1. Di chuyển:
Chuyến này lần đầu đi miền Tây, chẳng biết mô tê gì nên tôi mạnh dạn đề xuất với KV, ĐN là tùy theo thời gian có chừng ấy sắp lịch sao cho không trễ chuyến bay ra là được. Phượt khứ hồi từ sân bay về lại sân bay cũng không có sao hết, buông thả hoàn toàn :-)
Máy bay VietJet của nhà chị Th.H trông rất xì tin với động cơ mầu đỏ, tính Đảng cao, nên bay có nhanh hơn các hãng khác. Nhưng chị khiêm tốn nói là nhờ xuôi gió thôi mà.
Đặc điểm của máy bay này là ghế không ngả ra được, nhưng mà cũng không đến gây khó chịu. Vì chuyến bay dài có hơn một giờ rưỡi, không đến nỗi phải duỗi lưng cho hết mệt mỏi. Máy bay không có chăn đắp cho người kém chịu lạnh. Ăn uống tất nhiên là không có trong vé. Chuyến bay giá rẻ là thế.
Cái máy thu GPS của tôi khi ngồi cạnh cửa sổ thì thu tốt. Chuyến ra định ghi đường để xem hành lang bay 2 chiều cách nhau bao xa, nhưng ngồi trong, cạnh đường đi giữa, thì chịu không thu được tín hiệu vệ tinh, nên đành thôi.
Bốn người đi xe KV là vừa, nếu đi tới hạn năm người thì sẽ không thoải mái cho chuyến dài. KV và ĐN đã đi với nhau nhiều, chuyến này thay nhau lái, nhưng xem ra việc tranh cãi về "thuật lái" của hai ông tài này chưa biết bao giờ mới dừng :-) KV lùi hơi yếu, có thể vì bị người đứng ngoài định hướng nhiều quá chăng; còn ĐN thỉnh thoảng gây giật mình vì độ dư hơi ít; kết lại chuyến đi dù thế vẫn an toàn.
Thứ phà bình dân miệt vườn này ban đầu thấy buồn cười, xe xuống phà như đút nút chai, theo cách FILO (first in - last out). Xuống lùi thì lên tiến hoặc ngược lại vì phà kín một đầu. Người lái ngồi phệt chiếu cao trên cái chuồng nút đầu phà đủ quan sát tất cả phía trước, hai tay điều khiển hai bánh xe. Một là lái, một là trục cáp nâng hạ cầu phà, tất cả chức năng điều khiển phà tập trung vào một người.
Tận dụng cụm cầu truyền động bánh xe ô tô để làm truyền động lái cho phà vườn cũng hay. Cụm truyền lái này chỉ xoay qua xoay lại cái bánh lái bên dưới thì biết đời mô mới hỏng. Có lẽ chỉ phà vườn mới xài thứ đồ tầm gần này được.
Nói lắm chuyện phà sợ là không câu được viu của mọi người. Nhưng thực sự những cái phà nghiêm trên sông lớn ở miền Tây (miền Nam nói chung) đều hay. Hay từ cấu trúc phà không lai dắt như phà cũ ngoài Bắc cho đến bến nổi đa giác gọn gàng mà một lúc vẫn có thể tiếp nhận tới 4 phà sức chứa lớn theo cách như bông hoa nở trên mặt nước.
Đi về miền sông nước thì thôi rồi là cầu. Cầu khỉ vẫn còn nhiều trong xóm nhỏ, cầu xóm dây văng bản bê tông cho xe máy xe thô sơ, cầu hiện đại do nhà nước xây mới như Mỹ Thuận, Cần Thơ,... chả phải kể nữa. Phương tiện cuối cùng khá thú vị là thứ taxi du lịch trên sông. Không ồn ào xịt khói như xuồng máy đuôi tôm, không chạy nhanh dễ gây tạt nước,... Thứ xuồng du lịch này dễ điều khiển, êm ái nhẹ nhàng, ngồi trên nó thăm thú sông nước rất dễ chịu.
8 nhận xét:
Gìa rồi nói chuyện ăn uống mới đã cái lỗ nhĩ, đi lại sông nước thế này nhớ phải tập bơi, đi oto nhớ cẩn thận không xe máy nó tông, thôi, nói chuyện có được vào nhà vườn ăn trái cây, chuyện ăn chuột cống thế nào cho nó lành.
He he, lần đầu đi Tây cụ Phan Thanh Giản về tâu Vua người ta có cái đèn treo ngược không tắt.
Thế kỷ 21 tui lần đầu đi Tây cũng cảm xúc vậy mà :)
Chuyến này bác đi sát hạch tay lái à? Lần sau KV và ĐN không cho xe đi chơi thế này nữa đâu!
@HT: Rứa mà khi ngồi xe MF lái hổng thấy đại ca "giật mình" tí nào mới hay!
@HB: Ui, không dám đâu. Đây là tập hợp ý kiến quần chúng ngồi trong xe đối với các "lãnh đạo đường lối" thôi :-)
@Q.MF: ngồi xe MF lái buồn ngủ chết đi được :-)
Bác HT không biết, hôm ra Huế ĐN chạy Mazda lịch sự và dịu hơn chứ không như đi với tụi mình.
KV.K7
@HT: Hèn chi!
@KV: Muội cũng đang théc méc lời bình của đại ca HT!
Đáng lẽ ĐN phải cho mấy ảnh đi ghe, xuồng vượt qua các bờ đê bằng tời+giá trượt; vô bè cá sát bờ sẽ thấy người ta dùng cầu xe để trộn đồ ăn cho cá trong mấy cái chảo tổ bố...đảm bảo đi cả thế giới không sợ đụng hàng. Thôi cũng may,kẻo ra HN các ảnh lại phải vô bịnh viện chỉnh lại mắt(lé).
Đăng nhận xét