Sáng nay con gái tôi lên Tam Đảo leo núi. Hội của nó toàn đám như nó, ham chơi chả quan tâm chuyện chồng con. Một con bé đi xe máy, khoe là cái xe nó đi từ SG ra, đến đón con nhỏ. Bọn khác đi ô tô. Hẹn nhau đến chân Tam Đảo sẽ bắt đầu leo, có người được thuê dẫn theo 1 trong 3 đường thông dụng. Tôi đã gắn vào quai ba lô của con gái máy ghi đường GPS để rồi mai kia xem leo đường nào.
Những bài ca tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống Pháp, thời của các Cụ. "Lên Đàng", "Tiếng Gọi Thanh Niên", "Làng Tôi". Nhưng cảm động nhất là khi nhà sử học DTQ nhắc lại "cách đây 68 năm, ngay tại địa điểm rất gần đây (Nhà Hát Lớn so với Viễn Đông Bác Cổ) đã diễn ra cuộc mít tinh giành chính quyền tại HN 19/8/1945. Để nhớ lại ngày tháng lịch sử của dân tộc đề nghị quý vị đứng dậy, chúng ta cùng nhau hát bài Tiến Quân Ca". Cảm động, nghẹn lời, như một hạnh phúc đến bất ngờ được kề vai trong tâm tưởng với cuộc cách mạng khi mình còn chưa ra đời.
Gặp bạn Trỗi, k1 các anh Phan Hội, Kinh Tuyến, Quyết, k8 Phan Tú Tùng, Tạ Nghĩa, k6 Tạ Chính. Đương nhiên, vì là các con của hai "đương sự Cụ". Anh Phan Hội đọc quyết định của cơ quan Đảng có thẩm quyền.
Đại diện hai gia đình nhận lời chúc mừng của Mặt Trận Tổ Quốc VN. Bên cạnh là phóng viên Kinh Tuyến đang tác nghiệp.
Tham luận tiếp theo của giới sử học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia (không biết có đúng tên), báo chí, MTTQ,... đều còn đặt một dấu hỏi "Trường TNTT" là trường gì? Vỏ xanh (trường do chính phủ Trần Trọng Kim lập) lòng có đỏ (theo Việt Minh)?
Trưởng ban LL Trường TNTT Đặng Văn Việt thổ lộ "trường thành lập được hơn một tháng thì CMT8. Thầy chưa kịp dạy, trò chưa kịp học thì tham gia khởi nghĩa. Hầu hết học trò chuyển vào các đội vũ trang CM, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp." Quả thực di sản lịch sử còn phải giải quyết này không đơn giản. Một số học viên đã là "tiền khởi nghĩa", một số khác chưa được công nhận như tướng Cao Văn Khánh, Hoàng Xuân Bình,... Ngay tính chất của Trường cũng chưa có câu trả lời của Viện NCLSĐ.
Nhân dịp này cụ ĐVV 95 tuổi đưa tới cho mọi người quyển sách mới làm xong, sử dụng cá nhân, có tên "Những Nốt Nhạc Thăng Trầm Một Cuộc Đời". Anh Quyết k1 đang xin chữ ký.
Thầy Lê Quang Long của Q.MF cũng tới dự (thứ hai từ trái sang)
Vui nhất là tan cuộc lại được giao lưu với "băng Thiền Quang", được đãi cơm hàng nhà "thị Hến" (bìa trái) sát nhà VT. Huyên thuyên các chuyện, kể cả "bàn về văn hóa" :-)
9 nhận xét:
Nhìn thấy mỗi ảnh cuối:hai năm,một tám (2518).Số đẹp phết!
Chúc mừng gia đình 2 cụ :Phan Anh và Tạ Quang Bửu!
lễ công bố quyết định công nhận Tiền Khởi Nghĩa cho hai nhà sáng lập Trường Thanh Niên Tiền Tuyến Huế 1945: Luật sư Phan Anh và Giáo sư Tạ Quang Bửu
Xem hình đại diện 2 gia đình thấy đc K1 trẻ hơn!
HMK6
Bọn trẻ bỏ đường ô tô, leo lại lên đường ô tô trên cao, mất 7h đồng hồ, từ 9h-16h. Được một phen đói khát, phải uống cả nước suối.
Thì chúng có cái thú mới là đi cho biết mệt nhọc là thế nào. Lại được ông dẫn đường cho đi "vòng thúng" thêm phần gian khổ :-)
Ủa, xem clip của VNQ dẫn thấy a.Hội là người nói lời mở đầu buổi lễ(?) và cũng là người đại diện gia đình bác Phan Anh lên nhận hoa. Ko biết có phải tôi nhìn nhầm?
HMK6
Anh Hội là thành viên BTC vai "Gia đình" Trường TNTT nói lời mở đầu (lý do của buổi lễ).
Sau đó NSH DTQ mới nói về nội dung ý nghĩa của buổi lễ: công nhận các nhà hoạt động tiền khởi nghĩa gắn liền với hiện tượng lịch sử Trường TNTT "thành lập dưới chế độ cũ với mục đích để phục vụ chế độ mới".
Mẹ, cái BTC này chẳng biết thế nào là tế nhị! Có lẽ kết luận buổi lễ phải để Tạ Chính k6 nói luôn cho tiện!
HMK6
@Hmk6: thì cũng gần như thế. Kết luận lại là a.Hội, đương nhiên rồi.
Sau đó nhà sử học DTQ cũng có nói thêm một chút nhưng nặng về vấn đề học thuật "Viện NCLSĐ cũng là một cơ quan trong ngành Sử chúng tôi. Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ để lý giải hiện tượng này..." :-)
@HT: Lạ thật, thầy Long có dễ đã trên 90 tuổi, lâu rồi không gặp, ông già nom vẫn phong độ!
Đăng nhận xét