Thứ Hai, tháng 12 10, 2012

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng B52 : Cuộc chiến MIG 21 và F4



F4 và MIG 21

Cuộc chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam đã trở thành cuộc đối đầu trên không lớn và bi thảm nhất sau năm 1945. Hai bên đã đưa hàng chục máy bay các loại để tham chiến.
Tuy nhiên, gánh nặng chính của cuộc đối đầu trên không là giữa  máy bay MiG-21 và F4 Phatom. Tác giả Vladimir Ilyin trong bài “MiG-21 chống lại Phatom” đăng trên website Topwar.ru có đôi điều lý giải về thất bại của máy bay Mỹ trước MiG-21 của Nga trong chiến tranh tại Việt Nam.  Xem tiếp
MiG-21 kém F-4?
F-4 Phantom II (Con Ma ) là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo vào năm 1958 trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ.
Vận tốc bay tối đa của F-4 là 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, tầm bay xa thực tế không có thùng dầu phụ là 2380km
F-4 được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí có một không hai như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.
Các phiên bản nâng cấp của F-4 có khả năng mang các loại tên lửa đối không: AIM-120 AMRAAM, AAM-3, IRIS-T, Skyflash. Có đến 8.480kg (18.650 lb) vũ khí gắn trên 9 đế trên cánh và thân, bao gồm bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, rocket, tên lửa đối đất, tên lửa đối hạm, vũ khí hạt nhân.
Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.
F4 Con Ma
Đối thủ chính của Phantom trong chiến tranh Việt Nam – máy bay tiền tuyến MiG-21 cũng được chế tạo vào năm 1958. Khác với máy bay Mỹ, máy bay MiG-21 của Nga có tầm hoạt động ngắn. Tải trọng cất cánh thông thường của các biến thể được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam – dưới 8 tấn và có tầm bay xa nhỏ đáng kể - khoảng 1500km. Tuy nhiên, những đặc điểm bay còn lại của MiG-21 không hề thua kém đối thủ Mỹ: vận tốc bay tối đa – 2175-2300km/h, trần bay thực tế - 18000-19000m. Thành phần vũ khí của MiG-21 cũng yếu hơn đáng kể so với Phantom của Mỹ: - 2 (sau đó là 4) tên lửa không đối không tầm trung R-3S (Vympel K-13) tự dẫn bằng tia hồng ngoại cũng như 1 pháo 23 hoặc 30mm (trong hàng loạt biến thế không được trang bị pháo này).
Rõ ràng, MiG-21 và F-4 là những máy bay rất khác nhau, được chế tạo để thực hiện những nhiệm vụ cũng khác nhau.
Chiến tranh tạo ra những anh hùng
F-4 tham gia chiến tranh Việt Nam và là máy bay chiến đấu cuối cùng của Mỹ trong thế kỷ 20 tạo nên "Át" (phi công bắn rơi được từ 5 máy bay địch trở lên): Trong chiến tranh Việt Nam, Không quân có 1 phi công và 1 sĩ quan hệ thống vũ khí, và Hải quân có 1 phi công và 1 sĩ quan theo dõi radar (RIO: Radar Intercept Officer) đạt danh hiệu "Át".
Không quân Việt Nam
Những chiếc F-4C của Không quân Hoa Kỳ ghi được chiến công không chiến đầu tiên trước một chiếc MiG-17 của Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 7 năm 1965, sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, một chiếc Phantom thuộc Phi đội Tiêm kích Chiến thuật 47 tạm thời bố trí tại Việt Nam đã trở thành chiếc máy bay Hoa Kỳ đầu tiên bị tên lửa đất-đối-không (SAM) bắn hạ, và vào ngày 5 tháng 10 năm 1966 một chiếc F-4C thuộc Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật 8 trở thành chiếc máy bay phản lực Hoa Kỳ đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa không-đối-không do một chiếc MiG-21 bắn ra.
Phải công nhận rằng, cuộc cạnh tranh của máy bay MiG và Phatom trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía máy bay của Mỹ: trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi chiến đấu cơ F-4, cũng trong giai đoạn này, “20 chiếc MiG-21 đầu tiên” đã tiêu diệt được 103 chiếc Phantom. Ngoài ra, khi mất một máy bay Phatom cũng đồng nghĩa với việc 2 phi công bị chết hoặc bị bắt làm tù binh.
MIG 21 KQVN
Vì vậy, việc máy bay MiG-21 của Nga bắn trúng F-4 của Mỹ được giải thích không phải lỗi của các nhà chế tạo mà là Mỹ thiếu chiến đấu cơ chuyên môn hóa hạng nhẹ có khả năng đối đầu ngang hàng với MiG-21 của Nga.
Kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành chế tạo máy bay quân sự ở Mỹ cũng như ở Liên Xô. Mỹ đã đáp trả thất bại của Phantom trong những trận chiến trên không bằng việc chế tạo máy bay có tính cơ động cao thế hệ 4 – F-15, F-16 được cho là hơn hẳn MiG-21 trong những trận chiến cơ động gần.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, sự cạnh tranh giữa MiG và Phatom trên bầu trời vẫn chưa chấm dứt. MiG-21 và F-4 lại đối đầu trên kênh đào Suez, trên bầu trời Sinai, ở châu thổ sông Nile, và Syria năm 1973, ở Lebanon vào cuối thập niên 70 – đầu thập niên 80, vào những năm 80-88 của cuộc chiến tranh Iran – Iraq.

Theo Vitinfo  





Không có nhận xét nào: