Thứ Năm, tháng 12 06, 2012

ÔI HM

HM của TM đây:

12 nhận xét:

Thắng k5 nói...

theo tôi hiểu thì mấy bông hoa HM này kg phải là Hồng Mai, hoặc nếu phải thì là một dạng naog khác chứ hoa HM giống như hoa đào kia mà.

Nặc danh nói...

@thắng K5: Ấy là TL chơi TM thôi,chứ hoa này mọc đầy Tây Nguyên,không cần trồng,cứ "vô tư"mọc ở rừng!Có màu vàng ,màu đỏ,màu vàng nghệ...,gọi sang thì gọi"dã quỳ"dân gian thì gọi là hoa mặt trời gì đó...Tớ "nỏ biết mô"!

Thanh Minh nói...

- Ối bác ND ui. Hoa này mà gọi là "dã quỳ" thì dân Tây nguyên, Đà Lạt họ cắn lưỡi chết hết rùi. Xin lỗi trước nhé, đây là trường hợp "thằng không biết" nói với "thằng đã biết".Híc!
- Đây là HHM trong blog của Đỗ Xuân Cẩm đấy ạ. Công nhận bác này liều, "nổ văng miểng". AE tôi từng tu nghiệp ở QL mà còn "ngớ" huống hồ bác?
Đợt này chú nào đi mần "ngoại giao ND", nhớ chớp cho tấm hình HHM để AE mục sở thị.

TQtrung nói...

Thấy các bọ lan man quá, tìm hiểu thấy cái này có lý, tham khảo nhé:
Hoa Mai đỏ, Hồng mai, Japanese Quince (Chaenomeles japonica)
Mấy cây này không phải cây VN, được nhập nội từ Trung quốc, Nhật Bản trồng như 1 loài cây bonsai, được đặt tên là hoa Mai nhưng thật sự nó là 1 cây thuộc họ Hoa Hồng Rosaceae. nó thuộc họ Hoa hồng, cùng họ với hoa đào, mai trắng,mai đỏ...,nhưng loại này không phải là mai. Theo từ điển Anh - Việt, quince là cây mộc qua. Ở Nhật Bản và Trung Quốc cũng gọi loại hoa này là Mộc qua (木瓜) hay Mộc qua hải đường, tiếng Anh gọi là Flowering quince (Mộc qua hoa) hay Japanese quince (Mộc qua Nhật Bản) để phân biệt với cây mộc qua châu Âu (quince) ít hoa, chủ yếu trồng để lấy quả. "Mộc qua" hay "Japanese quince" là tên gọi chung của một số loài thực vật cùng chi (genus) như Chaenomeles japonica, Chaenomeles cathayensis, Chaenomeles speciosa…, thuộc chi Chaenomeles, họ Hoa hồng, nhìn bên ngoài rất giống nhau, có hoa đẹp vốn thường trồng làm cảnh ở Trung Quốc và Nhật Bản, gần đây du nhập vào Việt Nam làm hoa Tết vì hoa gần giống hoa đào. Trong khi mai đỏ hay hồng mai là loài Prunus mume thuộc chi Prunus, họ Hoa hồng (đây là loài mai mơ (Japanese apricot), thường có 2 loại hoa trắng (bạch mai) và đỏ (hồng mai), chứ không phải mai ở miền Nam mình, vốn không liên quan họ hàng gì với loài mai mơ này). Tuy đều cùng thuộc họ Hoa hồng nhưng cây mộc qua có lẽ họ hàng gần với lê (chi Pyrus) hơn là đào, mai vì quả rất giống quả lê, trong khi quả đào và quả mai (mơ) đều tương tự nhau, có một hột và có khía.
Nhìn hình dáng bên ngoài của loại mộc qua đang du nhập vào Việt Nam (từ Đài Loan) hiện nay thì đây là loài Chaenomeles speciosa chứ không phải Chaenomeles japonica, mặc dù hai loài này rất giống nhau.

TK8 nói...

Mẹ kíp, cháu đếch dám đua Lý Toét với các bác...nhớ mang máng hồi xưa có học về GIỐNG và LOÀI nên cháu nghĩ: Gọi là MAI chưa chắc là cùng LOÀI, chẳng qua thấy CÁI MẶT hao hao thì gọi chung là MAI, ăn thua là CÁI GỐC TÊN KHOA HỌC chứ.

Gọi là LOÀI Người thì thằng da Vàng với con da Trắng iu nhau OK. K cùng LOÀI thì dù có chung tên MAI mà gí vào nhau nó cũng ứ thèm.

Các bác khỏi cần chửi cháu Ngu vì cháu vốn Ngu sẵn: môn Sinh Vật cháu toàn diểm 2.

Thanh Minh nói...

TK8:
Trích dẫn của anh Cẩn và anh Tt đều có tên Latin cả đấy( thế mới kinh).
Chú có nghe chiện này:
" Bầu ơi thương lấy bì cùng
Tuy rằng khác giống nhưng
chung một...LOÀI" ?
Để rồi "sản phẩm" của tình iu đó chính là thằng "Khổ qua"( khổ quá)!
Hồi ở Y Trung, người ta chỉ cho tôi những bông hoa trắng, hơi giống nhưng ít cánh hơn hoa hồng, mọc thành bụi ở mấy gò mả, và gọi đấy HM.
"Nghi án" này hợp lý vì mấy cái mả này ở đúng vị trí " bên lưng đồi vách núi", lại nở đúng mùa xuân khi "băng giá đang tan dần...hoa HM sáng tươi"...như ca từ bài hát..."Nổ" chút cho zui thôi! Nghe đâu ranh giới gữa "biết" và "không biết" chính là "biết mang máng"?

HữuThành.Nguyễn nói...

Hóa ra họ biết cả, chỉ có tôi nhớ về hoa réo rắt của mấy thằng T.tu khi, K.lé,...

Tuong Lai nói...

Ông chưa biết và ông mang máng ơi thiên hạ người ta nhủ: cái gì không biết thì tra Google, bởi vậy thấy ngay:
1- Mai tứ quí nhiều người cũng gọi là hồng mai...vì khi cánh hoa vàng rụng đi để lại các vỏ hoa màu đỏ 5 cánh .cây này trồng bằng hột
2-nhất chi mai...cũng có nhiều người gọi là hồng mai hoa nở 5 cánh màu đỏ...miền nam có nhiều...thân cành trông giống như Đào....cây này trồng bằng cách dâm cành
3- hồng mai thuộc họ mai vàng được gọi là Huyết Mai...cây này cực kì hiếm...nó nguyên là cây mai vàng nhưng bị đột biến Gen nên nở hoa màu đỏ....vô cùng hiếm có một vài ngệ nhân ở thành phố hồ chí minh sưu tầm được cây này.nhưng họ chỉ giới thiệu với mọi người bằng hình chụp...dường như chưa ai được họ cho coi tận mắt
Hóa ra hệ thống nhận diện có vấn đề! Tìm ra chân lý trong thế giới đa chiều không đơn giản. Góp thêm một căn cứ

TK8 nói...

“Thầy sinh vật vật cô sinh vật, vật đúng chỗ sinh mà sinh đúng chỗ vật”.

“Con bò cạp cạp con bò cạp, cạp đúng chỗ bò mà bò đúng chỗ cạp”.

“Anh tiểu thương thương chị tiểu thương, thương đúng chỗ tiểu mà tiểu đúng chỗ thương”

"Anh cà phê cà chị cà phê, cà đúng chỗ phê mà phê đúng chỗ cà"...

Nặc danh nói...

@BT: Luận bàn thêm tí nhé:Theo
wikipedia:Hoa Hồng là loại "Cây bụi mọc Đứng hoặc Dây leo,thân và cành CÓ GAI,lá kép hình lông chim lẻ,lá chít khía răng"...như vậy Tt nói sai,vì cây này tuy thân mềm nhưng không có gai nhé,lá lại không có răng cưa,cánh hoa đơn chứ Hoa Hồng là cánh hoa kép,có nhiều tầng .../TBK4

Thanh Minh nói...

- Đấu tranh làm sáng tỏ chân lý, nhưng có trường hợp đấu tranh làm "thằng chân lý" chạy mất dép. Ở đây, người thì nói về "HM phi vật thể" đầy thơ mộng, mơ màng thời xứ Quế, kẻ lại khoe "HM vật thể" trần tục với mỗi cái tên HM? Vì đâu nên nỗi!
Zụ này phải dùng "triết học" mới mong lý giải. Vấn đề thuộc hai "phạm trù" khác nhau phải không các bác?

Nặc danh nói...

@BT:..."Bạn nỏ biết mô",nhưng luận bàn là"Vật thể" nhé,chứ "Phi vật thể"thì chịu!Tôi chỉ "Người trần ,mắt thịt"thôi,không "bình nữa"!Chào!