Thứ Ba, tháng 12 25, 2007

Nhảy dù, không phải chuyện đùa


P2. Tại sao tiếp đất bị chấn thương.

Có người hỏi tôi “anh nhảy dù để thỏa mãn niềm đam mê hay để khẳng định chính mình?”. Biết nói sao đây, “đam mê” thì rõ ràng là không, mà “khẳng định mình” thì … già rồi, “khẳng định” cái nỗi gì. Với tôi, có lẽ vì tò mò, sau do sự “quyết tâm hoàn thành kế hoạch” mà đi nhảy dù, nó làm người ta liên tưởng tới “Bài ca con chim ưng” (Goócki), chuyện về con rắn nước muốn bay lên trời chỉ vì tò mò bởi lời ca ngợi bầu trời của con chim ưng. Một ai đó nói, tuổi trung niên là khi anh bắt đầu đổi xúc động của mình thành triệu chứng. Tôi không nghĩ mình có “triệu chứng”.

Dù trắng.

Dù dành cho bộ đội dù là dù tròn màu trắng có tốc độ rơi 5 m/s, lực tiếp đất tương đương khi “nhảy giò” từ độ cao hai mét xuống đất. Tốc độ rơi này quả không ghê gớm gì nếu anh đáp xuống địa hình phẳng lì như sân bóng. Với các bãi đổ bộ thực tế, anh cần cộng thêm rủi ro của địa hình mấp mô, phức tạp, sự “phối hợp” của gió mặt đất, hoặc đơn giản chỉ vì bụi cây, ngọn cỏ che khuất mô đất, hố trũng, đá tảng – nơi mà bàn chân của anh sẽ đáp xuống. Cũng nên cộng thêm trọng lượng dù (15 kg lúc đang trong ba lô) và dù dự bị (5 kg). So với lính dù thì tụi tôi đỡ hơn vì không phải mang súng ống đạn dược, quân dụng, nước non thực phẩm, không bị nhảy dù trong tình huống thời tiết, địa hình bất lợi.

Tập tiếp đất.

Tuần tự từ bệ thấp lên bệ cao, chúng tôi nhảy từ bệ bê tông xuống bãi cát. Độ cao tập tối đa là hai mét. Yêu cầu khi chạm đất là hai mũi chân dính nhau, hai mắt cá dính nhau, hai đầu gối dính nhau, cứ tưởng tượng như hai chân bị cuốn băng keo. Sau mỗi cú nhảy, dấu hai bàn chân in trên cát phải lún đều, không có chỗ nông chỗ sâu. Khi tiếp đất, tư thế lưng, chân và cánh tay phải thẳng, hoàn toàn khác với cách nhảy thông thường của “người mặt đất”. Nếu anh đúng với động tác “tiếp đất cơ bản” thì sẽ tránh được chấn thương. Thoáng nghĩ, giá có thiết bị hỗ trợ như “Cáp trượt” (lính dù Sài gòn trước năm 1975 gọi là “dây Tử thần”), “tháp Treo-Buông dù” để tập tiếp đất thì sát thực hơn

Sau buổi tập đầu tiên, hôm sau anh nào cũng mỏi chân. Lạ thật, tụi tôi đều là dân thường xuyên thể thao, có người chơi liên tục mấy “séc” tenít không mệt, có kẻ là võ sĩ đứng tấn cả tiếng như không, nay thấy mỏi.

