóa chữ đứt đoạn với tiền nhân còn vì chuyện ấy. (có cái dây điện vô duyên quá :(
"Tức cảnh sinh tình", không đói không khát nhưng ai cũng muốn ngồi nán lại hưởng cái tĩnh lặng ngày thu vắng. Cậu muctau thợ ăn chạy kiếm nắm lá sấu non, đồ ăn sáng chưa hết, can rượu sẵn sàng. Với lính thế là đủ.
Năm xưa đá lổm ngổm, lội suối, đến nỗi phải gửi Vũ Hùng lại cho mấy bà gác lối lên chùa. Bây giờ đường bê tông qua cống ngon lành sạch sẽ lên tận chùa. Ngày hội thì vẫn phải gửi xe dưới xa, những ngày vắng xe lên tận chùa cho đỡ cô quạnh :-)
Từ Thanh Mai về dự bữa nhà anh bạn lixeta, có dịp ngồi chuyện trò với mấy cậu 490 mà khi VNQ làm công trình thì các cậu ấy còn chưa nhập ngũ, 1986. (ảnh TS1)
8 nhận xét:
Có phải là Chùa hồi ấy đang sửa ,có nói về ông Pháp Loa gì đó không?
Đúng rồi, hồi ấy mới bắt đầu bằng việc làm nhà Tổ, sau (2005) mới làm chùa thờ Phật ở đằng trước.
Hồi mình lên nghe nói phu nhân Ptt PGK cung tiến mấy chăm làm nhà Tổ đấy.
@Tbk4: lại li kì nữa :-)
Tôi vẫn cứ tưởng tôi ở cùng nhà với TQ.Tâm chứ?
Đúng là gần cuối thôn Đá Cóc. Ban đầu ở cái nhà ngoài rìa thôn, trên đồi, giếng sâu hun hút.
Sau đó thì được chuyển vào bên cạnh phía trong, nhà ông Nghi có cô con gái đầu là Ngờ.
Năm trước về thăm thì ông mất rồi, cậu Ngờ đóng bè tôi theo đi vớt khoai sọ vụ lụt đã thành liệt sĩ chống Mỹ, chị Ngờ đâu như giờ ở SG, sau thời gian làm quân y dược.
Quên, cậu Ngạc, ở trên viết nhầm là Ngờ.
@HT: Ở cạnh nhà,có các ACE tên là:Chim ,Bay,Bướm,Lượn,Đậu,Cành,Hoa,Thơm,Ngátvà Cún..Tôi không nhớ tên gia chủ,nhưng nghe nói"Có Cậu em làm Trên Tỉnh-úi chao khiếp".Nhớ vào rừng Dẻ,quả nó đâm xuyên qua dày Cao cổ,buốt tận óc.Ngày ấy sau bão lụt,mấy tụi này(Có Ngô Hùng)đi ra ăn bánh cuốn,ngoài đồi,xong lại mua Dứa ăn,đến khi về nhà tôi lấy cá Thu khô,bọn mình chẳng sao nhưng LVĐ lại bị Tào Tháo đuổi,khổ cho Ngô Hùng phải cáng Đ đi cấp cứu..hỏi lại NH về ký ức đó nhỉ?
Có nghe "chim bay bướm lượn", nhưng không phải nhà tôi ở tầm mới chỉ đến "nghi ngờ" thôi :-)
Quả dẻ mà đâm xuyên giày cao cổ thì tôi cũng phục cái giống dẻ có gai ở quả bằng cái gai cây găng?
Còn chuyện lụt với dứa thì tôi là thằng phải đi mua dứa về cho trung đội liên hoan (bữa ấy không ăn bếp đại đội). Cho tiền vào hôp sữa bột đóng chặt nắp lại buộc vào vải màn ngụy trang ôm một khúc ống bương bơi sang đồi phía trong. Khi về dứa nó nổi bọc trong vải ngụy trang kéo về thôi.
Ra về còn tặng lại anh Nhiên rỗ B trưởng chỗ mì chính còn lại mà :-)
Tình cờ tìm trên mạng về thôn Đá Cóc lại thấy một dòng tin về chị Ngờ, giờ mới biết nhà ấy họ Lê.
Cám ơn Hữu Thành vẫn còn ảnh chuyến đi này, xem ảnh mọi người đi lên chùa nhớ lại cũng hơi tủi thân vì hôm đó phải ngồi ở dưới.
Cũng may là mấy bà đi lễ trên chùa xuống cho ăn lộc nên có sức để chờ cả nhà.
Vũ Hùng
Đăng nhận xét