Thứ Ba, tháng 11 24, 2009

Một số hiểu biết thông thường về rượu "Tây"

Góp lời với công nghệ rượi vang của TQ. Lại sắp đến mùa giáng sinh,rồi 22-12, tết nhất cũng sắp đến. Xin gửi đến các bạn một số kiến thức về rượu(Tây) mà tôi sưu tầm được. Hy vọng các bạn,dù được biếu hay đi biếu ,hay tự móc tiền túi ra trả,biết thêm rằng mình đang dùng loại gì.Tôi đã dùng cái mớ lằng nhằng này đi khoác lác khối nơi rồi đấy!Các bạn nào có thêm các hiểu biết khác xin góp ý thêm để kiến thức về họ nhà cồn của chúng ta thêm phong phú.


1.Dòng rượu Cognac (các nhãn hiệu : Bisquit Dubouche, Camus, Courvoisier, Delamain, Hennessy, Martell, Otard, Polignac-Unioop,Remi Martin, Armagnac)

-3 Stars (3 sao, tương đương với V.S): loại rượu tương đối trẻ tuổi, từ 3 đến 5 năm. Giá rẻ, được tiêu thụ nhiều.

-V.S.O.P (Very Special Old Pale): Tuổi từ 7 đến 10 năm. Màu vàng nhạt. Đắt vừa phải nên khá phổ dụng trong cả giới bình dân và quý tộc.

-Napoleon: Tuổi trên 10 năm. Napoleon không liên quan gì đến hoàng đế Napoleon của Pháp, mà chỉ mang nghĩa là "Hoàng đế của các lò rượu".

-Cordon Blue, Anniversary, Reserve Prince Hubert: tương tự Napoleon.

-Extra, Extra Veille hay Grande Reserve: loại đặc biệt hiếm quý. Tuổi từ 45 năm trở lên.

2. Dòng rượu Whisky

a. Phân loại theo loại ngũ cốc
Whisky được bán trên thị trường dưới nhiều tên khác nhau, trong đó một phần là tên loại ngũ cốc được dùng để sản xuất Whisky:
-Malt là loại Whisky được làm từ mạch nha.
-Grain là tên loại Whisky được sản xuất từ lúa mạch mà thông thường là sử dụng thiết bị chưng cất cột được gọi là "kiểu Coffey".
-Rye là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ lúa mạch đen, ít nhất là 51%.
-Bourbon là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ bắp (ít nhất là 51%) và được chưng cất với tối đa là 81 phần trăm thể tích rượu, đổ vào thùng chứa với tối đa là 63 phần trăm thể tích rượu.

b.Phân loại theo quy trình sản xuất
Mặt khác tên gọi một phần cũng thể hiện rõ quy trình sản xuất của từng loại Whisky:
-Single là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland: Single-Malt-Whisky).
-Straight cũng là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whiskey của Mỹ)
-Blend là một loại Whisky đã được pha trộn. Trong lúc sản xuất (blending) nhiều loại Whisky khác nhau từ nhiều lò nấu rượu khác nhau được pha vào với nhau. Trong một số sản phẩm có đến 70 loại Whisky khác nhau.
-Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng loại bình nấu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whiskey của Ireland).
-Pure Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng mạch nha trong các bình nấu rượu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whiskey riêng lẻ của Ireland).

c.Các tên khác
-Cask strength (độ mạnh thùng): Sau khi được trữ trong thùng người ta không cho thêm nước vào Whisky nữa để đạt đến một nồng độ rượu nhất định. Nồng độ rượu của những loại Whisky này khác nhau vì thay đổi tùy theo thời gian trữ, điều kiện môi trường, chất lượng của thùng chứa và nồng độ rượu của phần cất nguyên thủy.
-Vintage (năm sản xuất): Loại Whisky được sử dụng có nguồn gốc từ năm được ghi chú.
-Single cask (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland).
-Single barel (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Mỹ).

3. Dòng rượu vang pháp
-Trên một chai rượu vang thường có 2 chiếc nhãn: 1 chiếc nhãn rượu chính ở phía trước và một chiếc nhãn rượu phụ thường dán ở phía sau chai rượu. Mục đích của nhãn rượu là để cung cấp các thông tin chính xác cho mục đích thương mại nhưng bên cạnh đó thì một chiếc nhãn đẹp cũng sẽ thu hút được khách hang nhiều hơn. Trên nhãn rượu có những thông tin thuộc loại bắt buộc và những thông tin khác tùy theo người sản xuất. Tất cả các nhãn rượu vang lưu hành trên thị trường đều được Phòng chống hàng giả của Pháp kiểm soát chặt chẽ.

-ở châu Âu người ta xếp rượu vang thành 2 chủng loại: Les vins de table và Les vins de Qualité Produits dans des Régions Déterminées (VQPRD). Trong khi đó nước Pháp chia thành 4 chủng loại khác nhau từ thấp đến cao (hay nói một cách khác là trong mỗi chủng loại châu Âu còn có hai chủng loại nhỏ nữa) :
- Les vins de table
- Les vins de pays
- Les Vins d’Appellation d’Origine -Vins Délimités de Qualité Supérieure (AO-VDQS)
- Les Vins d’Appellation d’Origine Contrôlée (AOC)

a. Loại thứ nhất : « Vin de table » là loại rượu vang trên nhãn không có xác nhận rượu được làm ra từ một vùng đất nhất định với một loại nho xác định, cũng không có loại cây nho nào bị cấm dùng trong khi làm rượu cả, đồng thời cũng không có cả năm sản xuất.

b. Loại thứ hai: « Vin de pays » là một loại « Vin de table » mà trên nhãn rượu có ghi rõ vùng làm rượu. Loại rượu vang này có thể có năm SX nhưng nó phải tuân thủ theo rất nhiều điều kiện khắt khe mà ta sẽ nói tới khi có dịp. “Vin du pays” có nhiều gu rượu khác nhau, chia thành các loại: « des appellations régionales ; des appellations départementales ; des appellations locales ».

c. Loại thứ ba: «Vins d’Appellation d’Origine -Vins Délimités de Qualité Supérieure (AO-VDQS) » được xếp hạng từ năm 1949 bởi INAO ( Institut National des Appellations d'Origine), nó cho phép tiếp nhận các loại rượu vang có chất lượng cao mà không nhất thiết phải nằm trong hạng A.O.C. Để có thể đứng vào hàng AO-VDQS thì rượu vang làm ra phải tuân theo các quy định về vùng làm rượu, loại nho; phương pháp trồng nho, phương pháp làm rượu, sản lượng tính trên hectare, độ lên men tối thiểu của rượu. Cuối cùng là phải được nếm thử.

d.Loại thứ tư: « Vins d’Appellation d’Origine Contrôlée (AOC) » tiêu chuẩn cao nhất của rượu vang Pháp này được xác lập vào năm 1935 và đến năm 1947 thì INAO chính thức kiểm soát A.O.C. Bắt buộc phải tuân thủ theo các điều kiện vô cùng khắt khe và sau đó còn bị kiểm tra một lần nữa trước khi đưa ra bán trên thị trường. Các loại rượu vang A.O.C thật sự là đỉnh cao của nghệ thuật làm rượu của nước Pháp. Trên nhãn rượu bạn cần lưu ý phân biệt các thông tin sau đây: A.O.C, Milésime, Premier Cru, Réserve, Cuvée, Grand Vin… Tất cả các loại rượu A.O.C đều có chữ “d’Appellation Contrôlée” trừ loại nhãn của rượu Champagne.

Trên đây là các thông tin có thể thấy trên chiếc nhãn rượu chính ở phía trước, còn chiếc nhãn phụ ở phía sau lại thường là nơi nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin cho bạn cùng những lời khuyên bổ ích khi thưởng thức rượu. Một dạng quảng cáo tế nhị mà thú vị.

45 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Đọc xong bài rượu Tây của QT, tối tăm mặt mũi, say hơn uống rượu... Kim Long quê tôi. cũng là một cách tiếp thị tế nhị

AK7 nói...

Hix!Còn 1 chai Armagnac 1975,một mình nên chẳng dám nếm.

HữuThành.Nguyễn nói...

A, còn XO (Extra Old?) chưa thấy nhắc đến. Chắc chắn nó không phải loại trên 45 năm đâu nhỉ?

TQtrung nói...

HT: XO thuộc dòng Brandy.năm sản xuất hình như nó ghi trên nhãn. nếu có cứ để đấy hôm nào kiếm thêm vài ông bạn nhậu,anh em mình cùng nhau "đọc" thử ,thằng này quanh quẩn ở 39,40 độ vừa tầm lắm!

Việt Hằng nói...

Tất cả các TTcủa aQT rất bổ ích có đìều là khi các bác sài rượu thật còn nếu là rượu rởm thì ...

Nặc danh nói...

Có một "dòng" rất quan trọng và kinh điển mà giới chuyên nghiệp không thể bỏ qua, đó là dòng Votka, cũng bao gồm nhiều "chủng tộc, giai cấp". Trong dòng Votka có rượu "Đế" hay "Quốc lủi".
Rồi anh Rum "say bét say be" nữa (bài hát trong "Đảo dấu vàng").
HCQuang

4 SG nói...

Hình như theo định nghĩa của giới Ba Ngù thì Vodka ko được xem là rượu "Tây". Vì Nga là một nước Châu Âu-Á, như đ/c Bơ rê giơ nhép tự ấn định.

4 SG

4 SG nói...

Xin giới thiệu thêm vài trang. Nhơ Uttroi là đường link cho tiện

http://vietsciences.free.fr/timhieu/tramhoa/cognac-brandy.htm

http://www.maiyeuem.net/vtopic97032.html


http://forum.hanoifishing.com/showthread.php?t=11907


http://vi.wikipedia.org/wiki/Cô_nhắc

4 SG

TQtrung nói...

Thế giới rượu thì còn nhiều loại. như Vodka,Rhum , Gin ,Tequila ...vv...ngoài ra lại còn rượu của "Tây" châu Á như Sake,Sochu, So ju nữa .tuy nhiên vodka không phải chỉ riêng của anh hai ,AbsolutVodka của Thụy điển 40độ, BelvedereVodka của Ba lan chẳng hạn,tất nhiên cũng cần trang bị kiến thức chống đồ rởm nếu không cũng gay lắm.

TranKienQuoc nói...

3 sao, 5 sao = ủ men 3, 5 năm. Có đúng?

TQtrung nói...

Tôi cho rằng 3sao hay 5sao là để chỉ chất lượng của thứ rượu đó hoặc nhà sx. Rượu sản xuất ra rồi càng để lâu càng quí và nó thể hiện bằng năm sx ghi trên nhãn , thời gian ủ men có lẽ chỉ là bí quyết riêng của từng nhà sx mà không liên quan đến sao, tôi có nghe nói đến 3 sao, còn 5sao chắc xuất xứ từ Chợ lớn ,các vị ấy tùy tiện gắn đủ sao cho hàng của mình.

Nhat Trung nói...

Các loại rượu loại nào cần phải xem hạn sử dụng?Hồi còn làm họ cho nhiều loại lắm, nhất là "dôn đỏ,vàng", hiện nay "kho thóc Nhật" vẫn còn một số chưa biết sử dụng.Còn 1 chai SAKE của Nhật loại 2l trong đó có vẩy mầu vàng(chắc là Au thật)chưa biết uống thế nào cho chuẩn ai biết chỉ dùm.Ko ngờ BT hơi sành điêu về rượu.Cảm ơn QT đã có bài!

Minh Thu Le nói...

NT ơi:Đây cũng còn 1chai SAKE 2lít đấy,giống nhau thế,kho thóc này cũng còn nhiều quá.Các loại Anh,Pháp,Đức,Nhật,TQ,nhưng nhiều nhất vẫn là VN đủ các loại rượu ngâm,mà hạn sử dụng là vô cùng.Loại đó mà nhậu với tôm Hùm chạy lụt hôm rồi hết ý NT hè,nhưng cũng phải cảnh giác vì cũa tây là dể dổm lắm...

TQtrung nói...

