Thứ nhất, phải có nhời cảm ơn "cái ông" IT! Không có "ông" thì chúng ta xa vẫn cứ xa. (Khen thế này Tổng quản sướng?).
Cuối năm 2002, anh Kháng Chiến nhà tôi cùng bạn bè sang lại Quế Lâm, "nối" được với thầy Đỗ Kiếm Tuyên. Qua Thầy Tuyên tôi chập đuợc với chị Niệm. Mà tòan qua email chứ chưa hề biết mặt. Nhưng chỉ cần qua lá thư đầu đã trở nên gần gũi, thân thiết như biết nhau đã mấy chục năm. Lạ thật!?
Tháng 8/2003, cựu giáo viên và học sinh Truờng Thiếu nhi VN Lư Sơn, Quế Lâm kỷ niệm 50 năm thành lập tại Hà Nội. Cánh Lư Sơn, Quế Lâm thành đạt, nào là Truởng Ban Tổ chức TW Trần Đình Hoan, Bộ trưởng Chủ nhiệm VP Chính phủ Đòan Mạnh Giao, nào là Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt-Trung Vũ Cao Phan... rồi 1 lô thứ, bộ trưởng nên ban tổ chức mời cả lãnh đạo tỉnh Quảng Tây và thành phố Quế Lâm sang dự. Nhân dịp này thành phố Quế Lâm, thành phố đầu tiên, được Nhà nước ta tặng huân chương Hữu nghị. Chị Niệm mail sang có tên trong đòan. Tôi được mời ra dự (nhưng vé thì tự lo!) nên cũng xách theo máy móc, bay ra Hà Nội.
Chiều 22/8, phía VN mời cơm tại khách sạn Hòa Bình. Truớc đó, cánh Thạch Vaxuco mời nhậu "nháp" nên cũng hơi sưa. Tôi và Nam Hòa phóng xe tới nơi thì tiệc đã bắt đầu. Là em út nên được châm trước. Sau khi chào hỏi, bắt tay thì phải tìm xem trong số khách đông như thế ai là chị Niệm? Vì có biết mặt đâu nên phải "hỏi dựa". Cũng "nỉ hảo", "shinchỉ hảo ma?"...
Thấy 1 bà chị dáng hơi mập, "có vẻ" là chị Niệm, tôi liền ra chào. Bà chị giang 2 tay ôm lấy tôi vì được nghe anh Vũ Cao Phan giới thiệu: "Nó là em của Trần Kháng Chiến". Làm như quen lắm, tôi ghé tai chị hỏi bằng tiếng Việt (vì có "thõi" tiếng Hoa như bây giờ!):
- Anh có khỏe không hả chị?
- Ôi, khỏe lắm khỏe lắm. Cảm ơn em! Kiến Quốc phải không?
Nghĩ bụng biết tiếng Việt thì chắn chắn là chị Niệm rồi, tôi liền hỏi tiếp:
- Chị là Lư Mỹ Niệm?
- Ồ, không. Pú si, tôi là bác sĩ Hoa của Trường Lư Sơn, Quế Lâm.
Nghe đến đây ngượng quá, muốn chui xuống đất. Vậy ra ta ôm nhầm? May mà tiệc vui nên chả ai chú ý. Rồi chị Hoa dẫn tôi đến chị Niệm. Lúc đó mới thật sự giáp mặt. Bà chị của chúng ta hòan tòan ngược lại, người gầy gầy chứ không như chị Hoa.
Thế rồi chị em tôi càng quen, càng thân nhau.
Cuối tháng 10/2003, chúng tôi lập "đoàn tiền trạm" đi ké đòan lưu học sinh VN của Nam Hòa sang Quế Lâm. Chế sẵn con dấu vuông, tôi đã kí quyết định cử chị làm Truởng đại diện của Truờng Trỗi tại Quế Lâm với nhiệm vụ làm cầu nối giữa ta và các đầu mối bên đó. Hội hè làm như vậy có chết ai. Còn bà chị thì đã quá xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ.
Hôm rồi ăn cơm với thầy Phan, cô Lan và anh Bùi Vinh đã kể lại chuyện này. Ai cũng cười. Chị nói: "Chị vẫn còn lưu quyết định này. Nhưng thời hạn 1 năm đã hết từ lâu rồi!". "Quá dễ, chị lấy bút viết thêm con số 0 vào sau số 1 cho em!".
Lần đầu gặp chị vui như thế đó!
Thứ Năm, tháng 12 13, 2007
Lần đầu gặp chị Niệm
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Năm, tháng 12 13, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Hoan hô Võ Hạnh Phú đã lên mạng!
Ngày chị Niệm cùng đoàn Y Trung và anh Cao sang dự 40 năm của ta. Nghe tin đại diện học sinh Trường Trỗi được vào thăm Bác Giáp, chị Niệm cứ tiếc mãi. Giá như... nhưng thật ra khách trong nước tiếp kiến cụ còn khó nữa là người nước ngòai vì sức khỏe cụ ýêu hơn trước rất nhiều.
Chị Niệm thời nhỏ ở với cha mẹ ở Hà Giang, là người Việt gốc Hoa.
Chị Niệm mấy chục năm sau ở TQ, là người Hoa.
Bây giờ, khi có quy chế Miễn Thị thực cho Người VN Định cư ở Nước Ngoài, thì lại nên xem là người Hoa gốc Việt.
Vì chị có mẹ là người VN ở Hà Giang.
Chỉ được nghe nói về chị Niệm, xem hình qua Blogg này mà cảm thấy chị ấy thật gần gũi. Qua sự việc của Nam Tiến K5, lại càng cảm nhận được tình cảm tốt đẹp của chị Niệm nói riêng và của người dân Trung Quốc nói chung với chúng ta.
KQ nói đến chuyện "dấu vuông" tôi lại nhớ dến chuyện "dấu đểu" của Long "le" ở Maxcova. Sau chuyến đi Nga hồi năm 1994 về, anh giai Ngân có cười và nói với tôi rằng : " Thằng Long le nó giỏi thật. Tao đến chỗ Long le, đúng lúc có một thằng "đầu đen" đến xin Long le chứng nhận của Đại sứ quán về việc gì đấy. Thấy Long le OK rồi xách ra một cái túi trông bẩn thỉu bỏ mẹ nhưng bên trong chứa đủ các loại dấu : tròn có, vuông có, cả bầu dục nữa. Nó thấm nước bọt vào rồi đóng "cái rầm" lên tờ giấy mẫu đã in sẵn. Xong. Có cả chữ kí của ngài Đại sứ đàng hoàng." Liệu con dấu ông đóng "ủy thác" cho chị Niệm có giống vậy không?
Quang xèng.
Con dấu của ta là dấu cao su, có hình anh Trỗi trong quốc kì cùng cuốn vở trắng đang mở ra và khẩu súng AK làm cán cờ. Như huy hiệu trường do KTS Trần Hữu Nghị thiết kế mà ta vẫn đeo trên ngực.
Làm bậy kiểu ấy do học được từ chú Long "le" k8. Cơ bản là tâm không đểu thì chả sợ!!!
Ngày cánh Lư Sơn-Quế Lâm ở đó thì chị Hoa là y tá, trẻ lắm mới 19-20, suýt nữa là chị dâu của chị Niệm và anh Thắng. Còn anh Minh là con nuôi bố mẹ chị Niệm, là du kích thamgia tiễu ohỉ ở biên giới, năm 1954 thì về phiên dịch ở Trường TNVN. Nay anh sinh sống ở Hải Phòng.
Đăng nhận xét