8 ngôi mộ và nửa thế kỉ long đong
Ô.Nguyễn Ngọc Bình (Ngọc Thụy, Gia Lâm) là cháu ruột gọi đ/c Nại bằng chú, kể: Bố ông (đang ở bộ đội), khi nghe tin em trai hy sinh, đã trốn về cùng bà con chôn em và 7 đồng đội. Năm 1954, bố ông trở về, quay lại chỗ bờ sông tìm 8 phần mộ thì không thấy nữa. Bố ông và người dân Ngọc Thụy đinh ninh rằng 8 ngôi mộ, qua năm tháng, đã bị sạt lở xuống sông.
Họ không biết rằng, sau mấy năm, người dân Xuân Canh đã chuyển 8 ngôi vào phía trong vì sợ đất lở, nhưng vì không có bia nên họ không biết lai lịch của những ngôi mộ này, chỉ biết là chiến sĩ của ta. Năm 1991, khi xây nghĩa trang liệt sĩ, xã Xuân Canh đã quy tập 8 ngôi mộ liệt sĩ vô danh vào đây.
Năm 1997, 50 năm kể từ khi Đội liên lạc đặc biệt ngã xuống, cũng là năm đội được Nhà nước truy tặng danh hiệu “Tiểu đội Anh hùng lực lượng vũ trang”, các phần mộ được tìm lại một cách tình cờ. Vợ ô.Nguyễn Minh Tiến (ô.Tiến vốn người Ngọc Thụy) trong một lần về Xuân Canh đã kể về sự mất tích của 8 ngôi mộ, trong đó có phần mộ của anh trai ô.Tiến là Nguyễn Công Quảng. Người dân ở đây thấy nhiều tình tiết trùng hợp với 8 ngôi mộ vô danh mà họ đã quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ xã từ nhiều năm trước ...
Tìm lại tên cho anh
Ô.Lê Văn Hữu, cựu chiến sĩ của Trung đoàn Thủ Đô, kể: Khi còn làm công tác mặt trận ở phường, cứ tới dịp 27/7 là chúng tôi cùng người nhà 8 liệt sĩ đều qua nghĩa trang Xuân Canh thắp hương cho 8 phần mộ đó. Trên 8 phần mộ, hơn chục năm trời vẫn chỉ có tấm bia chung ghi “Đội liên lạc đặc biệt Nguyễn Ngọc Nại”. 8 ngôi nằm thành 2 hàng, im lìm, không tên tuổi.
"… Chúng tôi điện thoại cho đ/c Trương Tích Phong (B trưởng d18 eThủ Đô) nhờ liên lạc với Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác (Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý). Ông Phác đồng ý ngay, nhưng phải mất gần 2 năm sau ông mới dàn xếp để nhà ngoại cảm về được Xuân Canh”.
... Sáng 18/03/2009, ô.Phác và nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm, Nguyễn Khắc Bốn xuống, đã xác định danh phận của 8 ngôi mộ đặc biệt trong nghĩa trang xã Xuân Canh. Tiếp đó, nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng đã vẽ lại chân dung một số liệt sĩ trong đội liên lạc và người nhà thừa nhận giống người đã khuất.
Giờ đây, 8 ngôi mộ trong nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Canh, ngoài tấm bia chung ghi “Đội liên lạc đặc biệt Nguyễn Ngọc Nại” còn có bia trên 8 ngôi mộ: Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Ngọc Nại, liệt sĩ Nguyễn Công Lực, liệt sĩ Nguyễn Công Quảng, liệt sĩ Nguyễn Ngọc Cung, liệt sĩ Nguyễn Như Văn, liệt sĩ Ngô Đăng Thông, liệt sĩ Ngô Đăng Mão, liệt sĩ Nguyễn Văn Hát.
Họ, khác ngày sinh nhưng chung ngày mất, ngày 18/02/1947.
Hình: BCH trung đoàn Thủ đô 1/1947
Thứ Bảy, tháng 11 13, 2010
9 chiến sỹ khóa đuôi cho Trung đoàn Thủ đô (P2)
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Bảy, tháng 11 13, 2010
Nhãn: Lịch sử, Tin Báo chí
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
8 nhận xét:
Pác Chí Quang có công sưu tầm viết bài hay cóp trên mạng? nếu cóp trên mạng pác dẫn cái Link ni cho tụi tui đọc khỏi cóp, pết chi cho mệt rứa pác.
http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Hon-60-nam-va-8-tam-bia-mo-dac-biet/13512
Tôi không có thời gian duyệt hết các báo Việt Nam nhưng hầu như ngày nào cũng vào đọc Bạn Trỗi. Những bài anh Chí sưu tầm có chọn lọc (gọi là sưu tầm hay cóp thì cũng rứa) thường đi vào các vấn đề lịch sử, tôi rất quan tâm. Mong anh tiếp tục giúp bạn đọc báo bằng cách đó.
Các pác la lối um sùm SRTKL T3 "đạo văn" nhưng các pác không nghiêm chỉnh, có thông lệ nếu dẫn bài trên mạng phải viết rõ nguồn, các pác giề rồi lại càng phải cẩn thận chớ, không người ta bảo các pác cũng "đạo văn", tui góp ý rứa chớ các pác đừng lăn tăn nghen, cẩn thận vẫn hơn mừ.
Tờ trình.
Xin chào các bác.