Các bạn phân vân về rượu giả rất đúng, dưới đây là một số cách để nhận biết đồ dởm, tuy nhiên là công nghệ làm dởm ngày càng cao, phải thật tinh mới được.
-Có thể phân biệt bằng cách nhìn vào tem của bộ CA dán trên nắp chai! Tem của CA là tem bở giống tem BH của các cửa hàng vi tính! Còn tem giả chỉ là giấy bóng in bình thường, nên có thể bóc tòan bộ tem ra dể dàng mà ko bị rách! Hình ảnh trên nắp chai thường kéo lụa nên ko sắc sảo bằng nắp thật, nhìn chai đựng rượu bạn sẽ thấy có bọt khí vì chai được đúc thủ công! Tem cũng không sắc sảo bằng tem thật!
-Nhìn vào seal trên chai!
Vì nắp chai đã được gỡ tòan bộ bằng một dụng cụ dẹp và mỏng, với dụng cụ này ta có thể lấy tòan bộ nắp chai Jonny Walker một cách dể dàng mà ko làm rách tem, cũng như phải phá seal nhưng vẫn có rượu uống! Nắp chai này do những anh chàng bartender tuồn ra ngòai! Tất nhiên cái chai và hộp cũng được tận thu và bán chung với bộ nắp ! Vì bị nạy ra nên trên viền cuối cùng sẽ có vết rạn, do đó dù đã đóng lại bằng máy thì những vết rạn đó cũng sẽ ko biến mất
-Nhìn vào bọt khí nổi lên trong chai!
Lật đít chai lên và bắt đầu nhìn bọt khí! Rượu thật thì bọt khí rất mịn và đều, các bọt khí di chuyển chậm và không theo phương thẳng đứng mà nó tỏa ra rồi mới lưng lững bay lên, nhìn trên phía trên sẽ thấy những bọt khí lớn hơn một chút bám vào chai! Trong khi đó rượu giả bọt khí to , có xu hướng bay lên theo chiều thẳng với tốc độ nhanh!Nhưng tốt nhất vẫn là nếm thử một hai cốc Liên xô là biết ngay!!!
- NT khỏi lo về thời hạn sử dụng, nếu còn nguyên thì vô tư, chôn xuống đất càng tốt, nhưng nếu đã khui ra thì kiếm thêm tôm hùm mà từ từ đi cho hết.Sa kê uống chuẩn nhất là mời một em mặc kimono,cầm đàn tỳ bà , đi guốc gỗ, vừa gẩy vừa nhấm nháp, nhớ uống hết cặn không phí nhé! 8-)

Phú Hòa nói...

Tt có vẻ sành sỏi về các loại rượu nhỉ? Ở đây tôi chỉ muốn bổ xung về rượu vang thôi. Ngoài những vấn đề mà Tt đã nêu ra thì ượi vang còn được chia làm 3 loại sau :
-Vang đỏ
-Vang trắng
-Vang hồng
mỗi loại rượu vang được sử dụng ( xài ) cho các loại thức ăn khác nhau nếu người uống là dân sành điệu.
Ngoài ra rượu vang còn được chia làm 3 loại :
- Vang ngọt
- Vang chát ( air - dry )
- Vang nửa chát nửa ngọt ( semi - dry )-( dịch nôm na theo tiếng Việt ).
Không phải bất kỳ loại rựou vang nào cũng để lâu được và cũng không phải bất kỳ loại rượu vang nào càng để lâu càng có giá trị. Ngoài đặc tính riêng biệt của vùng đất trồng nho thì rượu vang còn chịu ảnh hưởng của chất lượng nho trong từng vụ mà cụ thể là thời tiết, lượng nước mưa trong thời điểm nho ra quả và phát triển. Có những chai rượu vang 0,75L sản xuất năm, 2005 là năm nho có chất lượng cao khi sản xuất thành rượu nho được gọi là archive mà giá thành của nó lên đến vài trăm, thậm chí vài nghìn USD trong khi đó có nhũng chai rượu vang sản xuất từ năm 1963 chỉ trị giá quanh quẩn vài chục USD. Loại rượu nho nổi tiếng nhất trên thế giới là Cabernet Sauvignon của Pháp ( ngọt hoặc chat, đỏ hoặc trắng ). Ăn cá biển thì dân sành điệu thường uống vang trắng còn khi ăn thịt các loại thú, nhất là thú rừng thì uống vang đỏ. Uống rượu vang mà anh em mình cứ quen 1,2,3 dzô thì chắc chỉ trong chốc lát là toi.

HữuThành.Nguyễn nói...

