Trong một lần đến thăm Chùa Diên Hựu, nhà sử học Lê Văn Lan đã hỏi một người thuộc ban quản lý chùa về con sư tử đá được kê ở ngay cửa. Người phụ nữ ấy đã say sưa giảng giải rằng: Trong kinh phật đức Phật đã ngộ đạo khi nghe từ xa có tiếng sư tử rống vậy là sư tử có vai trò ở trong cuộc đời của Đức Phật và Đạo Phật mà đây là chùa cho nên đặt tượng sư tử vào đấy.
Ông Lê Văn Lan bèn đề nghị người phụ nữ đó cho biết đó là sư tử của nước nào? Lúc ấy người phụ nữ mới ngớ ra. Vì đó không phải là sư tử của Việt Nam. Các hình hài, hình tượng của sư tử Việt Nam không phải như thế. Đó là con sư tử sao y bản chính của con sư tử đặt ở trong cố cung Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ông Lê Văn Lan bức xúc: “Người Việt của chúng ta chỉ nhận thức được rằng con sư tử có vị trí ở trong giáo lý Đức Phật và thế là họ bê con sư tử vào đặt một cách phi pháp vào trong chùa. Phi pháp là vì Chùa Diên Hựu là di tích quốc gia, đã được kiểm kê tài sản nghiêm ngặt các hiện vật, di vật, đồ tế khí…không được phép thêm hoặc bớt bất cứ thứ gì.” Xem tiếp
19 nhận xét:
Hai con ở Đền Đô ban đầu ở trong sân, bây giờ đã đưa ra ngoài tam quan rồi. Lần lần sẽ vứt mẹ nó xuống ao. Cái đồ ấy là của bọn theo Tầu rước về để giày mả tổ.
Vận dân Nam mình đang suy, rồi sẽ có ngày thịnh lại thôi, Dịch nó thế. Coi là bình thường.
Muội chưa đi chùa Bái Đính, nhưng xem ảnh thấy hơi chạnh lòng, vì sao mà giống các đền chùa hiện đại của Trung Quốc, lại thêm hàng chữ Hán ... Biết là lịch sử nó vậy mà cứ không vui.
@Q.MF: hàng chữ Hán, có khi là Nôm không biết chừng. Từ xưa đi đền chùa thấy vẫn vậy thì cũng còn được.
Chứ lắm thứ bây giờ mới rước về dưới tác động của "dòng tiền" (cash flow :-) như nhà nhà treo đèn lồng, hoặc "dòng tâm linh dễ thỏa mãn nhờ tiền" như chuyện cúng dường những con sư tử mà họ cho là sang quý này. Mới là chuyện.
Bái Đính thì nghe hơi lại là đại chuyện.
Trong nhà Tổ của chùa Bái Đính còn thờ cả đại sư lập nên phái Đại Thừa của Trung Quốc cơ mà nói chi đến đôi sư tử đá gác cổng chùa...
“Đài liệt sĩ ở Trường Sa chưa xây xong đã thấy hai con sư tử đá chình ình ở cổng. Tôi hỏi ở đâu ra? Người ta nói cấp trên tặng. Tôi bảo, một là các anh đem trả lại, hai là vứt xuống biển. Các chùa chiền Bái Đính (Ninh Bình), Đền Đô (Bắc Ninh), Thiền Viện Giác Lâm Trúc Lâm (Quảng Ninh)…cũng nhan nhản sư tử đá nhưng là sư tử lai căng, Tây Tàu lẫn lộn” - nhà sử học Dương Trung Quốc bức xúc.
Bây giờ các loài động vật biến đổi gien hết rồi,lo gì các loài thú cảnh vô cảm đó.
Bạn nào có đọc tập truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (gồm 3 truyện ngắn: Kiếm sắc, Vàng lửa và Phẩm Tiết) chắc còn nhớ câu văn hết sức ấn tượng của nhà văn này. Nhà văn bảo rằng: "Nền văn hoá của Việt Nam ra đời từ sự cưỡng dâm của nền văn hoá Trung Hoa và nền văn hoá phương Tây sau này. Lúc bấy giờ, có nhiều người kịch liệt phản đối, song cũng có kẻ tán đồng".
Chúng ta thừa nhận, văn hoá VN chịu ảnh hưởng nặng nền văn hoá của Trung Hoa. Từ bé ta đã nghe câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn. Tại sao người xưa lại ví với ngọn núi Thái Sơn ở tận bên Tàu nhỉ? Ngay cả tuyệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có lắm ý kiến bình luận. Người thì quả quyết rằng truyện Kiều của Nguyễn Du nếu lấy cốt truyện ở VN thì không đạt được sự tuyệt tác ấy. Ở đây, họ thừa nhận rằng tài năng của Nguyễn Du là xuất chúng. Ta cũng thấy rằng, trong kho tàng tiếng Việt có một số lượng không nhỏ từ ngữ Hán Việt. Những từ ngữ này đã làm đẹp thêm cho tiếng Việt chúng ta. Có một thời chúng ta cố gắng làm trong sáng tiếng Việt. Ví dụ: Nữ dân quân thì gọi là dân quân gái. Một thời gian sau chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại này mà không sửa đổi nữa. Tôi có suy nghĩ rằng không nên thay đổi những gì đã tồn tại do lịch sử để lại, do sự giao lưu giữa các nền văn hoá mà có. Ngược lại sẽ là đố kị hoặc là một cuộc thanh trừng sắc tộc trong văn hoá. Điều đó là không thể.
Vớ vẩn. Lịch sử để lại cho đến giờ là "4 tốt và 16 chữ vàng" nhỉ? Cứ thế nhắm mắt mà theo?
Nguyễn huy Thiệp chưa là mẫu mực để lời anh ta nói ra có giá trị khẳng định, rất là là một người nói tiếng Việt như anh ta mà không thấy Việt nam ta có hẳn một nền văn hóa riêng, không cần Tầu hay Tây mà vẫn phát triển như thường.
Mấy ngàn năm Bắc thuộc để lại nhiều dấu ấn đồng hóa, cái cách mà phương Bắc muốn làm bằng được để thôn tính nước ta, cái mà thế giới khâm phục chính là người Việt vẫn giữ được bản sắc dân tộc trước hiểm họa quá to lớn đó, trong khi các dân tộc khác thì bị hòa tan không thương tiếc.
Mấy ngàn năm ông cha ta giữ được nền văn hóa riêng, nhưng mấy chục năm cùng chung lý tưởng cộng sản thì chúng ta đang mất dần nền văn hóa các cụ để lại, việc có những tiếng nói đả phá cách mà họ đang làm chính là những báo động không còn sớm nữa, mỗi một nhân nhượng be bé dẫn đến sự mất mát toàn diện, các bạn trẻ hơn chúng ta nhiều cũng đang rất bức xúc. Mời mọi người xem thảo luận của diễn đàn lịch sử ở ĐÂYđể thấy rằng dân tộc ta không thiếu gì linh vật đẹp để thờ, chẳng qua tâm lý "sính hàng Tầu" đang hoành hành có sự trợ giúp của ai đó, chưa biết lúc nào mới diệt được đây!!!
sửa chính tả: ... Rất tiếc là một người nói tiếng Việt....
Ở Thủ đô Hà Nội có quận Tây Hồ. Xin hỏi anh Hữu Thành Nguyễn tại sao lạ gọi là quận Tây Hồ mà không gọi là quận Hồ Tây? Gọi như vậy có sợ bị trùng lấp với Tây Hồ ở thành phố Hàng Châu của Trung Quốc không? Tất nhiên gọi quận Tây Hồ hay hơn là quận Hồ Tây.
Tại sao không gọi đúng tên "giặc Trung Quốc xâm lược" cái bọn Đại Hán cầm quyền mà Lỗ Tấn còn phải ghê tởm kêu bằng "ăn thịt người"?
Văn hóa là những giá trị được hấp thụ và cả những giá trị không được chấp nhận.
Nặc danh thì chắc chắn không được hoan nghênh ở đây, đặc biệt khi tán dương những giá trị không được chấp nhận.
Hiện tượng vay mượn, chắt lọc ngôn ngữ rất phổ biến trên thế giới, bởi ngôn ngữ phản ánh tâm tư tình cảm con người, và ngôn ngữ không ngừng phát triển cho phù hợp với đời sống, thời nào cũng vậy. Điển hình là Tiếng Anh ngày nay là ngôn ngữ chính của người Mỹ, nhưng không vì thế mà nước Mỹ là chư hầu hạng bét của vương quốc Anh.
Người Việt từ lòng tự hào dân tộc đang cố gắng tìm kiếm lại chữ viết và ngôn ngữ cổ, cố gắng tìm cách chứng minh Kinh dịch là của người Việt mà người Trung hoa học mót.
Người Nhật trong ký tự có đến mấy ngàn Hán ngữ, cũng không vì vậy mà Hán hóa.
Ngôn ngữ là quá trình giao thoa, học tập lẫn nhau giữa các dân tộc, chứ không phải vay mượn ngôn ngữ để giải thích những vấn đề chính trị.
@Những "Nặc danh":
"Nhân vật chèo xưa, mỗi khi bước ra sân khấu đều hỏi: “Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?” Hỏi thế thôi, chứ chỉ chờ nghe tiếng đế trong hậu trường “không xưng danh thì ai biết là ai!” là tên tuổi, thậm chí quê hương bản quán được công khai" huống hồ...nếu là Bạn Trỗi.
Cho phép tôi được dùng nặc danh thay vì một "bút danh" mà tôi dễ dàng đặt cho mình.
Anh Hữu Thành Nguyễn: Tôi đang nói về những giá trị văn hoá của nền văn hoá VN đấy. Một nền văn hoá đa dạng song thống nhất, không đả phá, không bài xích lẫn nhau, không ai cai trị ai. Đã gọi là có giá trị và được chấp nhận thì dù ai đó có bạt tai hay đá đít cũng không thể đẩy giá trị đó ra khỏi VN được.
Về địa danh Tây Hồ chắc chắn các sĩ phu Bắc Hà rành hơn tôi nhiều. Một câu thơ vịnh sử của một thi nhân khuyết danh đã nói lên điều đó:
Cột đồng Đông Hán tìm đâu thấy,
Chỉ thấy Tây Hồ bóng nước gương.
Tôi xin nói tiếp ý kiến của anh TQtrung. Chúng ta có rất nhiều địa danh trùng với các địa danh của Trung Quốc: Hà Nội, Hà Đông, Hà Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Tràng An, Tây Hồ,v.v... Các anh có thấy lạ không cả họ của người VN cũng giống họ của người Trung Quốc. Lí giải điều này thuộc thẩm quyền và tư cách của các nhà sử học chân chính.
Khổ quá ông bạn này, thực ra chúng tôi chỉ nói chuyện nội bộ, không muốn tranh luận với người không biết tên, và thật ra ông bạn chỉ nói những điều ai cũng biết mà không nói chính kiến của ông bạn là gì, định nói gì?
về địa danh hay tên họ, có gì lạ đâu? họ Smit, Gion v..v rất phổ biến ở cả Anh và Hoa kì, thậm chí cả châu Phi, họ tên chúng ta với người Tầu, người Triều, người Nhật có giống nhau ngữ nghĩa nhưng tiếng ai người ấy đọc, tôi họ Trần, TQ cũng có họ Trần nhưng họ đọc là Chấn, ta họ Hồ họ là Hú, Tây Hồ của ta nhưng của họ là Xi Hú, nghĩa là cái hồ hay cái đầm, hay cái ao ở phía Tây, có gì phải thắc mắc nhỉ, các nước khác cũng đặt tên kiểu đó chứ riêng gì VN hay TQ, West lake cũng có ở Mỹ đấy! nhưng họ có bắt chước người TQ đâu, cứ đi cho đúng trọng tâm, đừng lan man như vậy ông bạn ạ.
Tôi xin có mấy ý nhỏ, nếu thấy không phù hợp thì chủ trang cứ xoá
Văn hoá đầu tiên là sự lắng lọc và bồi đắp có tính kế tục. Không chỉ trong phạm vi toàn bích rộng lớn của không gian xã hội, mà phải bắt đầu dần dần, từ chút một...trong những cá nhân nhỏ bé,trong gia phong những gia đình tế bào đang tồn tại giữa cuộc sống chung.
Thứ nữa là văn hoá có tính tương tác, hấp thụ lẫn nhau trên cơ sở trình độ kinh tế, trình độ nhận thức, tính cách đặc thù của các cộng đồng khác nhau.Gươm đao va vào nhau sứt mẻ thì văn hoá tương tác với nhau cũng thế. Có điều nó không choang choang lên bằng những tiếng rên kim loại, nhưng nó ngấm ngầm len lỏi, đồng hoá nhau như các mạch suối ngầm. Cái dở trôi đi, điều hay giữ lại và bồi đắp. Vậy có thể nói tiến trình giao lưu văn hoá có tính tự nguyện. Bảo nó giống sự hiếp dâm là sự la làng có tính toán của một gái già bị cắt buồng trứng, nhưng vẫn đau nỗi đau khô khát muốn lấy chồng mà chưa thấy cơ hội. Điêù này thì tôi thông cảm hoàn toàn với tác giả NHT. Nó là Văn, là kinh nghiệm, là xúc cảm cá nhân một chiều đau xót...của riêng tác giả. Không thể dùng nó như một dẫn chứng, một định nghĩa, một tuyên ngôn để cứu cánh cho sự hời hợt và nông cạn trong cách thẩm văn chương của một số người đọc.
Thêm nữa văn hoá nó có tính danh định rõ ràng qua khảo cứu nhiều đời: Nền văn minh sông Hằng, văn minh Hy_La, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Trung Hoa... các nền văn hoá mà người ta biết đến và nghiên cứu, lấy làm cơ sở không bao giờ là nặc danh cả.
Tuy nhiên, tôi tự nhận thấy rằng mình chưa đủ văn hoá_điều mong muốn mà tôi vẫn phải tự trang bị dần dần trong cuộc đời_nên cũng xin phép các anh chị được ký tên là Nặc danh 2
Kính!
Nặcdanh2
Ôi! các bọ tranh luận về hán văn ở VN ghê quá.
Tôi hiểu ngày trước các cụ ta, dân ta thường dùng từ Hán, chữ hán cho các đình chùa, tôi nghĩ chả sao cả, vì dùng chữ hán nhưng không phải là hán là được rồi.
Hôm rồi tranh luận với anh bạn người Đài Loan, hỏi anh ta có thích như Hông Kong, anh ta giẫy nảy mà rằng: Không đời nào.
Bảo là chữ TQ và Đài Loan là như nhau, anh ta bảo thì có sao, chỉ chung một loại chữ thôi, còn tính cách có khác nhau đấy.
Dạo này có các đại gia lắm tiền thích phong thủy, mà đã phong thủy thì phải vận đến trung quốc rồi.
Nhưng các bọ chưa biết cái vụ chùa Bái Đính nhỉ: Hôm khánh thành, có cái chuyện nhập thần linh cho các vị tượng, mời đủ bộ này nọ về, một pháp sư to đùng đoàng ở HN đang khấn vái, bỗng nhiên ào ào một hội toàn dân và cánh xe ôm ở đâu ào ào xông vào chính sảnh, cánh bảo vệ quan chức xanh mặt áp tải các lãnh đạo té ngang,cuộc nhập thần thất bại. Ông thầy địa lý bạn tôi bảo là do thần thánh không đồng tình.
Chùa Bái Đính thật xưa kia bé nhỏ trên núi cao, giờ một đại gia ở ninh bình nổi hứng xây to,trang hoàng toàn của ngoại lai thì chỉ làm cảnh đẹp chứ đâu còn giá trị tâm linh gì.
Xin phép các đại ca cho muội hóng hớt chút, vì muội rất mê (ngắm chứ không phải để khấn vái) các chùa chiền kiểu chùa Một Cột, chùa Keo, Thiên Mụ ... Đi TQ muội cũng hay thích thăm các đền chùa... Nhưng bên đó bây giờ chùa giả, di tích giả đầy, mà cái gì mới xây cũng rất vĩ đại, rồi họ phù phép vào đó bằng cách PR rất dữ ... Khách phương xa đến chẳng biết gì cứ thế mà tin! Ngay cái Vương Thành tại Quế Lâm, là niềm tự hào của Thành phố và trường Đai học Sư Phạm Quảng Tây, hỏi một bạn trong ban hợp tác quốc tế: ngày xưa sao mình không thấy thành này nhỉ? Bạn í nói, theo bạn í, đây là thành xây mới, chứ cái cũ hầu như bị đập trong đại CMVH, không biết có phải vậy không, nhờ các đại ca xem xét.
Ở Quế Lâm có "Thế giới Đào Viên" là khu du lịch nổi tiếng, vào đó sẽ được đi qua những mái đình mới xây tương tự chùa Bái Đính, lãng mạn nhất là ngồi thuyền lướt kênh đào ngắm ... hoa đào nhựa! Nhìn ảnh chùa Bái Đính, muội liên tưởng đến vườn đào ni, và nhiều đền chùa mới xây bên ấy trông rất giống Bái Đính! Hơn nữa, nếu giảm đi một tầng mái, Bái Đính rất giống ... Thiên An Môn.
Lại nói chuyện tiếng Hán, chữ Hán. Cách nay 5 ngày, muội tháp tùng phụ huynh về làng Đầu Kênh của muội ở Triệu Phong, Quảng Trị, làng gửi giấy mời phụ huynh về dự lễ khánh thành chùa Thiên Tôn và Lục Miếu. Không bàn chiện chùa, nhưng phụ huynh rất băn khoăn về cái "lục miếu", ở đâu ra nhỉ? Gọi điện hỏi, hóa ra là cái đền Năm Miếu của làng, đó là tên từ thủa xưa đến giờ, trong đó có cụm 5 miếu thờ các vị Thánh Nhân của làng theo sắc ban của vua, hỏi vì sao đổi thành lục miếu, nói vì có một miếu nữa (thật ra miếu này nằm độc lập), nhưng làng gộp lại thành 6 miếu (việc này chưa rõ lắm, nhưng hình như sai nguyên tắc quản lý di tích, mặc dù chỉ di tích cấp "làng"). Hỏi vậy sao không gọi sáu miếu, mà gọi lục miếu? Họ không trả lời! Phụ huynh bức xúc, khu vực này cụ biết quá rõ, ngày xưa chỗ linh thiêng này là nơi ẩn náu lý tưởng của cụ mỗi khi cần ghé về làng mà! Dân gian đơn giản gọi "Năm Miếu" rất Việt, tự nhiên giờ sính chữ kêu "Lục Miếu"!
Lại nữa, hôm rồi ở Quảng Châu, gặp một người bạn cũ từng thăm Huế, hắn nhắc lại chuyện đi thăm các di tích, hắn nói với các bạn quốc tế: Văn hóa Việt Nam hoàn toàn Trung Hoa hóa (Muội không rành, nhưng theo hắn, các văn tự viết trên các đền đài, bia đình của Huế là tiếng Quảng Đông), muội sừng sộ: còn lâu, chính sách Hán hóa chỉ đưa vào được môi trường học đường, mà thời ấy người Việt đi học ít lắm, nên người không biết chữ chỉ nói tiếng Việt và xài văn hóa Việt, kể cả những dòng dõi có tên họ cứ như là từ Trung Hoa đến! Khi người Tây phương đến, latin hóa tiếng Việt thành chữ quốc ngữ, phù hợp phong cách tiếng Việt hơn, nên đã phát triển sâu rộng cho đến khi trở thành tiếng Việt chính thức. Điều đó cũng chẳng có nghĩa người Việt đã Tây hóa! Tiếng Hán chưa bao giờ được gọi là tiếng Việt nhé, cho dù ở Trung Quốc các bạn gọi tiếng Quảng Đông là "Việt ngữ"! Còn tiếng Việt hiện tại văn minh hơn tiếng Trung nhiều! Hắn im lặng.
Cũng tên bạn ni, hắn nói muốn sang lập một công ty bán thức ăn bổ sung cho gia súc ở VN, nhờ muội giúp đỡ, muội nói, tớ không biết buôn bán, chỉ sợ làm bạn thất lỗ, nhưng tớ có thể nhờ học trò tớ giúp cho, nhưng nên nhớ ở Việt Nam bây giờ người ta luôn cảnh giác với các mặt hàng từ Trung Quốc, vì sợ hàng giả! Hắn nói, không, đây là sản phẩm của Mỹ, rồi hắn trả đũa: mấy năm trước chúng tôi nhập một lượng rất lớn dầu cá từ miền Nam VN (hắn nói một tỉnh ven biển, mà vì đứng tám tào lao nên hắn ko có sổ sách, ko nhớ tên), nhưng nay ko nhập nữa vì phát hiện ra chất lượng dầu cá rất kém vì bị pha tạp, làm giả! Hic
Đăng nhận xét