Tuần VietnamNet
Tác giả: VIỆT LONG (ĐHQG HÀ NỘI)
Bắc Kinh đang dụng chiêu biến không thành có
Sự kiện tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn trên thềm lục địa cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý được dư luận đánh giá là nghiệm trong vì 1) vụ việc xảy ra nằm sâu trong thềm lục địa và đặc quyền kinh tế mà quốc gia ven biển như Việt Nam được hưởng một cách hợp pháp theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982; 2) do một lực lượng chấp pháp của một nước tiến hành có chủ ý; 3) xâm phạm tài sản công của một quốc gia độc lập có chủ quyền. Song dưới con mắt của các phát ngôn viên Trung Quốc thì đó là việc làm "bình thường và hợp lý ở khu vực biển thuộc thẩm quyển và quyền tài phán của Trung Quốc". Thậm chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam "tránh tạo ra những sự cố mới".
Đường lưỡi bò và lập luận lạ lùng
Tháng 5/2009 Trung Quốc lần đầu tiên đưa yêu sách đường lưỡi bò ra trước công chúng, trước Liên hợp quốc nhưng lại lớn tiếng cho rằng con đường này là đường lịch sử đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi và toàn bộ các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm, thậm chí đến cả các bãi chưa từng nổi lên cũng như các vùng nước liên quan, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trong phạm vi con đường này thuộc quyền quản hạt của Trung Quốc. Có nhẽ chỉ những học giả Trung Quốc quen xem mình là trung tâm của thế giới mới có lập luận lạ lùng như vậy.
Cạm bẫy "gác tranh chấp, cùng khai thác"
Như vậy "gác tranh chấp cùng khai thác" của Trung Quốc thực chất chỉ để phục vụ cho điều kiện thứ nhất "Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc". Chấp nhận "gác tranh chấp cùng khai thác", tức chấp nhận đường yêu sách lưỡi bò của Bắc Kinh. Điều kiện chín muồi ở đây là thời điểm Bắc Kinh đủ sức để kiểm soát toàn bộ các vùng biển và lãnh thổ này trong phạm vi đường lưỡi bò. Trong khi chờ đợi điều kiện chín muồi này thì các bên cùng khai thác, tức Bắc Kinh có quyền ngang hàng với nước chủ nhà trong thăm dò, khai thác và quản lý các tài nguyên của họ. Khu vực gác tranh chấp cùng khai thác chỉ được đề xuất trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của nước khác mà Bắc Kinh chưa thể và không thể kiểm soát. Khu vực gác tranh chấp cùng khai thác không được Bắc Kinh chấp nhận ở những nơi họ đã giành được quyền kiểm soát một cách phi pháp như Hoàng Sa và một số khu vực ở Trường Sa.
Đã đến lúc đưa vấn đề ra LHQ
Các nước có quyền lợi ở Biển Đông và ASEAN cần sớm đưa vấn đề giải thích và áp dụng điều 121.3 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 về quy chế các đảo đá ra trước Hội nghị các nước thành viên Công ước Luật biển. Một trong những nguồn gốc làm phức tạp vấn đề Biển Đông chính là sự không rõ ràng của điều khoản này. Và tất cả những nước có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế hợp pháp bị vi phạm cần kiên quyết thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình trước những hành động quá khích, đe dọa tính mạng và tài sản công. Có như thế điều không thể vẫn chỉ là không thể và công lý không bị xói mòn.
Thứ Sáu, tháng 6 10, 2011
Sự cố Viking2 và mưu đồ của Bắc Kinh
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 6 10, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Cái trò:"Gác tranh chấp, cùng khai thác" của thằng chó điên nó giống như con chó sói thò một chân vào bảo chủ nhà cho nhờ một chân quá.
Biển của nó đâu mà nó bảo gác tranh chấp, rồi cùng khai thác, nó có tài sản nào đâu mà bảo là cùng, cùng cái mả cha thằng Trung Quốc.
Đề nghị đ/c Tk5 không chửi bậy, dễ mất tình đoàn kết hữu nghị anh em mà LĐ đang cố gắng giữ gìn bao năm rùi. Nhìn hình ảnh mấy ngư dân mình phải chắp tay trước bọn cướp biển Khựa mà tôi muốn thay bằng bộ mặt của mấy người khác quá. Rất mong anh Tt dùng photoshop giúp đỡ.
Mới các pác đọc một đoạn :
"Câu hỏi cuối. Việt Nam có thể làm gì trong hoàn cảnh này?
Thật ra, chúng ta có hai vấn đề lồng làm một.
Thứ nhất là vấn đề Trung Quốc của Việt Nam.
Nó nằm tại Hà Nội, trong hệ thống lãnh đạo hiện hành. Ta không quên Hà Nội và Bắc Kinh vừa tăng cường hợp tác quốc phòng vào Tháng Tư, một tháng trước khi Đông hải nổi sóng! Và trong khi Bắc Kinh khai thác phản ứng dân tộc - chủ nghĩa Đại Hán - làm lợi thế tuyên truyền và lý do xâm lược, thì Hà Nội lại cấm đoán phản ứng ái quốc của người Việt. Lại còn tiếp tục thực hiện những dự án do Trung Quốc đề xướng và gây bất lợi cho Việt Nam.
Nếu người dân có quyền tự do lên tiếng thì Hà Nội có thêm thế mạnh trong việc đối thoại với Bắc Kinh, nhưng lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không muốn có thế mạnh đó. Tại sao vậy?
Thứ hai là vấn đề Trung Quốc của thế giới.
Nó nằm tại Đông Á, từ eo biển Đài Loan, Điếu Ngư đài xuống tới Hoàng Sa, Trường Sa qua Vịnh Thái Lan đến Vịnh Bengal vào Ấn Độ dương, nó liên quan tới cả chục quốc gia ngoài siêu cường Châu Á là Hoa Kỳ. Các quốc gia trong khu vực rộng lớn này đều quan tâm với vấn đề Trung Quốc và muốn có một sự phối hợp trong phản ứng. Đấy là một lợi thế cho Việt Nam vì tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc tế để có một tiếng nói chung. Và nhất là tránh cho Việt Nam một sự chọn lựa giả tạo là "theo Mỹ hay theo Tầu".
Cho nên, muốn tận dụng được giải pháp quốc tế cho một vấn đề của quốc gia, đảng Cộng sản Việt Nam phải dứt khoát với Trung Quốc. Nếu không, người dân phải dứt khoát với đảng. Và đừng quá hãi sợ Trung Quốc!
Chỉ vì ngay giữa khúc quanh cải tổ này, chính Bắc Kinh cũng chẳng muốn gây ra khủng hoảng, hoặc chiến tranh đâu. Họ trông cậy vào sự đớn hèn của các nước chung quanh sẽ giúp họ đạt mục tiêu!"
Hay nhất là câu cuối. Mà sự đớn hèn của VC có từ lúc nào, hả các pác!
Sưu tầm trên một web, ko dám đưa tên ra. Tay sai của Tàu mà biết , nó thông báo cho "Sinh tử lệnh" đọp cho một phát thì hết chổ đọc!
4 SG
Thấy bác Triết và ba Dũng phản ứng cũng tàm tạm . Bác Trọng và bác Mạnh đi đâu rồi hè . K6LS
Đăng nhận xét