Thứ Năm, tháng 11 05, 2009

Bài sắp đăng: Lãng mạn công nghệ thông tin

Tối nay bài dưới đây của tôi đang được lên trang để in trên bản giấy sẽ phát hành vào ngày 9/11 Thứ Hai tuần sau. Có điều thường những thứ tôi viết rất ít người đọc, vì nó trong một tạp chí của Hội Tin học VN, Tin học và Đời sống. Thứ ấn phẩm trang trí cho một tổ chức xã hội nhiều hơn là đi vào xã hội. Tủi thân quá, đành bon chen đăng nó lên đây hi vọng mọi người thủng ra tôi cũng biết viết. Nếu không ai nhớ bài của tôi thì ấy là tại mọi người không biết hiểu vậy.
Chỉ xin một điều, đừng coi việc tôi đăng lên đây là vì bức xúc. Tôi không muốn truyền thứ cảm hứng xã hội ấy vào đây làm hỏng cái góc nhỏ thanh bình này của chúng ta. Nếu có bức xúc, là nó lang thang đâu đó trên sạp, trên tay người đọc ngoài xã hội. Dù ít nhưng thế nào cũng có người đọc.
Xin nói thêm, bài được dùng ở trang đầu của phần nội dung, mục Cùng suy ngẫm. Bởi thế nó không thể dài quá 1 trang, không thể cụ thể quá để ngoại đạo có thể hiểu. Bởi thế mới gọi là bon chen lấy chữ làm đầu. Anh em nào có ủng hộ thì... ném đá. Viết ra ai cũng cho là đúng thì chán ngắt.
Dưới đây là bài đã nêu:


“Hội Tin học Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến rộng rãi cho Đề án như một nội dung chính trong Hội thảo Hợp tác – Phát triển ứng dụng CNTT-TT Việt Nam... tổ chức tại Tp Bắc Ninh từ 27-28/11/2009” là những lời tâm huyết và trách nhiệm của Hội Tin học VN gửi lên Bộ trưởng Bộ TTTT đối với Đề án “Tăng tốc sớm đưa VN trở thành quốc gia mạnh về CNTT”
Chợt nhớ với Đề án này, ở một mức cao hơn, Bộ trưởng cũng tâm huyết trước cơ hội đổi ngôi dân tộc trong thứ hạng thế giới; Bộ trưởng cũng trách nhiệm lắng nghe mọi lời góp ý để cố gắng trong tháng 11 có thể trình Đề án trước Thủ tướng CP. Thách thức nhiều nhưng cơ hội lớn nên không thể cầu toàn, vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp, là nhận thức được từ lời kết luận của Bộ trưởng.
Chợt nhớ trong một hội thảo gần đây về nền kinh tế tri thức người ta nói ở đó “chỉ có thể biết chắc rằng không có gì là chắc chắn cả”.
Bỗng có cảm giác rằng những lời đóng góp từ Hội thảo sẽ giống những người khách muộn trước con tàu đã rời ga hay chí ít là cửa tầu đã đóng. Ở trên con tầu đó là những hành khách của nền kinh tế tri thức, không chắc chắn chuyến đi trước mắt sẽ đến đâu.
Sự không chắc chắn mà ngày 30/10/2009 mới đây ba Hội xã hội nghề nghiệp gồm Hội Tin học VN, Hội Tin học Tp HCM và Hiệp Hội DN Phần mềm VN đã có dịp trình bày với Bộ trưởng toàn những thứ đáng lo của thời “kinh tế tiền tri thức”. Đó là phương pháp luận chưa rõ ràng với những khái niệm thế nào là “nước mạnh về CNTT”, đánh giá theo tiêu chuẩn nào,... đó là có hay không đầu ra của cái “mạnh” dù là sản xuất hay ứng dụng CNTT; đó là mục tiêu xa mà tầm nhìn gần;... đó là tỷ trọng đầu tư cho nguồn nhân lực quá nhỏ,... Sự khác biệt giữa Dự thảo Đề án và những lời góp chắc khó mà lấp đầy trong một khoảng thời gian quá ngắn.
Mà cũng không thể lấp đầy một dự án khởi đầu từ ý tưởng tháng 3/2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phải trở thành cường quốc về Công nghệ thông tin để rồi Bộ TTTT sau 8 tháng thiết kế thành Đề án với dự toán lên tới hơn 140 nghìn tỉ Đồng. Không thể lấp đầy khoảng cách giữa một bản Đề án được cất kỹ mà những tổ chức xã hội nghề nghiệp chỉ nhìn thấy cái bóng tóm tắt của nó từ những nguồn tin bán công khai. Biết đâu là đầy!
Chợt nhớ gần đây một người làm CNTT “lão thành” đã than kèm chút hài hước bất an trong chốn riêng tư “càng ngày tôi càng thấy ICT đang có tội với VN vì có thể tiêu tiền nhiều quá sức tưởng tượng. Thoải mái vẽ, có lẽ nên đưa ra chức danh hoạ sĩ tin học, gọi tắt là hoạ tin sĩ”.
Có phải giới làm nghề chúng ta quá cẩn trọng, quá cầu toàn, quá trách nhiệm trước một chuyến đi không biết thế nào là chắc chắn của thời đại mới. Tại sao chúng ta không có được một chút tinh thần của những người giành lại đất nước thủa Tháng Tám lập nên Dân chủ Cộng hòa. Những người đó trong lao tù gian khổ vẫn lãng mạn cách mạng mơ về ruộng đất cho dân cày. Tại sao không thể lãng mạn CNTT, mơ về một Đề án...

18 nhận xét:

TQtrung nói...

Đọc qua bài viết của HT, Trong đầu tôi bỗng vang lên khúc hát:" quê hương là chùm khế ngọt , cho con trèo hái mỗi ngày..." dân gian thường ngâm nga bản phóng tác một cách chua xót cho cách mà một bộ phận người Việt đang làm,dân đen chúng tôi không biết ở tầm cao đến vậy họ làm gì và nghĩ gì, lại chợt nghĩ đến chuyện dân gian "thầy bói xem voi". lại nghĩ tiếp đến biển đảo. 140 ngàn tỷ đồng, đó là số tiền có thể mua được một phi đội SU30MK2 trang bị cho Hải quân bảo vệ Trường sa, và những thứ khác nữa cần kíp hơn cho một đề án của mấy ông thầy dùi đểu,ôi! "voi đú ,chuột chù cũng nhảy cỡn" con voi Ấn Độ nó nhảy cỡi là có lí của nó đấy !

Nặc danh nói...

Có lẽ vì là người ngoại đạo nên xem bài của aHT thấy lùng bùng lỗ tai.
Tuy vậy với mơ ước “Việt Nam phải trở thành cường quốc về Công nghệ thông tin” thì cũng cần phải cân nhắc. VN mình đã có kinh nghiệm "xương máu" với ngành công nghiệp Điện tử và công nghiệp Ô tô (có thể 1 số người nói : chưa tới, nhưng chắc cũng sắp tới).
Với xu thế hội nhập, mở cửa, ko ai có thể tiến lên 1 mình, nhất là mình đang đi sau thì làm sao "chen hàng". Chỉ có cách duy nhất là hợp tác cùng phát triển. Và đương nhiên trong thời gian đầu mình phải "làm thuê" cho tụi TB rồi (nghe hơi tức d... nhưng đó là sự thật). Cái Đề án gì đó phải xác định trong thời gian "làm thuê" thì mình tự tạo dựng được cái gì cho mình - bước đầu là những cái nhỏ (thậm chí rất nhỏ) nhưng tụi TB cần phải có để tăng lợi nhuận cho chúng nó (chứ chưa chắc nó ko làm được). Còn lợi nhuận của mình là trở thành 1 thành viên thực thụ (dù là thành viên út) của ngành công nghiệp đó trên quy mô toàn cầu. Đó là "lô cốt đầu cầu" mà ta cần chiếm!
CMT8 cũng phải nằm trong chiến thắng của Đồng minh thì xong. Đâu có "chơi" riêng được!
Tất nhiên CNTT có thuận lợi là ngành CN trẻ (trẻ hơn ôto và điện tử) nhưng ko có nghĩa là mới "tập đi" như VN. Coi chừng chạy đua với mấy thằng TN là bỏ mẹ!

HMK6

HữuThành.Nguyễn nói...

@HMk6: Thực ra đây không phải là câu chuyện về công nghiệp hay công nghệ. Mà là câu chuyện tài chính. Trong câu chuyện đó mục tiêu (danh nghĩa) không quan trọng bằng phương tiện. Bởi chính phương tiện mới là mục tiêu (đích thực).
Không biết cái cách nói "trông rau gắp thịt" ở mình có giống một tí nào chuyện này không?
Nếu không giống thì chắc là kiểu "vẽ việc lấy công" ấy mà.

Dũng Sô nói...

Chừng nào dân ta có ý thức dân tộc cao nhứ mấy anh Nhật, Hàn thì mới mong có sự lên ngôi. Tôi xem một phóng sự về CNTT của Hàn quốc mà thấy phục nó. Nói về CNNT thì anh Hàn đi sau Nhật, Mỹ và Châu Âu, nhưng do xác đinh được hướng phát triển của thời đại Tin học ,họ đã quyết tâm SX chíp điện tử. Hãng Sam Sung đã đi vào lĩnh vực này từ con số 0. Không kiến thức, không cơ sở vật chất, vậy mà họ làm được. Lúc đầu mục tiêu là Ram 32G,sau đó phấn đấu 64 M đây là bước đánh dấu quan trọng trong quá trình phát triển. Do không có kĩ thuật nên lúc đầu phải nhờ IBM kiểm tra, sau khi bị trả lại họ rất bức xúc và cố tìm ra lỗi ram. Họ chỉ dùng phương pháp rất thủ công, bóc từng lớp của thanh ram ra và họ đã thành công tìm ra lỗi. Sau đó là khắc phục. Chinh phục Ram 265 M quả là cam go, song khi làm được nó họ đã chiếm ngôi đầu bảng về SX chíp điện tử, đẩy anh Nhật xuống vị trí thừ hai...Khi xem các phóng sự này tôi vô cùng ngac nhiên và thích thú. Thích nhất là với ý thức : đã làm cái gì thì quyết chiếm ngội vị số một.Đó là Sam Sung, Huyndai cũng vậy.

Nặc danh nói...

Xin lỗi ghi nhầm 32G phảilà 32M,(tôi nhớ chỗ này là đơn vị nhỏ hơn M vì nó là tôi ngac nhiên sao lại làm cái Ram dung lượng nhỏ thế có thể là 32 "bit" biếc gì đó, TQ có thể biết rõ vì tôi ngoại đạo viết nó hơi ngọng.
DS

Nặc danh nói...

Thôi các bạn ạ, làm hàng mã có ai lại tính đến chuyện có ... lãng phí hay không? Đốt nhiều là thành tâm rồi (trong trường hợp này là ... uyên thâm).
Chỉ có những sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội mới có giá trị sử dụng. Trong chúng ta, rất nhiều đứa làm lãnh đạo rồi. Thực chất có đứa nào cần thông tin chính xác chứ? Chỉ cần theo báo cáo này, theo đánh giá nọ.
Thôi đừng tâm huyết với hàng mã nữa mà. Hãy chọn nghề khác đi
TT

bui thang nói...

A Thành thử hỏi ô. Bill xem ngày xưa ông ấy vẽ và thực hiện đề án Tin học thế nào, bao nhiêu tiền, tiền của ai, có lo có tội với dân ko?
Ở các nước phát triển, các nhà quản lý lập chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm (hãng sx) việc ai người ấy làm, họ phối hợp với nhau khéo và êm lắm.
Nói lung tung, chưa chắc đã đúng ý "Họa sĩ tin".!!

LêThanh nói...

Các đại ca ơi! 'Cường quốc" hay "số mấy " trong ngành này hay kia làm j? Việt nam chỉ mong có tên trên bản đồ công nghệ thông tin (ngành đòi hỏi nhiều chất xám) đã là thành công rồi. Ví dụ như Thuỵ Sĩ, Đan Mạch đấy , họ lại thành công trong nhưnãg ngành mà có lẽ Việt nam không thèm làm như Công nghệ sản xuất thịt (Đan mạch hàng đầu thế giới về thịt lợn với doanh số 90% sản lượng xuất khẩu, Thuỵ sĩ hàng đầu về cơ khi chính xác và kẹo chocolate), trong khi Việt nam mình nổi tiếng về sản phẩm j? . Việt nam chỉ cần thành công trong những ngành mà mình đang làm cũng là tốt rồi.

HữuThành.Nguyễn nói...

Đưa cái này lên đây cũng chỉ mong anh em hiểu cho rằng dân làm tin học "chân chính" (các anh lớn, không phải cháu) cũng thấy ra cái thân phận bung xung của mình rồi. Chả báu gì các anh ạ.
Xem ra chắc TT rất hiểu chuyện này? May mà nó giờ này vẫn chỉ là "tin sĩ".

Nặc danh nói...

Sao chữ to rứa?
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Không cho to thì nhỏ vậy. Cũng giống như chữ giun của anh vậy, chép cả định dạng chỗ khác sang.

Nặc danh nói...

Sao chữ nhỏ rứa (bắt đầu từ "Chợt nhớ trong một hội thảo gần đây..." tới hết).
Xin lỗi nhé, cả 2 lần đều nói thiệt đó, chứ không chọc phá ông chi mô.
HCQuang

AMk3 nói...

Em ở TPHCM, chính quyền ở đây(sở TT&TT) không biết vẽ như bộ. Năm nào cũng phê bình các tổ chức, doanh nghiệp ICT không biết làm ăn, cuối năm rồi mà còn mấy chục tỷ của TP cho ICT không giải ngân được!

Nặc danh nói...

Cứ như aAMK3 nói là đúng nhất. Cơ bản là làm sao giải ngân cho hết để năm sau còn có nữa, nếu ko nó cắt thì cả thầy lẫn trò đều treo mõm.
Còn giải ngân về làm gì thì ko quan trọng, miễn sao "chùi mép" cho sạch là được. Lo gì!

HMK6

VTP K7 nói...

Bao giờ dân mình không còn nghĩ làm cho tụi TB mà làm cho chính mình và mình là TB thì tự nhiên các ngành sẽ đi lên như Nhật, Đài Loan và Nam Hàn. Đừng lo cho chất xám. Chất xám ở Việt Nam mình còn dư thừa nữa là khác. Có thật nhiều cán bộ trình độ cử nhân, cao học và thậm chí cả tiến sỹ nghỉ hưu khi mới còn quá trẻ chỉ mới 50-60 thôi.

VTPK7

TQtrung nói...

VTP:cái sự dư thừa cn ,ts ở ta hay lắm, vẫn kêu ầm ĩ là thiếu và cần đào tạo tiến sỹ( theo kiểu bình dân học vụ)đấy , Nếu bằng cấp đầy mình ,có thực học hẳn hoi mà không biết "lốp bai" theo kiểu vận động hành lang của các ông nghị Mĩ thì chán mà chạy chứ chưa nói đến về hưu.

Nặc danh nói...

Trong Đề án Phát triển ứng dụng CNTT-TT Việt Nam có đề cập đến TT CP và Bộ trưởng Bộ TTTT, thì tui thấy dù có hô khẩu hiệu rồi duyệt chi đến 410 ngàn tỷ củng không thể vực được nền CNTT-TT VN lên được. Bởi chính cái QĐ 97 of TT về phản biện nhằm vào tri thức VN và cái "lề phải" của bộ trưởng nhằm vào nhà báo và blogger "sĩ" đã triệt tiêu hết mọi sáng tạo của các chuyên gia trong ngành này. Bằng chứng nữa là đề án 112 of CP bây giờ đã xử tới đâu rồi? Sau 1/3 thế kỷ rồi mà chưa làm gì để có 1 nền tảng vững chắc cho ngành CNTT mà chỉ hội họp linh tinh chả ra v/đ j hết. Viết như vậy có phải là ném đá ko ??? tk7

HữuThành.Nguyễn nói...

Đăng bài này vào đây cũng là để mọi người hiểu tại sao tôi muốn giữ blog của mình không có nhiều chuyện bức xúc.
Ném đá trong này chỉ trúng vào nhau thôi; tôi áp huyết, anh huyết áp,... Ném ở chỗ có người đáng nghe (hoặc nên nghe) cho nó sướng!