Tôi tập vào loại siêng. Mình có tuổi, xương già da cóc, lôi thôi vợ con mất nhờ. Được ít bữa, theo lời khuyên của giới chuyên nghiệp, tôi kẹp lá cây vào hai đầu gối và vào hai mép bàn chân, rồi nhảy từ bệ xuống. Sau cú nhảy, hai chiếc lá không rơi, dấu hai bàn chân lún đều trên cát. Tốt rồi, ai trẹo chân thì cứ việc trẹo chứ “bác” thì không rồi. Tụi nó trẻ, sơ sảy một chút cũng chỉ dăm bữa là hồi phục, chứ mình phải cả quý là ít. Sau này có anh tâm sự là bữa nhảy dù “em chỉ sơ ý một chút thôi mà cặp giò ê ê cả tháng trời”. Một người khác khẳng định “nếu bãi đổ bộ phẳng như sân bóng thì tôi vẫn sẽ nhảy dù”. Tôi lần nào tiếp đất cũng êm, chiều hôm sau vẫn ghé hồ bơi, bơi đủ “định mức”, lại được nghe dân bơi lội trương báo bình luận “tụi nhảy dù thần kinh chắc chắn có vấn đề”.

Đi tập nhảy dù chưa biết nó hay dở thế nào, nhưng giao lưu với anh em học viên (hầu hết là) những trí thức trẻ, đã đem lại cho tôi nhiều điều thú vị. Ở cộng đồng này không ai thảo luận về cây kiểng và cá chậu chim lồng, không ai trao đổi về căn bệnh. Ở đó họ coi nghỉ ngơi là lãng phí, họ tranh luận về thể thao với hi vọng được “nhanh hơn, xa hơn, mạnh hơn”. Họ hò hẹn nhau, không phải quanh bàn nhậu “thuần túy”, mà tại một chuyến du lịch ba lô lên rừng núi, qua một cuộc bơi lặn biển, sau đợt bay dù lượn, hoặc sau khi chứng minh được kết quả khả quan của việc thay vành gang bằng vành nhôm cho chiếc xe hơi của một người trong số họ. Ở đó họ chia sẻ với nhau kinh nghiệm kinh doanh, các biện pháp kiểm soát nhân viên (hoặc ngược lại, cách chống lại ông giám đốc của mình). Với tôi, chỉ thế thôi cũng đã “bõ công” đi học nhảy dù rồi.

Ảnh: Tôi chuẩn bị tiếp đất.

(Kì tới: Nếu dù móc vào nhau).

19 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nghe Chí Quang trình bày các kỹ thuật nhảy dù cũng thấy khoái, chỉ tiếc là chưa có thời gian và điều kiện để tham gia. Chí Quang thử nhảy dù khi tiếp đất "ngã theo kiểu cơ bản" như tập ngã cơ bản khi tập võ thuật hồi ở Quân chính quân khu Tả ngạn ở trên đồi xem có tốt hơn không? (nhưng nhớ là mặc nhiều áo rét vào).
TTXVH

HữuThành.Nguyễn nói...

Gớm, người ta thử cả trăm năm nay, chả đến lượt quân ta thử. Vỉa hè đừng xui ... rại.

LêThanh nói...

Bác Hà Chí Quang đi tham gia nhảy dù không " đam mê" , cũng không "khẳng định chính mình" thì còn có nguyên nhân j nữa? Hay là không trung có sức hút j mạnh hơn mặt đất? Bác phổ biến để anh em học hỏi thêm với! Còn vụ luyện tập để lên không trung cho thuần thục đến đâu rồi? Bao giờ thì bác đăng bài về việc " Hôn nhau trên không trung"? Rất mong bài đấy của bác.

TK8 nói...

Nhớ lơ mơ có đọc đâu đó Con Người có 5 Nhu Cầu Cơ Bản xếp từ thấp đến cao tạo thành THÁP NHU CẦU:
1.NCầu về Thực Phẩm
2.NC về Tiện Nghi Sinh Hoạt
3.NC được Tôn Trọng
4.NC được Yêu Thương
5.NC tự Khẳng Định mình
- Như vậy ô nào suốt đời lo Kiếm Ăn hoặc Mua Sắm không thuộc thứ bậc cao trong THÁP
- có ông Tỷ Phú nhất định Phải bay vào Vũ Trụ 1 fát mới Sướng; ô thì bán nhà để mua dụng cụ chinh fục 1 ngọn núi hoặc 1 mình vượt Đại Dương; ô Mao thì có lời thề fải bơi qua 3 con sông lớn TQ...
Rõ ràng nhữg người thuộc nhóm thứ 5 này được xếp ở Đỉnh Tháp, mặc dù tính theo thống kê thì họ là Thiểu Số, có khi bị Dư Luận coi là Viển Vông, Điên Rồ

LêThanh nói...

Theo bảng xếp hạng của ADM thì ADM ở nhóm thứ mấy? Mình fải tự biết mình là ai và năng lực mình đến đâu chứ. Tự khẳng định mình cho chính mình hay để phô trương ? cái đó tự mình đánh giá là hay nhất, còn dư luận có thể đúng có thể sai.

Phú Hòa nói...

Chí Quang này,
Cái mà mày không cho là đam mê thì đối với người khác ( chẳng hạn như bọn tao ) nghĩa là đam mê đấy vì cái món thể thao này là tự nguyện chứ đâu phải là bắt buộc ( đắt thấy mồ ).
Ở tuổi này mà tìm được ra cho mình những sở thích là điều tuyệt vời( trừ chuyện ngồi nhậu lai rai hàng giờ ). Tao hoàn toàn ủng hộ mày. Mày đã xuống nước, lên trời, OK nhưng còn đoạn xuống đất thì cứ từ từ, càng chậm càng tốt. Thời gian còn dài, không việc gì phải vội cả.

TK8 nói...

@ LT: Chán cái ô Thần Kinh không bình thường này wá...chui rúc mãi - xem ra cũng thuộc loại " Bít rùi, khổ wá, sủa mãi" - cái này đâu fải bảng xếp hạng của tui

Nặc danh nói...

Thú vị thật!Ở tuổi Chí Quang vẫn tỏa sáng tinh thần lạc quan như vẫn có trong Quang thời trai trẻ.Ý chí còn vững vàng lắm.
Hô quý Kỳ

LêThanh nói...

Lê Thanh " thần kinh không bình thường" thì ADM có bình thường không? Đọc để suy ngẫm chứ không fải là con vẹt? Mình tự đánh giá được mình ở đâu? Mình có còn "teen" hay không mà còn viết văn như vị thành niên thế?

HCQuang nói...

HThành.
Tại sao cùng 1 phông chữ, cỡ chữ mà Phần 1 lên blog thì chữ nó be bé, Phần 2 thì nó to to, sao hè? Hay blog nhà ông nó xử lí theo cảm tình cá nhân?

HQKỳ, PHòa.
Cám ơn 2 ông đã động viên. Làm 1 cái gì đó, khó khăn, phải cố, thì mình thấy vui, thấy sướng, nhưng được bạn bè biết tới và chia sẻ thì sướng hơn nữa.

HCQuang nói...

Xem tin trên báo Lao động, thấy nhà 49 Hàng chuối xây dựng sai. Giấy phép cho 10 tầng, giã xây 14 tầng.
Mấy chú cai ở Quận đang rối bời, không biết xử ra sao đành méc lên quan đầu Tỉnh.
Hồi xưa, thời nhà bác Tây thực dân kiểu cũ, chó "bậy" ra đường là chủ bị thầy đội Pulit phạt ngay, cấm cãi nhăng cãi cuội. Nay thấy nhà 49 "bậy" mà chú cai đời mới cứ như gà mắc tóc.
Tuy HThành không phải chịu "liên đới trách nhiệm" nhưng là mối "tương quan biểu lý", xin lưu tâm. Ha ha ha, ngộ piết ... xây từ bé.

HCQuang nói...

Chào NVT (NguyễnVănTuấn chứ không phải NVT đâu nhé), chủ bút TTXVH.
Ông nói cần thiết áp dụng kĩ thuật ngã cơ bản được học hồi Quân chính.
Hãy đợi đấy, phần chót của bài viết sẽ có chính sách áp dụng.
Mong rằng không một ai phải áp dụng nó trong cuộc sống.
Mô phật.

Nặc danh nói...

Hình như đoàn bay 370 gì đó mua Thằng Chí rồi, Thảo nào dề vậy mà nó vẫn cho bay, cho nhảy. Nólàm thằng Chí sung sướng, nó làm Thằng Chí tự hào, thế là vô tròng , tiếp thị không công cho nó.Bằng chứng ư?Thì đây : Lúc đầu thì Chí khoe lượn, khoe nhảy thôi,sau thì bài ngắn, sau nữa thì bái dài,sau cùng là tai liệu huấn luyện( việc này không lo lộ bí mật , vì có biết thì lấy máy bay đâu cho chúng mày bay với nhảy).Vậy là chỉ còn tác dụng chiêu dụ thôi. Khổ nỗi từ K8 đến K1 Chân hơi bị nhiều Giun đấy, thế thì nhảy với chả tàu nượn thế quái nào nhỉ.Thế ra cong tiếp thị của anh Chí là Cong quả à ,bọn 370 khôn ra phết, thứ nhất,nó chẳng mất cho Chí xu nào,vì Chí nhà ta có biết đòi đâu,thứ hai chúng ta chỉ là đối tượng gián tiếp thôi(tiếp thị cấp 2), mà mục tiêu là K9. Đây mới là lớp hậu bị trẻ trung của bantroi, đây mới là dối tượng cần chiêu dụ ,cho chúng bay,nhảy, lượn...Quả này 370 ăn quả to,chắc nó không chia co Anh Chí đâu.Nhưng nó có lại quả chút đỉnh thì nhớ đến công AE nhé.Mọi chứng cứ đã rành rành.
DS

Nặc danh nói...

Về lý thuyết tiếp đất thì HCQ đúng, nếu chiếc lá không rơi là được. Nhưng cũng có những người thực hiện theo kinh nghiệm đó của HCQ mà không được, hỏi ra mới biết hắn bị chân cong bẩm sinh, không kẹp được chiếc lá vào hai đầu gối!!!
GM.

Nặc danh nói...

Chào đ/c GM.
Ừ nhỉ, mấy anh chân vòng kiềng thì kẹp cái lá là rơi liền, khỏi cần nhảy lên nhảy xuống cho cực cái thân.
Dưng mà tôi không thấy học viên nào chân vòng kiềng cả. Có thể tụi quân y Không quân đã loại trừ ngay từ loạt đạn đầu rồi chăng.
HCQuang

Nặc danh nói...

Có "lên trời", ắt phải có "xuống đất". Anh Chí "kiêng" nên xài chữ "Tiếp đất". Thế nhưng nghe có vẻ "kỹ thuật điện" quá. Theo tôi anh nên dụng chữ "chạm đất" : nghe nó "chất đạm" (ngon) hơn: Có vẻ nhẹ nhàng hơn, khỏi sợ trật đĩa đệm!TL

Nặc danh nói...

Sự giống nhau và khác nhau giữa cái dù (parasute) và OK (condon):
- Giống nhau: Cùng "bảo vệ"
- Khác nhau: Cái dù thủng một lỗ thì chết một người, còn OK mà thủng một lỗ thì lại sinh ra một người.
GM.

Nặc danh nói...

Thực sự thì:
Dù Parachute chỉ có 1 side, dùng chung cho người từ 120kg tới 40kg, vì thế mấy anh tây nhảy dù lỗ hơn anh Việt.
Đầu tiên là do anh tây nặng hơn nên rơi nhanh hơn, tiếp đất sẽ chịu lực lớn hơn anh ta.
Khi dù bị rách (ví dụ bị đạn bắn lủng) thì anh tây cũng xuống nhanh hơn anh ta.

Nặc danh nói...

Cháu thấy chú Lê Thanh nói đúng vì khi lên blog này thấy cả giọng văn của lớp chúng cháu. Adm là người gia hay trẻ ạ?
Phương Anh