Chiến công của “Đội liên lạc đặc biệt Nguyễn Ngọc Nại” (đúng ra là đội liên lạc của Phúc Xá, Ngọc Thụy, Gia Lâm) trong cuộc chiến không cân sức rạng sáng 18/02/1947 (hồi tưởng của ô.Nguyễn Minh Tiến – Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến khu Phúc Xá, Hà Nội) như sau:
Đêm 17/02/1947, đội đ/c Nại dẫn đường cho Trung đoàn Thủ Đô bí mật men theo dọc bờ sông Hồng, rồi sang đầu bãi Trung Hà, qua bãi Non và lội sang bãi Tứ Tổng (Tầm Xá), từ đó vượt sông Hồng qua Đông Anh. Khi phần lớn Trung đoàn Thủ Đô đã rút lui an toàn thì địch phát hiện, chúng huy động thủy lục không quân đuổi theo.
Nại giao cho 2 đ/c dẫn đường cho đơn vị cuối cùng vượt sông Hồng, còn đ/c và 8 anh em ở lại chặn địch. Nại cùng anh em vừa đánh vừa rút sang phía tây, ngược với hướng rút lui của Trung đoàn. Mắc mưu, địch đã tập trung đánh về hướng đó. Tới gần trưa thì đạn cạn kiệt, nhiều đ/c đã hy sinh. Nại, Lực vẫn chiến đấu cho đến lúc chỉ còn một quả lựu đạn thì địch ập đến định bắt sống. Chờ khi địch ập tới, Nại nổ lựu đạn làm một số tên địch chết theo.
Khi địch rút, anh em trở lại bãi Tầm Xá, tìm lại 8 đ/c đã hy sinh: Nại, Lực, Quảng, Cung, Văn, Thông, Mão, Hát. Riêng đ/c Diên bị cối địch bắn vùi lấp dưới hố chiến đấu cá nhân và bị ngất đi, địch tưởng đã chết nên bỏ đi. Lúc đó địch lùng sục gắt gao nên lễ truy điệu được tổ chức vội ngay tại chỗ. Tám người được chôn trên bờ sông tại bãi Tầm Xá (nay thuộc xã Xuân Canh, Đông Anh). Không ngôi nào có bia mộ.
Hình: xe tăng Pháp hành quân (không liên quan bài viết)
(P2: 8 ngôi mộ và nửa thế kỷ long đong)
Thứ Năm, tháng 11 11, 2010
9 chiến sỹ khóa đuôi cho Trung đoàn Thủ đô (P1)
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Năm, tháng 11 11, 2010
Nhãn: Lịch sử, Tin Báo chí
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
16 nhận xét:
Bạn Hà Chí Quang có thể cung cấp thông tin của: ô.Nguyễn Minh Tiến – Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến khu Phúc Xá, Hà Nội cho tôi được không ? vì cũng ngày đó ông ngoại của tôi khi đó là PCT UB kháng chiến quận Hoàn Kiếm, cùng rút lui theo E thủ đô, giờ ông mất lâu rồi, muốn sưu tầm thêm về ông (Đỗ Đình Thiện) cho đời sau.
Thắng k5
Ra anh Thắng k5 là cháu ngoại của ông Đỗ Đình Thiện, một người Ông rất đáng tự hào.
Tôi được biết là ông Lê Trung Toản, chính ủy Trung đoàn Thủ Đô thời thành lập, có viết một quyển hồi ký. Trong ấy chắc thế nào cũng có bóng dáng ông của anh.
Cho con khóc lên một tiến để Hương Hồn các bác biết rằng, thế hệ hôm nay được hưởng hòa bình và cuuocj sống bình yên có người vẫn nhớ đến các bác và biết ơn sâu nặng với lòng tiếc thương...
Các bác đã siêu thoát về Thế giới Người hiền hay còn lẫn quất trên đất Tầm Xá Xuân Canh? Dẫu có thế nào thì con cũng xin vái lạy nguyện cầu cho Hương Hồn các bác được an bình Bên Cõi Ấy...
Chào ông Thắng.
Tui "quen" với cụ NM.Tiến qua thư viện QG và trên phương tiện truyền tin thôi, chứ đã gặp cụ hồi nào đâu. Có lẽ ông theo phương án của Hữu Thành vậy.
Chuyện khác:
Ông có thể tham khảo Bức thư để lại giữa rừng của Vũ-Chí-Dũng, bên blog Trỗi K3. Cũng là tư liệu thời chiến tranh.
Cám ơn Hữu Thành và Chí Quang. Thực sự các bài hai bạn post lên trang Trỗi khiến mọi người đọc rất :Tâm phục khẩu phục". Hai bạn hơi bị....chuyên nghiệp đấy.
Chí Quang bảo tôi tham khảo Blog K3, đó là bản Copy rất đáng để đời của bạn, 6 lời góp thật chân thành, riêng tôi mạn phép là Nặc danh đề nghị ông gửi lại cho các bản báo để Họ tuyên truyền mạnh mẽ cho tụi 8,9X mà. Với Hữu Thành:
Ông có đọc bài "Chuyện bây giờ mới biết" là hồi ức của thầy Nguyễn Đức Lương, do Trần Kiến Quốc k5 biên soạn trong SRTKL 3, trong đó nói chuyến trở về từ nước Pháp của Bác Hồ cùng: Đại tá cận vệ Vũ Đình Huỳnh, Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Võ Quí Huân, Võ Đình Huỳnh. Khi từ Hải Phòng được ông Nguyễn Đức Thiện lái tàu đưa về Hà Nội an toàn. Chuyện rất hay, tiếc rằng " Chuyện bây giờ mới biết" chưa biết hết mọi chuyện. Vì rằng: Người làm thư ký cho Bác, nhà ngoại giao, đảm nhận nuôi quân bằng tiền riêng của mình, thậm chí lần đi Pháp đó ông còn bị thương nặng do bị nó ám sát Bác nhà mình (may không chết) Người đó là ông Đỗ Đình Thiện, tôi đọc mãi mà chả thấy tên ông đâu cả,thật chán!Thử hỏi nếu không có Ổng thì chuyến đi có chắc...An toàn không ? Mong rằng còn SRTKL 4 thì các tay biên soạn cố gắng hơn để còn... biết nhiều hơn thế.
