Đã bao giờ bạn từng nhìn thấy một kẻ lẩm bẩm tự nói với mình và... tự hào, kích động?
Hãy xem diễn giả của TQ nói ở khắp mọi diễn đàn quốc nội, quốc tế, về vấn đề Biển Đông!
Có cái gì đó của chủ nghĩa chủng tộc thượng đẳng Đức Quốc xã?
(Nội dung trích lược các nguồn)
Học giả quốc tế chỉnh huấn TQ về Biển Đông Bài hay, nên đọc nguyên văn.
McCain: Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain khẳng định: “Điều khiến tôi lo ngại, và tôi cho rằng nhiều người trong số các quý vị cũng vậy, là những tuyên bố đòi chủ quyền bành trướng mà Trung Quốc đang đưa ra ở Biển Đông; lý do đưa ra cho những tuyên bố này thì không có cơ sở nào theo luật quốc tế; và những hành động ngày càng quyết liệt mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm khẳng định quyền tự tuyên bố của họ, trong đó có cả những vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của các nước ASEAN, cũng như hàng loạt vụ việc gần đây liên quan đến Việt Nam và Philippines."
Vị thượng nghị sĩ Mỹ chỉ rõ: “Nguyên do chính làm căng thẳng gia tăng và khiến cho việc đạt được một giải pháp hòa bình ở Biển Đông bị bế tắc chính là “hành xử mang tính hiếu chiến” và “yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" của Trung Quốcở Biển Đông”.
Thượng nghị sĩ John McCain cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông: giải quyết bằng đàm phán đa phương. Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc đàm phán như vậy.
Ông cũng nói rõ, vấn đề Biển Đông chủ yếu là quan hệ của Trung Quốc với láng giềng, không phải là chuyện quan hệ Mỹ - Trung, tuy nhiên, Mỹ cần tiếp tục làm rõ chỗ đứng của Mỹ về việc những tuyên bố nào Mỹ ủng hộ, tuyên bố và hành động nào thì không, kế hoạch hành động của Mỹ để ủng hộ các đồng minh nhất là trong quan hệ với Philippines.
Theo ông John McCain, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết những khác biệt của chính mình, để tăng đoàn kết trong nội bộ ASEAN trong xử lý với Trung Quốc. “
“Trung Quốc muốn chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau. ASEAN cần tạo thành một mặt trận thống nhất”
Hơn nữa, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó, Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải"
Đồng thời, Mỹ và ASEAN cần “tăng các hoạt động tập trận chung, tạo nên bức tranh về hoạt động chung ở Biển Đông để có thể đáp trả lại bất kì mối đe dọa nào”.
Bác bỏ lập trường của TQ về Biển Đông
Sau phát biểu của ông Su Hao, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, trong phiên thảo luận đầu tiên về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã ngay lập tức lên tiếng phản bác các lập luận của học giả Trung Quốc, đặc biệt là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền đường chữ U.
Trong bài phát biểu ngay sau đó, ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, nói: "Tôi không cho rằng Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền."
Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường chữ U liên quan tới lịch sử. Ông nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS."
Tiến sỹ Dutton cũng nói rằng việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS.
Nhà nghiên cứu nổi tiếng, giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.
Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường chữ U) không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.
Bà Antrim nói: "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữ U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó."
Trong phiên thảo luận buổi chiều, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đưa ra cách giải thích cho các sự kiện này.
Trước câu hỏi của học giả Trung Quốc về việc tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, tiến sĩ Trần Trường Thủy nói: "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la".
Sáng 21/6, cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tiếp tục diễn ra
Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của ĐH Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
"UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế."
Liên quan đến DOC, trong cuộc thảo luận trước đó, Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.
Về cơ chế "khai thác chung," hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp. (Lời bình: đồng ý khai thác chung vô nguyên tắc có nghĩa là tra chân vào bẫy sập của TQ.)
VietInfo
Quan điểm Trung Quốc
Những điểm chính trong bài diễn văn của Giáo sư Su Hao có thể được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, lịch sử chứng minh là Trung Quốc đã có mặt ở biển Ðông từ hơn 2000 năm nay, và vì lẽ đó chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc ở biển Ðông đã được nhiều quốc gia công nhận. Thế nhưng không hiểu tại sao một số các nước láng giềng (Việt Nam) tự nhiên lại lúc thế này lúc thế kia, làm vấn đề trở nên phức tạp.
Thứ hai, bảo vệ chủ quyền đất nước là một vấn đề vô cùng quan trọng, vì “không chính quyền nào mà nhượng bộ chủ quyền có thể tồn tại”.
Sau khi đã chứng minh chủ quyền hiển nhiên của Trung Quốc, Giáo Sư Su Hao đề nghị rằng vì muốn duy trì sự ổn định trong vùng, Trung Quốc sẵn sàng “tạm gác vấn đề chủ quyền” qua một bên và đề nghị giải pháp “khai thác chung”.
Phản ứng
Nhiều cử tọa cho rằng Giáo sư Su Hao tỏ ra mâu thuẫn khi trong phần kết luận, ông một mặt kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong giải pháp này, mặt khác lại nói rằng nhiều phần đề nghị “khai thác chung” của ông sẽ mang đến ổn định trong vùng, trừ trường hợp có sự “xen vào” của Hoa Kỳ.
Diễn giả đầu tiên phản pháo phần trình bày của Giáo Sư Su Hao là ông Termsak Chalermpalanupap, giám đốc Tổng cục chính trị và An ninh của Ban Thư Ký ASEAN.
Ông mở đầu phần trình bày của mình bằng câu nói đùa:
“Nghe phần trình bày của Giáo sư Hao, tôi mới thấy rõ một điều là thật ra các nước ASEAN chúng tôi và Trung Quốc đều đồng ý với nhau, khác chăng là về phong cách.”
Ông dừng một chút rồi tấn công vào chủ trương của Trung Quốc: “Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì nói và lấy (talk and take).”
Thứ Tư, tháng 6 22, 2011
Hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông (Mỹ)
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Tư, tháng 6 22, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
9 nhận xét:
Hội thảo để răn đe nhau thôi, nhưng mà có cái hay là Mỹ tố cáo TQ tham lam, kẻ chuyên bắt nạt các nước nhỏ láng giềng, lại còn bị phanh phui đường lưỡi bò là không thể chấp nhận, ko có căn cứ để mà nhìn nhận, TQ thật bẽ mặt quá.
Nghe hơi nhau ở chỗ này. Không phải là không có tác dụng răn đe, nhất là lại có thằng to đi với thằng nhỏ vào một phe.
Mình càng tin ở cái đúng của mình.
Cũng tin ở việc có thỏa hiệp giữa các nước lớn thì cũng đến mức nào thôi. Thực sự cái lưỡi Tầu nó muốn liếm mặt Mỹ vụ này.
Người dân TQ không tự nhìn được mặt mình:
Dù căng thẳng trên biển Đông bắt nguồn từ những hành động xâm phạm chủ quyền và gây hấn của Trung Quốc. Tuy nhiên đa phần người dân Trung Quốc lại hiểu sai bản chất vấn đề, họ cho rằng Việt Nam cùng với một số quốc gia khác trong ASEAN đang là những nước gây căng thẳng tình hình biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đã tổ chức một cuộc thăm dò trực tuyến đối với 13.000 người tham gia, trong đó có 86% hiểu sai về Việt Nam và không hiểu rõ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Bọn tàu ô nó ngu lắm, ngu thật sự chứ ko fải gét nó thì nói vậy đâu
Bởi vậy CP nó nói gì là nó hiểu như vậy mà, thông cảm cho bọn vô học này phát(nói theo kiểu của NT)
Hề hề, ngược lại thì đa phần người dân Việt Nam hiểu rất rõ bản chất của 16 chữ vàng nhưng lại có thế lực của một nhúm người không muốn hoặc không cho phép họ hiểu như vậy. Đa phần dân Trung Quốc hiểu sai là phải thôi bởi vì có ai giải thích cho họ đâu trong khi đó thì hàng ngày báo chí và truyền hình T.Q hướng cho họ hiểu như vậy.
Người dân TQ bị ít nhất là hai rào cản: một là sự bưng bít truyền thông; họ có rất ít cơ hội tiếp nhận truyền thông từ ngoài vào, điển hình là internet. VN cũng bị bên ngoài liệt vào hàng gần bằng TQ mà xem ra đã khá dễ dàng tiếp cận rồi.
Thứ hai là ngôn ngữ. Giá sử có cách nào chọc thủng được phòng tuyến truyền thông của TQ thì họ cũng ít người đọc được tiếng Anh. Có đọc được cũng không dám phát tán.
Đành làm "dân ngu" như anh Tk5 nói vậy.
Thế mới biết dân Việt Nam nhà mình thông minh, dù có bị bưng bít, bị lái theo hướng khác mà vẫn nhận ra được bản chất của vấn đề. Tầu thua là phải.
@PH:"Thế mới biết dân VN mình thông minh"-đó chỉ là ACE Trