Mẹ vợ lão Hợp cơ quan tôi là chị ruột của mẹ Lâm Duy. Bởi vậy có nhiều chuyện về nhà bạn lão biết hơn mình. Có lần lão khâm phục mà thắc mắc không biết cụ Lâm (Nguyễn Thế Lâm, bố của Lâm Duy) là bộ đội chiến trường mà có công trình gì được Giải thưởng Nhà nước?
Đọc Trường Thanh Niên Tiền Tuyến Huế - 1945 mới biết về công trình này qua mấy trích đoạn dưới đây bài viết của tác giả Đỗ Sâm:
"...Vừa học ở Học viện Pháo binh Ka-li-nin ở Liên Xô về, anh nhận quyết định làm Tư lệnh Pháo binh.
...Chỉ huy những đơn vị pháo cỡ lớn, những trung đoàn tên lửa, những trang thiết bị hiện đại,... anh tâm sự "...yêu cầu đối với mình là phải công nông hóa trí thức, nhưng mặt khác phải có trách nhiệm trí thức hóa công nông".
Một lần anh tổ chức đi kiểm tra đơn vị pháo hỏa tiễn BM-14. Đây là loại "Ca-chiu-sa" Hồng quân Liên Xô đã dùng chiến đấu chống phát xít Đức trong đại chiến thế giới lần thứ hai, tầm bắn 9800m có 17 giàn đặt trên xe ô tô. Anh nói suy nghĩ của mình với anh em: "Làm sao có thể tháo từng giàn hỏa tiễn, phóng từng viên đạn phản lực đến mục tiêu thì hay biết mấy, vì chỉ có làm như vậy thì mới có thể mang vác đưa vào chiến trường.
Anh thảo luận với anh em Phòng Nghiên cứu, rồi cử anh Đỗ Nguyên Đương lên Cục Nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự gặp các anh Hoàng Đình Phu, Lê Văn Chiển... đề xuất ý kiến của Pháo binh nhờ các anh giúp giải quyết.
...Sau một thời gian thực nghiệm giữa Bộ TLPB và Cục Nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự, được sự giúp đỡ tận tình của nhà máy Z119, nhà máy Cơ khí HN, trường ĐHTH Hà Nội, công trình của Bộ TLPB đã thành công. Lúc đầu viên đạn tên lửa cỡ 140 ly ấy được nạp trong một ống kim loại gắn trên bệ gỗ, dùng một máy điểm hỏa kích nổ phóng đạn tới mục tiêu. Một loạt bắn được 6 viên đạn, anh em gọi là loại đạn A12...
Sau buổi bắn đạn thật lần ấy, những đơn vị pháo phản lực mang vác đầu tiên đã lên đường vào chiến trường chiến đấu. Thời gian sau, tin những trận pháo kích tên lửa vào các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh, Cù Hanh, A-ri-a, Biên Hòa,... liên tiếp được đưa trên các đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam và khắp phương Tây...
Ôn lại những kỷ niệm thời chống Mỹ, Thiếu tướng Thế Lâm nói:
- 35 năm sau khi sản xuất thành công loại pháo phản lực cải tiến, năm 2000 Bộ Quốc phòng đề nghị Chủ tịch Nước tặng "Giải thưởng Nhà nước" cho sáng kiến táo bạo này. Thật là một thành công đặc biệt của Pháo binh ta."
Hóa ra là công trình đạn A12. Ngay từ ngày đầu mới về Viện Kỹ thuật Quân sự (trước là Cục Nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự) chúng tôi đã được giới thiệu tham quan phòng truyền thống của đơn vị; đã biết phòng kỹ thuật vũ khí nghiên cứu công trình này, đã nhìn mẫu đạn trưng bày. Sau đó, trong thời gian vài năm, chúng tôi làm việc dưới quyền Viện trưởng Hoàng Đình Phu, bố anh HQ.Linh k3 cho đến khi thủ trưởng chuyển sang Viện Khoa học VN.
Trưa nay tôi cùng các đồng đội Viện KTQS đưa tang cụ Hoàng Đình Phu, đúng vào ngày nhờ sách đã dẫn mà được biết công trình của đơn vị mình xuất xứ từ sáng kiến của cụ Nguyễn Thế Lâm TL Pháo binh, hai cụ đều là bố bạn Trỗi. Như là một sự tình cờ có sắp đặt vậy.
Thứ Hai, tháng 8 12, 2013
Hai phụ huynh và một Giải thưởng Nhà nước
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 8 12, 2013
Nhãn: bạn Trỗi, Chuyện Trời Đất, Công nghệ Kỹ năng, Lịch sử
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
23 nhận xét:
Cái vụ việc HT đưa ra quả là rất đúng.Ngày trước quân ta thấy loại
súng phóng lựu cá nhân của Mỹ rất tiện dụng, mà mỗi quả đận chỉ bé bằng quả trứng, bèn ra lệnh cho viện tôi nghiên cứu lắp lên xe cho cơ động, bắn chùm.
Rồi năm 1983, bên tôi có TS Ngô Huy Cẩn (bố của Ngô Bảo Châu)làm bên phòng toán điều khiển mấy năm rồi cũng chuyển sang viện khoa học VN, giống như bác Phu vậy.
Cái chuyện bắn chùm M79 từ trên xe, xem ra không phải cách "lấy yếu đánh mạnh" của quân ta thời ấy. Dưng mà thôi, trong hoàn cảnh cụ thể thì có những yếu tố chiến-kỹ-thuật cụ thể cậu-mợ với nhau.
Nhờ phòng truyền thống của Viện mà tôi biết (ở mức truyền thống :-) kết quả nghiên cứu của "phòng vũ khí" về "thuật phóng" của đạn M79. Khác hẳn đạn nhọn bộ binh thông thường mặc dù hình thức thì giống. Tk5 có biết cái đó không?
À, nếu là đưa M79 lên xe thời chống Tầu thì có lý, chống biển người. Nhờ mình chuyển cho LX, TQ M79 thu được trước 75 mà sau này bọn họ cũng làm được.
Tôi cũng có vinh dự được sử dụng DKZB66, nhờ vác được cái ống phóng từ Thanh hóa luồn rừng ra Sơn Tây bắn đạn thật, với thành tích ấy được phong quan hàm từ binh nhì lên binh nhất!!!
sáng kiến của cụ Lâm, chuyển Dàn thành Đơn, hạ cỡ từ 200mm xuống 122mm cho phù hợp điều kiện mang vác, thực sự có hiệu quả...tâm lý, bắn vào sân bay hay khu liên hợp quân sự dân sự địch rất tốt, bắn đâu cũng trúng. hehe!
Xem ĐKZB66 ở ĐÂY
Xem cái NÀY để biết sự tiến hóa của M 79. Đây là MGL (Multiple Grenade Launcher, súng phóng lựu ổ xoay) là loại súng phóng lựu ổ quay bán tự động sử dụng loại lựu đạn cỡ 40 mm được phát triển và chế tạo bởi công ty Milkor tại Nam Phi. Đây là loại súng phóng lựu bắn loạt đầu tiên trên thế giới được sản xuất hành loạt. Lực lượng Quốc phòng Nam Phi đã đề ra một khái niệm về một loại súng phóng lựu bắn được nhiều lần vào năm 1981 nhưng ngay sau đó nguyên tắc hoạt động này đã được chấp nhận và nghiên cứu một cách nghiêm túc với một dự án nghiêm ngặt, sau khi phát triển thì việc chế tạo đã bắt đầu từ năm 1983. Kể từ khi được chế tạo MGL đã được sử dụng tại 30 quốc gia khác nhau vì có độ tin cậy trong các môi trường khắc nghiệt như rừng mưa nhiệt đới hay sa mạc.
MGL giúp tăng hỏa lực của nhóm tác chiến nhỏ lên rất nhiều khi so sánh với các loại súng phóng lựu khác như M79 hay M203.
Tối kiến đưa M79 lên xe thực sự ngu ngốc vì tầm bắn ngắn, xe chưa vào đến khu tác chiến đã bị các loại hỏa lực khác tiêu diệt, ĐÂY mới là sáng kiến của người Nga có hiệu quả mà sau này người Mỹ cũng áp dụng lên tiểu liên tấn công của họ.
Súng phóng lựu nguyên lý kiểu M79 thì tác giả có lẽ phải là người Mỹ. Theo tôi biết thì cho đến khi nhận được chiến lợi phẩm từ VN người Nga (LX) chưa hề biết tới kiểu gì như thế.
Mà Tt nói chuyện linh tinh. Dỡ dàn ra thành nhiều nòng đơn thì được, giảm cỡ đạn thế nào mà nói? Làm như giảm khổ ảnh không bằng :-)
Việt nam đặt Liên xô thiết kế lại, thành một vũ khí riêng, lấy tên DDKZB66, lấy cảm hứng từ A12: nguyên lý đạn tên lửa, ống phóng, chân càng đơn giản phù hợp với điều kiện tác chiến VN. Nói chung cái gì không biết thì tra mạng, cãi nhau giữa nhà vật lý với thằng đã học thực tế hơi khó.
Pháo hỏa tiễn ĐKB
Năm 1966 Liên Xô chi viện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam pháo hỏa tiễn 24 nòng đặt trên xe, sử dụng phương tiện hiện đại để phóng cùng một lúc 24 viên đạn, nhưng như thế chưa phù hợp với điều kiện tác chiến của Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Liên Xô cải tiến loại pháo hỏa tiễn đó bằng cách tháo rời giàn pháo ra từng nòng để bộ đội Việt Nam mang vác cơ động và chiến đấu được thuận lợi. Loại pháo cải tiến này được đặt tên mới là ĐKZB, và gọn hơn là ĐKB. Pháo hỏa tiễn ĐKB cỡ 122 mm, tầm bắn 11.200 m, đạn nặng gần 60 kg. Trung đoàn pháo hỏa tiễn 724 được thành lập tháng 2 năm 1966 và được đưa vào miền Đông Nam Bộ (chiến trường B2). Trung đoàn 724 trực thuộc Đoàn 69 (tương đương cấp sư đoàn) pháo binh Miền (tên gọi tắt của chiến trường B2). Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại hy sinh trên đường vào miền Nam nên Tô Đê làm Trung đoàn trưởng và Lê Bình làm Chính ủy trung đoàn. Trung đoàn đã pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 11 tháng 5 năm 1967, phá hủy và phá hỏng 150 máy bay các loại và nhiều phương tiện kỹ thuật, đốt cháy nhiều kho nhiên liệu, tiêu diệt và làm bị thương hơn 800 phi công và nhân viên kỹ thuật đối phương"
Dàn hỏa tiễn " Ca - chiu - sa" hay gọi tắt là BM14 là loại pháo phản lực 17 nòng đặt trên xe ô tô, có tầm bắn xa trên 8.000 m, với cỡ đạn 140mm.Trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã tích cực viện trợ cho Việt Nam những dàn hỏa tiễn Ca chiu sa này. Chủ trương chuyển pháo bình vào chiến trường miền Nam những năm giữa thập niên 60 đã dẫn tới việc cải tiến dàn hỏa tiễn Ca chiu sa để phù hợp với điều kiện chiến đầu của Việt Nam cũng như tiện lợi cho việc vận chuyển vào chiến trường. Do dàn hỏa tiễn Ca chiu sa hoạt động theo nguyên lý phản lực nên việc thiết kế để có thể sử dụng từng ống nòng cũng phải đảm bảo hoạt động theo nguyên lý này.Cục nghiên cứu kỹ thuật quân sự đảm nhận việc thiết kế và lo khâu sản xuất gia công ống phóng và bệ, công tác điện ( dùng pin Văn Điển). Nhà máy cơ khí Hà Nội đảm nhận sản xuất gia công những ống pháp bằng kim loại gắn trên bệ gỗ. Loại do ta cải tiến được đặt tên là A12.
Những ngày cuối năm 1965 chúng ta bắt đầu xuất xưởng những khẩu phao A12. Cùng với đó là sự ra đời của tiểu đoàn mang phiên hiệu 99 - vì nó ra đời sau tiểu đoàn 98 đơn vị trang bị pháo BM14.
Về tên gọi, trong khi phía Việt Nam tiến hành cải tiến tháo dỡ dàn Ca chiu sa thì Bác Hồ cũng đã đề nghị phía bạn Liên Xô cải tiến giúp cho phù hợp với điều kiện chiến tranh Việt Nam. Đầu năm 1966, những lô hàng đầu tiên của Liên Xô được chuyển theo đường hàng không sang sân bay Bạch Mai. Phía Liên Xô đặt tên cho loại pháo này là "Mưa đá". Còn ở Việt Nam,oại pháo này hoạt động ở chiến trường B, nên Bộ tư lệnh Pháo binh đặt tên là ĐKB cho dễ nhớ. Nòng pháo ĐKB có gắn bộ chân cắm xuống đất, có kính ngắm và cũng bắn bằng điện. Đạn loại này cỡ 122mm, dài gần 2m, cuối viên đạn có cánh, nặng hơn và tấm bắn xa hơn pháo Bm-14.
( Theo "Nửa thế kỷ Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam" - Nhà xuất bản Thanh niên - 1996)
Khổ, cái thằng tôi ở đơn vị nghiên cứu cải tiến cải lùi đưa đạn phản lực 140mm bắn dàn BM-14 trên xe thành bắn viên một mang vác A-12 lại phải cãi nhau với cái thằng khoe hiểu biết về những loại DK các thể loại.
Chỉ có một lần tôi suýt phải sờ đến DKB là phương án tháo đầu nổ thay bằng máy phát tin báo nguy dùng cho Trường Sa. Chính là chuyến đi khảo sát khả năng truyền tín hiệu trực thị tầm dài quá cỡ cho máy 2W ở Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi năm 1978.
Chính Châu Thuận Biển này vừa khai quật con tầu đắm. Hồi đấy mà biết, lặn vài cuộc khi rảnh rỗi, thì bây chừ bọ đã là đại gia :-)
Thành chỉ thấy A12 (Cachiusa- cơ đạn 140mm)chứ chưa nhìn thực tế ĐKZB 66 Có cỡ đầu đạn 122mm, không tin vào Bộ tư lệnh Pháo binh mà hỏi. Tôi chẳng thèm khoe, vì đã thực tế học tính năng kỹ chiến thuật của nó thì nói chứ chẳng ưa gì tranh luận cái vũ khí giết người.
Ui, tui phải cãi mạnh chứ. Không thì người đọc lại tưởng các cụ Thế Lâm, HĐ.Phu "đạo công trình" bóp đạn 200 thành 122, chế ra DKB,...
Các cụ chung nhau cái Giải thưởng Nhà nước chỉ nhờ ở cái A12 thôi.
MGL của VN làm đây này
Tầm chiến lược của cụ Lâm là sáng kiến tách từ dàn thành đơn chiếc, cái đó thành tích của cụ không ai dám phản đối, nhưng khi đem sáng kiến sang Nga, chúng ta đã yêu cầu sản xuất thành một loại riêng có nòng, chân, kính ngắm. Riêng đạn để phù hợp thể trạng bộ đội nên chuyển thành cỡ nhỏ hơn= 122mm, mang vác vừa tầm lính ta, xấp xỉ 30 kg. Mời đọc thêm ở ĐÂY nói khá rõ.
Còn khẩu súng TL giới thiệu chỉ là súng minh họa thôi, cái NÀY có chân càng, đang được sử dụng ở TS mới made in VN chính hãng.
Cái đó là
AGS-17, đạn nhỏ hơn đạn M79.
M79 của Mỹ thời trước 75 cũng có loại bắn dây(?), có giá, thường lắp trên giang thuyền để "phóng lựu" vào bờ, lợi hại hơn đạn nhọn nhiều.
Các anh vào ĐÂY mà nghiên cứu vậy :))
cái vụ M79 tối kiến, nhưng được bộ quốc phòng chuẩn y, chắc cũng hơn một cái đầu anh binh nhất, nhỉ !
Ai cũng biết Tk5 văn hóa cao rồi, nên tầm của anh mà nói đến Bộ quốc phòng là hơi bị thấp.
Bộ quốc phòng có chuẩn y cũng chưa phải hoàn toàn đúng, bằng chứng là "sáng kiến này" chỉ làm hao hụt ngân sách mà không thành công, chưa có bằng chứng nào M79 lắp trên xe hoạt động có kết quả, vì vậy nó là tối kiến là đúng, mà hồi đó Tk5 áo lính còn mùi hồ, chỉ vác cờ lê nghe hơi nồi chõ, chứ làm sao biết thuật phóng của M79, chắc cũng nghĩ yếu lĩnh bắn M79 giống CKC: đầu ruồi đội đít điểm đen!!! hehehe
Mấy ông này lại chành chọe nhau rồi. Có gì làm phát đúng ngay đâu? Vũ khí lại càng khó. Cứ như bọn tôi ở cái chỗ "mười tám môn võ nghệ" chưa chắc đã giỏi chính môn của mình. Dưng mà đấu hót sang các môn khác nghe cũng vô cái tai không có nghề lắm. Chả bõ người biết họ cười chỉ được cái phét lác.
1: đấu hót, phét lác cho vui blog hoặc
2: không thuộc lĩnh vực của mình
, hoặc nghe hơi nồi chõ thì đúng là "Chả bõ người biết họ cười chỉ được cái phét lác."
May quá! cứ đọc kỹ sẽ thấy mình có dẫn chứng đàng hoàng, chứ không phải mình tự'''hót.
Biết mà bảo là không biết,
Không biết bảo là không biết,
Ấy là người biết.
Đừng tưởng người khác biết là mình biết như mình tưởng :-)
Hồi đó bộ quốc phòng biết mình sức yếu, nên chỉ cho vác CKC là cùng, không được trai tráng như anh qt hùng dũng khoác khẩu 122 mm bên vai trái, khẩu DKB bên vai phải đi diễu núi rừng.
Nói thêm câu nữa cho sướng mồm đi quý vị :))
Đăng nhận xét