Thứ Năm, tháng 12 06, 2012

ÔI HM !

Hồng mai – người dưng khác họ với hoàng mai (Đỗ Xuân Cẩm).

Cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, bao người lại nhớ đến hoa mai. Không chỉ trong những lúc trà dư tửu hậu bên vườn hoa cây cảnh của những người bạn tri âm, không chỉ với những nghệ nhân cả đời chăm chút cây mai vàng, cũng không chỉ trên những cánh thiệp xuân, bìa lịch… mà cả trên diễn đàn báo chí khắp cả nước, đâu đâu dường như mai cũng có hình ảnh của mai. Điều đáng nói là, mỗi lần nói tới mai là một lần gợi cho người ta nghĩ tới biết bao loài thực vật cùng tên, bao gồm cả tên phổ thông lẫn tên địa phương, mà trong số đó có lắm loài chẳng quan hệ họ hàng gì với mai vàng quen thuộc cả, như kim mai, thanh mai, bạch mai, mai hạ, mai chiếu thủy, mai chỉ thiên, mai nhật, hồng mai… Qua thơ văn, lắm trường hợp, từ “mai” còn gây sự tranh luận nhiều chiều. Chẳng hạn như khi đọc hai câu thơ của Nguyễn Du “Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân ven mười” có người bảo là mai vàng, nhưng riêng tôi thì đồng tình với những người cho là bạch mai, vì như thế mới đúng ý “mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Nhưng khi đọc hai câu thơ của Cao bá Quát “Thập tải luân giao câu cổ kiếm/ Nhất sinh đệ thủ bái mai hoa” để nắm bắt xem tác giả muốn đề cập mai gì e phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nó. Và có lẽ hai câu thơ nổi tiếng của Mãn Giác thiền sư ”Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” là trường hợp rất điển hình được nhiều người nhắc tới khi bình luận về mai. Việc nhận định mai trong hai câu thơ này cũng khó đồng nhất giữa mọi người, vẫn có người cho đó là mai vàng, và cũng nhiều người đồng tình với quan điểm nhìn nhận bạch mai. Điều trớ trêu là trong thực tế lại có một loài hoa khá phổ biến mang tên Nhất chi mai, và điều này đã làm cho một số ít người hiểu nhầm ý thơ của thiền sư Mãn Giác. Vậy Nhất chi mai là loài hoa gì? Thật ra, với cái tên như thế cũng khó biện minh được ý nghĩa hàm chứa. Bởi lẽ, hiểu theo ngữ cảnh thì không thể là một cành mai như trong câu “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” được, mà phải hiểu là “mai một cành”. Cách hiểu này cũng dễ đươc chấp nhận trong lĩnh vực phân loại học thực vật, nhưng gợi cho người nghiên cứu là “mai đơn cành”, nhưng trong thực tế thì không phải thế. Loài hoa Nhất chi mai còn có tên gọi là Hồng mai, và theo tôi thì tên gọi này có ý nghĩa thực tế hơn, đó là một tên gọi tượng hình, góp phần vào việc nhận dạng. Hồng mai có tên tiếng Anh là Peregrina hay Spicy Jatropha, tên khoa học là Jatropha integerrima, thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Đây là loài cây bụi thường xanh, cao trung bình 1-3 m; cành nhánh mềm mại, hơi trườn. Lá đơn nguyên hình xoan thuôn, bầu dục hay xẻ thùy, màu xanh thẫm, thường tập trung đầu cành. Hoa mọc thành cụm hình xim, đơn tính, hoa cái mọc ở trung tâm, chung quanh là khoảng 4- 6 hoa đực với tràng hoa 5 cánh màu hồng phấn hoặc hồng thắm; nhị đỏ mang hai bao phấn vàng tạo thành đường viền đẹp mắt. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất hoa cảnh sản xuất hàng loạt chậu hoa Hồng mai lá xẻ, với cỡ cây thấp chứng 30-50 cm, đang được thị trường ưa chuộng. Có lẽ đây là một trong những giống hoa ngắn ngày dễ sản xuất, tăng thu nhập đáng kể cho các chủ vườn. Cây dễ tính, dễ trồng, ưa sáng nhưng chịu được bóng, chịu được khô hạn và đất nghèo dinh dưỡng. Ở chân đất giàu mùn, thoát nước tốt, cây sinh trưởng khỏe, tốc độ sinh trưởng nhanh, gần như trổ hoa quanh năm. Có thể nhân giống bằng giâm cành hoặc gieo hạt. Ở Huế, Hồng mai được trồng khá phổ biến khắp nơi, từ các vườn hoa trong sân vườn đình chùa đến các sân vườn tư thất, nhưng dường như chưa thấy vườn hoa cây cảnh nào sản xuất hàng trăm chậu hồng mai lá xẻ để đưa ra thị trường như một số vườn hoa cây cảnh Hội An.
     http://www.doxuancam/blog/hong  
TQ đưa giúp cái hình HHM trong cái blog này vào với....

Coi  hình của 2 ông TL và Tt, mới hay các chú Trỗi ta ngày xưa rền rĩ, nỉ non như ve sầu tháng hạ bài "HHM" nhưng cóc ai biết mặt mũi HHM ra sao cả. 
 Kết luận: Thằng không biết, khoe "hiểu biết" với thằng không biết gì, làm thằng "không biết gì" tin sái cổ!!

3 nhận xét:

H G nói...

Tôi thuộc vào dạng thứ 2 theo phân loại của TM (tin sái cổ !!) và cũng vui theo cái lý về mai của doxuancam . Ngoài ra , đào cũng vậy : đào bích , đào phai , trúc đào ... rồi thậm chí cái ông dịch giả của bài hát Nga Cachiusa còn viết là : đào vừa ra hoa , cành theo gió đưa vờn trăng tà ... (khi ca từ đang nói về cây táo vào mùa trổ hoa). Cây mai nhà ta cũng có loại trổ măng cơ đấy (miệng ăn măng trúc , măng mai ...)! Thật đáng yêu các ông "vì sự nghiệp 10 năm" khéo tán ! Thật vui khi đọc cái câu KL của TM .

TQtrung nói...

Tt nào đấy TM ơi? Chắc không phải tôi chứ? Tôi không dính gì vào cái đoạn Hoa Hồng mai bên Tầu đâu nhé, đơn giản là chưa thấy nó lần nào.
mà mình cũng không biết bài hát HHM nào, phải nói các anh hồi đó lãng mạn thật!

Thanh Minh nói...

- Sory Tt. Ảnh HHM bên Blog k5 là của TK5.