Anh QT đưa ra tiêu chuẩn giả của chai có bọt thì em xin thua luôn. Anh tham khảo phải tài liệu giữa thế kỷ trước rồi.
Bây giờ xin các anh giải thích giùm vấn đề công nghệ. Chả là nghe có người nói rượu vang bị làm giả bằng cách chọc hai cái kim tiêm qua nút bấc để hút ra rồi bơm hàng giả vào. Tôi lấy mấy chai rượu ra soi kĩ. Quả thật trên nắp kẽm (nhôm, nhựa,...) thấy có chai hai lỗ, chai ba lỗ. Tức mình mở nắp đổ xuống cống hai chai. Lấy tiếp mấy chai khác ra, chưng hửng. Chai nào cũng vậy, không dám đổ tiếp. Chả nhẽ giả toàn phần?
Các anh giải thích xem, vô lý mà chai nào cũng có lỗ, kể cả vào siêu thị săm soi. Chắc có lẽ nó có công nghệ mới, đóng chai rồi rút không khí ra bớm khí trơ vào à?

Nhat Trung nói...

Blog quá hay,qua đây hiểu thêm rất nhiều-chứng tỏ BT rất "yêu" R(Theo số lượng lời góp).A ĐC ưi!SAKE có vàng ở trong uống có sao ko?Hổm rày Au lên ngại quá(gần 30tr một cây rùi).Hay để trên 30tr uống luôn cho có lời.Kho thóc của a ĐC cũng"hoành tá tràng" phết.Sắp tới có cuộc thi chai rượu nào được quay vòng nhiều nhất a có thi ko?Chắc a được giải k.khích(vì vụ Hang Dơi đâu có R).Đùa tý cho vui,thông cổm.

HữuThành.Nguyễn nói...

Chai Sake của anh NT nên dùng khi bà thị xã làm mặt giận. Uống một cốc bự con người mình lên giá mấy triệu nữa đấy! He he...

tranbachai nói...

Mấy hôm bận không đi chợ, đi lại thấy hãi quá. Đề tài này chắc phải đăng làm nhiều kỳ.

Dũng Sô nói...

Mại dô !mại dô! ai cần giáo trình rượu vang thì tới gặp bọ. Rất chi tiết dễ hiểu.Giá tại Mỹ quốc là >100usd. Nhưng không có đâu,hiện chỗ tôi có 01 quyển mà tay giám đốc đang giữ. Tôi photo ta nhiều bộ , song bây giờ cạn rồi...
Sách giới thiệu lịch sử RV thế giới, cách SX,bảo quản,trồng nho...Cách dùng với thức ăn đi kèm. Rất thú vị ,VN sáng tác ra kiểu uống RV không giống ai.
Các cường quốc RV đều có mặt, chỉ thiếu có RV Đà Lạt và RV Ba Mọi của VN...Ái chà chà...

NhatTrung nói...

DS để cho NT 1 bộ nhé đang cần nghiên cứu về các loại R.Dự định bán R trên mạng và mời R qua blog.DS nhớ nhé ưu tiên đồng hương trước,BT sau.

TQtrung nói...

Ls của rượi ngang ngửa lịch sử loài người , nói thế để biết nó có chiều sâu kiến thức như thế nào ,hũ chìm như Ba thằng lính ngự lâm cũng không thể nói là mình biết đủ, vì vậy mới cần góp hiểu biết và trí tuệ để anh em mình có thêm nhiều kiến thức,dù là nhặt được ở đâu cũng là tốt, có kiến thức hàn lâm, cũng có cả kiến thức sách vở lại có kiến thức cuả mấy em bartender. vô cùng lắm, chẳng biết đâu mà lần,
Dũng Sô làm hiệp sỹ CNTT tý đi, đem quyển đó foto rồi gửi dần lên cho anh em có tài liệu tham khảo, khoe chay kiểu ấy mắc thèm quá!

Nặc danh nói...

Ai thêm chương cocktail và bia nữa đi. Em cũng quan tâm đề tài này lắm. Chúc các bác thưởng thức rượu và say, nhưng không say bởi rượu...
EGK9

4 SG nói...

Các pác à! Theo như nghe lỏm từ mấy thằng bạn Ba Tàu CL (khi chúng mặt đỏ như Quan Công), thì trừ một số loại rượu Tây nhập thẳng từ Phú lang sa (đ/v Cognac), từ Bri tên (đ/v Brandy,Whisky)..., còn lại nhập từ Asean, đều là rượu dỏm hết theo cái nghĩa đã bị luộc nồng độ rượu gốc.
Đại thể ngay từ xuất xứ nước xuất khẩu thì rượu Tây đã bị rút 20% nước cốt rượu (tùy theo giá CIF thỏa thuận và mức độ hot của loại rươu trên bàn nhậu). Cồn thực phẩm, hương liêu và H2O sẽ thay thế phần hao hụt đó!
Tiếp tực về đến VN, thì các chú 3 Tàu CL sẽ làm nốt cái công việc mà pác TQ phải chùn tay.

Chiện nhỏ như con thỏ!!

Thành thử uống rượu Tây sec ở VN thì cầm chắc 90% là uống rượu consomation. Đừng buồn!

4 SG

Dũng Sô nói...

Tt ơi! chẳng giám làm hiệp sĩ CNTT đâu vì chả biết mần.DS hiện chỉ còn một bản cóp pi,chỉ có thể nhân bản được thui. Có ý định chép lên bằng hình nhưng nỏ biết ra răng.Thôi thì sẽ cố chọn vài mục hay hay chép lên cho ACE xem tạm vậy. TL này của chính TG tặng xếp của mình,hơi bị nhiều những hơn 215 trang khổ A4.

TQtrung nói...

Có cái site về cocktail nhưng nó chưa hoàn chỉnh, EGK9 có thể tham khảo cách pha chế một số loại cocktail sau (tôi sưu tầm nhưng chưa thử đâu đấy nhé)
Cách pha chế rượu Cocktail
-Dụng cụ: Dụng cụ lắc rượu, máy bào đá, máy ép trái cây, que khuấy, ống hút... Ly thuỷ tinh: Cần đủ loại và đủ số lượng, nên chuẩn bị cho mỗi người 2 ly.
-Chuẩn bị
Đồ uống có rượu mạnh và rượu nho có thể chuẩn bị trước nhưng đồ uống có nước trái cây và đường thì nên pha chế ngay, để lâu dễ bị biến chất.
-Nguyên liệu
Nước trái cây các loại Hoa quả trang trí: Chanh, quýt, cam thái lát đều Vỏ trái cây: Chọn loại có màu, cắt vòng tròn hình xoắn vít. Trái cây: Cắt thành lát, miếng, dùng khăn ẩm hoặc giấy giữ tươi bọc lại, rồi cho vào tủ lạnh. Đá lạnh xay nhuyễn Đường: Nên chế thành xi-rô, cứ 1 thìa đường, một thìa nước, đun nhỏ lửa cho tan hết rồi cho vào bình, bảo quản trong tủ lạnh.
Chi Chi
Cho 45ml rượu trắng, 30ml bơ dừa, 120ml nước dừa không đường. Khuấy trộn với 2 muôi đá vụn trong ly thuỷ tinh lớn. Điểm thêm lát dừa, 1 vỏ quýt và trái nho chín trên miệng ly.
Black Magic
2 trái nho ép lấy nước, 6 giọt rượu Napoléon hương quýt, rượu nho. Cho nước nho và rượu Napoléon vào ly, bên trên rót rượu nho, điểm 2 trái nho chín, một thả trong cốc, một ở thành ly.
Liberty
2/3 ly rượu táo, 1/3 ly rum trắng, 3 giọt xi-rô đường chưng sẵn. Khuấy đều, rồi rót vào ly.
Buck's Fizz
Cho nước quýt và 1/3 ly cocktail đầy đá, rót rượu sâm-panh lạnh lên trên. Điểm một lát cam hoặc quýt lên miệng ly.
Sangari
1/4 ly đường, 1 ly nước, 1 trái quýt cắt lát mỏng, 1 quả chanh thái lát mỏng, 1 quả cam chua thái lát mỏng, 1 chai rượu nho, 180ml sôđa. Cho đường vào bình chứa, hoà tan với nước, cho thêm trái cây và rượu nho, đá. Khuấy đều cho đến khi thật lạnh, thêm sôđa và trái cây vào ly rượu. Rót ra từng ly và điểm thêm lát quả tươi trang trí.
Bloodshot
30ml rượu trắng, 60ml nước canh thịt bò hoặc nước thịt hầm, 60ml nước cà chua, 3 giọt chanh vắt, 6 giọt tương ớt, một chút muối. Lắc kỹ hỗn hợp trên, đem lọc và rót vào ly.
Brandy Gump
1/2 ly rượu mạnh, 1/2 ly nước chanh, 6 giọt nước táo ép. Lắc đều rót ra ly. Điểm thêm vỏ chanh xoắn lên miệng ly cho đẹp.

Phú Hòa nói...

@Tt, NT : từ lâu rồi, khi bắt đầu tập tọe uống rượu vang thì tôi đã sưu tầm những tạp chí viết về loại rượu này cùng với cách sử dụng cho từng loại rượu, hay lắm Rất tiếc đó làd những tạp chí tiếng Séc. Tôi sẽ cố gắng tìm những tạp chí tiếng Anh rồi mang theo về nước để anh em mình có khả năng copy.
@EGK.9 : Trời đất, Bỉ cũng là sứ sở của rượu vang và các loại cocktail thì các cửa hàng sách thiếu gì hả em?

4 SG nói...

Pac PH nói đúng! Vã lại, sách về Cocktail ở VN cũng quá nhiều rồi.
Riêng tôi thấy coctail có 2 khuynh hướng: khuynh hướng chính là pha trộn và trang trí cho bắt mắt. Khuynh hướng kia chú ý tới tác dụng của công thức pha trộn, sao cho sướng miệng và lâng lâng.
nhờ các blogger cho ý kiến!

4 SG

HữuThành.Nguyễn nói...

Ôi giời! Mỗi một nguồn DS đã hơn 200 trang A4, các ông định từ giờ trở đi chỉ đọc về Vang à?

Phú Hòa nói...

@4 SG : chỉ nói đúng. Một cách gọi là sành điệu, dành cho các bà, các cô còn các thứ hai gọi là " sành miệng ".

Phú Hòa nói...

H.T cần đọc để hiểu vì đã đổ phí mấy chai rượu vang xịn xuống cống rồi. Tiếc quá.

HữuThành.Nguyễn nói...

Cách thứ ba gọi là "miệng sành", uống cái chi chi cũng không sướng bằng rượu trắng.

TQtrung nói...

4SG chỉ được cái hay chia chác, coctail bản chất là một loại đồ uống tạppílù,nghệ thuật ở chỗ người pha biết kết hợp các thành phần lại với nhau sao cho thơm ngon và hợp khẩu vị, càng lạ càng tốt,còn trình bày thì tùy loại mà cho thêm vào cho bắt mắt,thu hút khách hàng, nếu chia thì nên chia theo kiểu loại có cồn, loaị không có cồn hoặc loại đồ uống ngọt, loại đồ uống mặn vv ..thì hợp lý hơn.
ở VN ta hình như tôi thấy có xu hướng xài rượu mạnh nhiều hơn trong các buổi ăn nhậu, vang chỉ được dùng trong gia đình hay họp mặt giao tế. không biết các anh có thấy vậy không.

VNQ nói...

Các bác cứ "Kốc tai, Kốc mũi" j! cứ "miệng sành" vodka là em thấy hay.

Phú Hòa nói...

@Tt : ở VN mình thường xài rượu mạnh ( chủ yếu là cuốc lủi hay vodka nhân nhân ) thì cũng dễ hiểu thôi vì nguồn rượu chủ yếu từ trước đến giờ vẫn là từ gạo. Rượu vang chưa thâm nhập được vào sở thích của dân mình nên ít người xài. Các loại rượu mầu đắt tiền ( mà uống không ra gì, dễ đau đầu ) thì hay được dùng trong các nhà hàng sang trọng cũng chỉ do có cái tiền lệ hối lộ, đút lót, ... gây ra mà thôi. Ở VN mà ông mời ( biếu )đối tác hoặc cấp trên mà đưa rượu trắng thì có đến mùa quít năm 3000 mới được việc, tất nhiên ngoài khoản rượu thì ông còn phải có phong bì đi kèm.

TQtrung nói...

PH chưa biết hết sự phong phú của các hình thức hối lộ,cũng có biếu rượu đấy nhưng không thời sự nữa rồi, hối lộ bây giờ chỉ là một dãy số 123xxx nào đó ,cái code đó rất nhẹ nhàng, tay rât sạch,lương tâm không bao giờ cán rứt.
riêng về rượu ta chắc phải có một bài thật dài,tuy nhiên là dân đen thấp cổ bé họng vẫn phải xài cho qua ngày đoạn tháng, họ tìm chút lãng quên trong ba cái thứ độc hại đó, chỉ khổ các bà vợ.Về rượu vang thì cũng không phải là ít dùng đâu PH, tầng lớp trung lưu VN bây giờ xài khá nhiều ,toàn thứ đắt tiền đấy .

HữuThành.Nguyễn nói...

Sành điệu bây giờ là phải uống vang mà chai đặt trong cái lỗ của khúc đá cây cắt ngang.

Phú Hòa nói...

Phái minh của H.T hay đấy nhưng ong lưu ý hộ tôi mọt điều là nhiệt độ của rượu vang đỏ phải tưong ứng với nhiệt độ trong phòng ( cca. 14-16°C ). Nếu đặt chai trong kúc đá cây cắt ngang thì chỉ ngồi nhâm nhi trong hầm lạnh ( nhà máy thịt hoặc nơi thổi kèn tò te tí te thôi ), hì hì.

HữuThành.Nguyễn nói...

Các ông cứ đọc cứ cãi đi.
Đọc mãi mà không giả lời tôi vụ chọc kim vào thóp chai vang thì công đọc của các ông cũng bằng đổ xuống cống.

TQtrung nói...

Mấy chai vang của HT có cái vết đó chưa chắc là do bị rút lõi, có thể đó là vết để lại do quá trình sản xuất công nghiệp. Tôi nghe nói các đối tượng làm rượu giả thường rút rượu thật trong chai ra, đóng rượu giả vào, theo tỷ lệ 100% rượu giả, hoặc 50% rượu thật, 50% rượu giả. Các đối tượng làm rượu giả thường sử dụng một mũi khoan có gắn kim cương, đường kính chỉ lớn hơn sợi tóc một chút, khoan ở dưới đáy chai. Đáy chai rượu là nơi nhà sản xuất thường in nổi dòng chữ hoặc biển số thời điểm đóng chai. Mũi khoan thường được đưa vào chính giữa hình tam giác của chữ A hoặc chính giữa của chữ O. Sau khi rút hết rượu thật, bơm rượu giả vào, lỗ khoan sẽ được bít kín bằng một giọt keo épexy. Loại keo này khi khô có màu trắng trong, giống màu thuỷ tinh nên rất khó phát hiện.không biết có đúng không.

Phú Hòa nói...

H.T nên kiểm tra lại xem nếu 3 cái lỗ nhỏ trên nút chai ( chủ yếu ở phần giấy bạc bọc phần nút ) có xuyên thủng thân nút hay không. Tôi chắc là không mà đó chỉ là dấu chấm trên nút nảy sinh ra trong quá trình đóng nút, bọc nút trên dây truyền tự động để giữ nút không bị xoay mà thôi.

AK7 nói...

Ọc!Kiến thức của các Đại ca phong phú thiệt.Nhưng sao k thấy Đại ca nào còm rủ nhau đi uốn hè!

Nặc danh nói...

Chuyện rượu rôm rả thật đấy, chả cần rượu vào mà lời vẫn ra.
HCQuang

4 SG nói...

Pác HCQ nhầm! Nhầm to!!!

Các pố nốc như hủ chìm rồi mới còm men! Có điều lap top chư tải được mùi nên pác tư là ko uống!!

Ha ha ha...

4 SG

Nặc danh nói...

Vui nhỉ?
"Rựơu ta nấu chúng kêu rựơu lậu
Muối ta làm chúng bảo muối gian".
Câu này trước cách mạng được dùng kích động dân nghèo vùng lên đánh Tây.
Nay, điều này được hiểu như là tinh thần yêu nước, bảo vệ hàng nội theo đúng chủ trương của đợt vận động "người VN dùng hàng VN". Bởi vậy tôi nhắc các bác chớ có mắc mưu thâm độc của mấy thằng TB, Đế quốc, uống rượu của chúng dễ "say" lắm. Ta cứ đế ta mần.
TM