Có mấy ý mọn bàn với các anh:
Lãnh hải ở đây được hiểu là vùng biển kinh tế đặc quyền mà Trung Quốc vừa có hai vụ sử dụng bạo lực với Việt Nam.
1. Vùng biển có chủ quyền không tranh cãi: theo khẳng định của tất cả các giới có liên quan (ngoại giao, luật gia, doanh nghiệp khai thác biển) thì Công ước Quốc tế về Luật biển công nhận các quốc gia có vùng lãnh hải 200 hải lý. Sự việc 2 lần phá hoại thiết bị thăm dò địa chấn tầu thuộc VN của phía TQ hoàn toàn nằm trong vùng lãnh hải này.
2. Tại sao TQ bất chấp luật pháp quốc tế:
2.1. Nguyên nhân sâu xa là TQ cố hiện thực hóa đường lưỡi bò 9 khúc nhằm độc quyền khai thác tài nguyên hoặc nhượng quyền khai thác tài nguyên theo các điều kiện của mình. Việc nhượng quyền với các điều kiện ngặt nghèo chưa phải lúc được đưa ra mà đang được dụ dỗ bằng cái gọi là "Trung Quốc sẽ cởi mở để các nước tuyên bố chủ quyền khác cùng thăm dò dầu khí trong khu vực."
2.2. Nguyên nhân trực tiếp khiến TQ buộc phải xâm phạm luật pháp quốc tế mà TQ đã tham gia tuân thủ là ngăn cản các hoạt động thăm dò chính xác địa hình đáy biển vùng lãnh hải. Bên cạnh việc thăm dò địa tầng tìm dầu khí thì kết quả thăm dò sẽ bao gồm địa hình đáy biển rất cần thiết cho hoạt động của tầu ngầm. Lợi dụng được địa hình đáy biển vùng lãnh hải sẽ có lợi chiến thuật cho các tầu ngầm bảo vệ vùng biển lân cận tầm tác chiến của vũ khí.
3. Phản ứng đúng luật: lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế của nước có chủ quyền. Các nước khác được nước có chủ quyền bảo vệ trong vùng lãnh hải. Chỉ có nước chủ quyền được sử dụng vũ lực hợp pháp để chống lại các bạo lực bất hợp pháp trong lãnh hải của mình như cướp biển, xung đột bạo lực,...
Như vậy trong vùng lãnh hải, HQNDVN được phép sử dụng quyền lực quốc gia bao gồm cả vũ khí để đàn áp các hoạt động phi pháp xâm phạm an ninh của tất cả các đối tượng trên vùng biển của VN.
Nhớ lại sự kiện vịnh Bắc Bộ 1964 Mỹ dựng ra việc HQNDVN tấn công tầu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế. TQ chắc cao tay hơn nên đang khiêu khích để HQNDVN tấn công tàu chấp pháp TQ trên vùng lãnh hải VN?
Thứ Sáu, tháng 6 10, 2011
Bàn về chống xâm phạm lãnh hải
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 6 10, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
"Câu hỏi cuối. Việt Nam có thể làm gì trong hoàn cảnh này?
Thật ra, chúng ta có hai vấn đề lồng làm một.
Thứ nhất là vấn đề Trung Quốc của Việt Nam.
Nó nằm tại Hà Nội, trong hệ thống lãnh đạo hiện hành. Ta không quên Hà Nội và Bắc Kinh vừa tăng cường hợp tác quốc phòng vào Tháng Tư, một tháng trước khi Đông hải nổi sóng! Và trong khi Bắc Kinh khai thác phản ứng dân tộc - chủ nghĩa Đại Hán - làm lợi thế tuyên truyền và lý do xâm lược, thì Hà Nội lại cấm đoán phản ứng ái quốc của người Việt. Lại còn tiếp tục thực hiện những dự án do Trung Quốc đề xướng và gây bất lợi cho Việt Nam.
Nếu người dân có quyền tự do lên tiếng thì Hà Nội có thêm thế mạnh trong việc đối thoại với Bắc Kinh, nhưng lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không muốn có thế mạnh đó. Tại sao vậy?
Thứ hai là vấn đề Trung Quốc của thế giới.
Nó nằm tại Đông Á, từ eo biển Đài Loan, Điếu Ngư đài xuống tới Hoàng Sa, Trường Sa qua Vịnh Thái Lan đến Vịnh Bengal vào Ấn Độ dương, nó liên quan tới cả chục quốc gia ngoài siêu cường Châu Á là Hoa Kỳ. Các quốc gia trong khu vực rộng lớn này đều quan tâm với vấn đề Trung Quốc và muốn có một sự phối hợp trong phản ứng. Đấy là một lợi thế cho Việt Nam vì tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc tế để có một tiếng nói chung. Và nhất là tránh cho Việt Nam một sự chọn lựa giả tạo là "theo Mỹ hay theo Tầu".
Cho nên, muốn tận dụng được giải pháp quốc tế cho một vấn đề của quốc gia, đảng Cộng sản Việt Nam phải dứt khoát với Trung Quốc. Nếu không, người dân phải dứt khoát với đảng. Và đừng quá hãi sợ Trung Quốc!
Chỉ vì ngay giữa khúc quanh cải tổ này, chính Bắc Kinh cũng chẳng muốn gây ra khủng hoảng, hoặc chiến tranh đâu. Họ trông cậy vào sự đớn hèn của các nước chung quanh sẽ giúp họ đạt mục tiêu!"
sưu tầm
Hay nhất là câu cuối!
4 SG
Đăng nhận xét