Thứ Bảy, tháng 8 03, 2013

Phượt... thượng

Thói đời ăn thêm được cái gì mới sướng. Nói chuyến vừa rồi đi để vui chung với các anh chị k3 45 năm gặp lại thì cũng giống như nhạc sĩ Thanh Tùng tự thú "là thực ra anh đang dối em" mà bảo không phải thì "hình như đang dối mình" :-)

Bởi vậy chuyến đi vừa rồi được tôi thu xếp thêm 1 ngày cho Hội An theo cách phượt.
CQ hôm rồi hỏi "ngoài Bắc có từ phượt, mày được xem là dân phượt. Vậy phượt là thế nào?"
Về ngôn ngữ, từ phượt phát âm ra có mang cái sự "lượt thượt". Một chuyến đi chơi lượt thượt là không định trước theo một cách nào đấy. Thường chỉ là đi hay không, theo hướng nào, bằng phương tiện gì, quãng bao lâu, lên đường rồi tính. Chắc chắn không phải là du lịch theo dịch vụ (tour), cho đến phong cách sống sát với đời thường, hạnh phúc là đi chứ không phải đến.
Tình cờ chuyến VietJet vào ĐN của tôi chuyển sớm lên gần 2 tiếng đồng hồ, xuất phát 4h chiều, tôi đặt lại lịch vào Hội An sớm. 
Xuống sân bay có cậu em quân hành rước đến nhà HH.Dũng. Cậu đang đi bộ buổi chiều, vắng nhà. Tôi có hai phút để chào hỏi bà chủ nhà và nhận xe máy. 17h30 bắt đầu rời cậu em dẫn hướng ở đầu cầu Trần Thị Lý để chạy vào Hội An. Trước khi hạ cánh, tầu bay dọc bờ biển dài đã "giao thầu" cho các dự án đầu tư, cái làm cái chưa cứ rào lại cái đã.
Đó là khu vực sân bay cũ. Nó đây, bên con đường Trường Sa dài với hàng rào hun hút cả hai bên.
Bên biển là những khu nghỉ dưỡng, các khu nhà bán cả biệt thự lẫn một ít chung cư
bên kia là những doanh nghiệp khai thác và chế tác đá. Khu Ngũ Hành Sơn đã bị cấm khai thác đá để bảo vệ di tích, đá ở đây được khai thác từ nơi khác về cho đội ngũ thợ lành nghề làm.
Ra khỏi địa phận thành phố Đà Nẵng, khoảng 13km trước Hội An, lại những khung cảnh tỉnh lộ thông thường với chợ bên đường và những ngôi nhà nhỏ nhô lên một nửa cánh cửa ra vào vì mặt đường nâng cao.
Đến nhận phòng cậu em đã đặt cho ở KS Hoi An Historic ngay sát phố cổ, giật mình vì 4*. May quá hôm sau trả phòng thì "đã thanh toán" rồi :-)
Bữa tối trong hẻm nhỏ, đĩa cơm gà với một lon 333, là đủ.
Đi dạo phố cổ.
Hôm sau gặp TrC.Minh k3, nói chuyện cũng ở HA tối 30/7 mà không biết không gặp (tất nhiên), cậu cười "tôi dân ở đấy, chả xem bốt với áo làm gì, ra ngoài Cửa Đại thôi".
Sang bên kia Cầu Chùa hàng quán, khách xem và người đi dạo cũng ít hơn. Hỏi mấy cháu ở lò bánh được biết bên này thấp hơn, mùa lụt có năm nước lên cao cả hơn 3m.
Một nhà cổ điểm tham quan theo vé, chủ nhà đang đóng trước khi hết giờ "phố đi bộ". Ở đây hầu hết nhà cửa gỗ tấm đóng theo chiều đặt gỗ ngang, ít nhà đặt dọc như ngoài HN.
Sáng hôm sau đi lại phố cổ, một khu hẹp mật độ nhà cổ còn nhiều quanh một số trung tâm văn hóa nhập cư. Để cảm nhận rõ ràng về một phố cổ mà giá trị trưng bày vào buổi tối cho người ta đi dạo bên trong cái đồ chơi của mình. Sáng ra nhà đóng phố vắng.
Đã bu-phét đủ sống trong KS, không ngăn cản một bữa cháo gạo đỏ dân dã trong hẻm, với cá kho dưa. Thêm một bát không cá kho, không muối mè để cảm nhận cháo, 10kĐ, rất ngon.
Mua một tấm bản đồ du lịch Hội An, đi làng chài.
Nó đây, những chiếc ghe cá đậu ngoài nước, bên trong dọc theo đường bê tông nhỏ là những biệt thự xây sau khi sang nhượng, đất bán và một ít những ngôi nhà người dân còn lại.
Sang Lăng Ông. Thường dân chài lập miếu thờ Ông (cá voi) vì trong mưa bão sống chết họ thường được cá voi chắn sóng cho dựa thuyền đến khi hết bão về bờ. Ngày không cúng lễ, vắng lặng.
Làng gốm Thanh Hà, vé tham quan 15kĐ, không mua thì cứ đi nhưng sẽ không có quà tặng, có lẽ. Tuy nhiên đóng góp lại cho cộng đồng là điều nên làm.
Làng gốm không có vẻ sinh động như dăm bẩy năm trước, cả về hoạt động lẫn cơ hội chụp được những tấm ảnh đẹp.
Quà tặng của làng gốm Thanh Hà, tôi nhặt một tò he con lợn thổi vào đít thì kêu :-)
còn hai chiếc lọ hoa bé hơn ngón chân cái mua ủng hộ gia đình nghệ nhân gốm làm nghề từ năm 13 tuổi.
Có cảm giác rằng các làng nghề đang tồn tại chờ ngày lột xác thành làng du lịch nhưng không có "phố". Liệu có phải vì nghề của họ không còn làm ra hàng hóa mà chỉ còn là diễn?
Ở Hội An trong bất kỳ hẻm nào cũng có thể có một cửa hàng ăn nho nhỏ. Ghé ăn bát cao lầu ở một chỗ như vậy, khi đang có thực khách là một gia đình du lịch vợ chồng và hai con gái. Thành thực mà nói cao lầu không hợp với tôi. Cái mùi ám ảnh khá lâu.
Rời Hội An theo đường Cửa Đại, đi đến tận cùng tới bến đi Cù Lao Chàm. Những con tầu đôi chục chỗ trở lên sẵn sàng đưa khách ra tới đảo trong vòng 20 phút. Hỏi chuyện anh xe ôm đầu bến được biết thường mất 500kĐ cho mỗi người trên tầu đầy khách để đi một chuyến ra đảo chừng 3-4 tiếng và trở về, bao gồm trong đó một bữa ăn và phí tham quan đảo.
Chưa đến giờ khách về, xe chở các đoàn thăm đảo chờ một dãy dài.
Dọc bờ biển cửa Đại là các khu nghỉ dưỡng cao cấp, trong đó có Victorya nơi làm của con gái tôi một thời gian cũng khá dài.
Gặp lại ngã rẽ đi phố cổ, thấy các bác Tây phóng xe máy chở con đi tắm bờ biển đẹp mà lại rẻ tiền, chắc thế. Về lại đường cũ để xong phượt, chuyển sang "quân thượng".
Bản ghi đường lượt về tới KS Star 42 Loseby "hội quân"

1 nhận xét:

TK8 nói...

Bữa sau thấy 2 bác Trỗi khùng chơi con Dream còi vượt Hải Vân...vãi tè !