Nhiều bài tui lấy trên mạng, tuy nhiên:
1/ Các bài trên mạng thường dài dòng (hạp với văn bản trên giấy chứ không hạp với văn trên blog là ngắn gọn,... ngắn gọn), và thường trong bài đó có một số câu chữ không "sáng ý" (theo thiển ý của hạ thần) nên tui có sửa chữa, cắt xén,
và vì vậy, tuy không phải là bài của tui, nhưng không thể nói là của các tác giả nớ (sửa và cắt xén của người ta mà).
2/ Trên mạng, cũng như văn bản trên giấy, về một chuyện sẽ có vài bài, và chúng (thông thường) có sự sai lệch chút ít. Do vậy tui phải kiểm tra (tự nguyện thôi) để xem cái mô đúng hơn cái mô (dĩ nhiên khiên cưỡng, suy nghĩ của một cá nhân mà),
ví dụ khi tui cọp nội dung "Việt minh suýt thua ở ĐBPhủ" (bên blog K3), tui đã phải tra hết 4,16kg sách vở (có xài cái cân của mẹ đốp) chỉ để có được 1/2 trang A4 chữ. (Tất nhiên 4,16kg nêu trên chỉ là 1 trường hợp hi hữu).
Chào thi đua quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Chết mẹ, tui lỡ viết hoa chữ "Mỹ" rồi, giặc mà, không thể viết hoa. Viết hoa là viết cho chữ Nhà nước, Chánh phủ ...
Bập bập.
"Nhà nước", "Chánh phủ" nêu trên là Nhà nước, là Chánh phủ của ta, của nước CHXHCNVN, chứ không phải nhà nước, chánh phủ của các đế quốc to mô.
Anh Chí nên ghi "theo bài tại xyz, có biên tập".
Còn nếu theo tinh thần SRTKL3 thì như thế là bình thường. Tuy nhiên cá nhân tôi không khuyến khích.
A, mà bác ND đừng phê anh Chí. Vì vụ SRTKL3 ảnh đồng ý với cách làm đó mà. La lối là người khác kìa, mà cũng không phải chỉ chuyện "đạo văn".
Chí Quang chỉ cần cho hai dấu ngoặc kép hai đầu bài, cho thêm một " theo" gì đó là được, ví dụ " theo Tiền phong" hay gì đó, như thế không thể nói như ND được. Tôi thỉnh thoảng có trích của người khác, chuyện đó thường mà, tuy nhiên cũng có lúc quên dẫn, do mình quên chứ không cố ý, chắc người ta cũng không trách.
Chào Bachai, lâu không thấy tham gia blog, có phải vì bận quá không? viết được bài nào mới gửi lên cho anh em thưởng thức nhé!
Kính các bác.
Thường tui theo từ 3 tới 5 bài nên cũng khó ghi là "theo" cái nào. Có lúc tui theo 1 cái nhưng chỉ là chỗ dựa, còn thì "theo ngu ý hạ thần". Thôi thì xem như "đọc tài liệu/báo dùm bạn".
Các bác cũng biết đấy, 3 cụ viết về 1 trận đánh nào đó (mà cả 3 cụ đều là người trong cuộc) nhưng số liệu lại lệch nhau, rứa mới phiền. Chưa kể anh nhà báo nghe cụ kể, ghi lại nên nó cứ ... thế nào ấy. Cái tụi nhà báo (trừ nhà báo Hữu Thành của tui) nghe một đằng viết một/hai nẻo. Chả nên tin hết.
Nguyện vọng của tui là cố gắng để bạn bè đỡ mất thời gian tra cứu, chứ không phải để xem mình là ông nọ bà ... nọ ("nọ" chắc là "làm lớn").
Nói chuyện bao đồng về cái tật của tui:
Hồi tui còn đi làm, bất cứ một văn bản dưới Luật nào (Nghị định, Thông tư) có liên quan tới nghiệp vụ của tui, tui đều sửa chữa, rút gọn, chả ngán ông kí văn bản là ông mô. Văn bản từ 5-29 trang tui rút còn 1-4 trang và chưa bao giờ quá 4 trang, tất nhiên với mục tiêu là không trái với "tinh thần" văn bản đó. Viết xong đưa sếp lớn của cơ quan kí ban hành, dưới tựa đề "Hướng dẫn..." (để ban hành trong nội khu thôi, chứ đưa vào nội địa, nó đánh bỏ mẹ). Đồng thời gởi 1 bản lên cơ quan TW có liên quan để ổng xem xét. Nếu ổng không phúc đáp là OK. Cái trò sửa, rút gọn của cơ quan tui thì chả thấy ông TW nào phúc đáp cả. Thế là êm trời, êm luôn cả đất (mà không êm tụi tui cũng...cho qua). Cốt là để đám doanh nghiệp nước ngoài đỡ phải dịch nhiều, đọc nhiều, vừa vất vả lại vừa sai lệch (cái tụi phiên dịch của các công ty, nó dịch cứ như phần mềm dịch tự động vậy, dịch xong, mình xem cứ như èng èng, như đấm vào tai).
Đại để vậy.
Kí thay Chủ tịch Hội đồng gia đình nhà tui. (đã kí)
Nơi nhận: 1/như trên (để xem xét), 2/Cơ quan có liên quan (để biết), 3/lưu.
Đăng nhận xét