Người làm thư ký cho Bác, nhà ngoại giao, đảm nhận nuôi quân bằng tiền riêng của mình, thậm chí lần đi Pháp đó ông còn bị thương nặng do bị nó ám sát Bác nhà mình (may không chết) Người đó là ông Đỗ Đình Thiện.
Thật đáng ngạc nhiên khi không ai ghi lại chuyện này? Liệu có nhân chứng nào còn sống?
Anh HT không chịu khó đọc SRTKL T3 để quán triệt bài viết của nhà văn Kiến Quốc nên cứ hỏi lung tung cả, chuyện lớn như vậy mà không được biết đến trong sử sách là một thiếu sót :-( đây không phải là một huyền thoại Tạ đình Đề đâu nha!
Mong rằng SRTKL.T4 sẽ được bổ sung đầy đủ( Nhưng nhớ đừng quên tên của ông NĐT)
Bảy Tàng(anh trai của Tám Tàng)
Nhân chứng sống thì... chết gần hết do tuổi cao,thí dụ như: Bác Hồ, bác Bằng, bác Duẩn, bác Đồng, Nguyễn Tạo,... còn nhân chứng lịch sử thì bạn H.Thành chỉ cần gõ: Đỗ Đình Thiện, chắc bạn đọc tư liệu cả đêm nay không hết, tin tôi đi, biết đâu phải nhờ HT chủ biên cho một bài sao cho chuẩn. Có điều là người mà bạn có thể sẽ tìm hiểu không cùng đảng ta đâu, vì Ổng là đảng viên đảng CS Pháp, không những thế, Ông còn là...nhà đại tư sản (tuy nhiên rất yêu nước và đã từng cứu nước nhiều lần)
À, tức là lịch sử có ghi nhận rồi. Chuyện về ông Đ.Đ.Thiện tôi đã đọc rải rác báo chí nhiều, nên mới nói là người Ông đáng tự hào.
Cứ tưởng chuyện này chưa được nói, đã viết thư điện tử cho Bảo tàng HCM, thiếu cái bấm chuột là thư đi :-)
Ai làm thư ký đầu tiên cho Bác Hồ ?
TV
Anh TV hỏi khó rồi. Nói về thư ký của cụ HCM thì lấy đường HCM làm ví dụ cho dễ hiểu.
Sau một thời tranh luận về câu hỏi "bắt đầu từ đâu" bây giờ người ta có vẻ như đồng ý với nhiều trả lời gắn với nhiều... phương tiện. Lội bộ thì từ năm x, tại y; cơ giới thì từ năm z, tại a; thời hiện đại thì từ năm b, tại C(ao Bằng).
Câu hỏi của bạn TV thì mình trả lời quá dễ, vì "nói có sách, mách ...có tớ" tuy nhiên mình chưa biết TV là ai, thành ra trả lời khó quá.
Thắng.
Thầy Đinh Công Bắc đã ra đi nhưng trong ký ức của tôi vẫn ghi nhớ lời thầy giao giảng nôm na ngày nào: Kẻ nào bắn súng lục vào lịch sử thì lịch sử sẽ giáng trả bằng đạn đại bác.
Vì thế làm sử, viết sách khó lắm!
TV
Anh TV định bắn vào lịch sử à? :-(
Không có ý đó thì lo gì? :-)
Đừng lo, không phải ai cũng viết được Lịch sử. Quan điểm thì nhiều nhưng Lịch sử chỉ có một và nó rất công bằng.
Nói vậy chứ cứ nhìn như Lê Long Đỉnh thì xem ra còn nhiều rắc rối, sử ghi ông ấy sa đọa đến nỗi phải nằm để thiết triều, nhưng lại cũng ghi ông rất nhiều lần cầm quân ra trận, một người ham mê tửu sắc đến độ "Ngọa triều" thì sao đủ sức cầm quân ra trận? Vậy đấy, đời sau con cháu thông minh lắm, xấu tốt, thực hư nó biết cả, nói tốt lên cũng không được mà nói xấu đi cũng không ai chấp nhận. Cứ trung thực là tốt nhất.
Lời bàn cho vui thôi, không ăn nhập gì vào câu chuyện, vì đang bức xúc với "...Đường tới thành TL"
Đấy, lại nói "chuyện ấy". Có người bảo diễn viên giỏi nhất trong vụ này là mấy ông... doanh nghiệp xyz gì đó.
Tiền, kịch bản của nhà nó; rồi đạo diễn, phim trường, đạo cụ, diễn viên của nhà nó.
Bảo là trăm tỉ làm phim, có chứng từ trả tiền ra nước ngoài không? Mà có thì nguồn ở đâu ra, kiểm toán cái xem thế nào. Chả tin bây giờ có ông nào yêu nước như mấy ông ngày xưa.
Đăng nhận xét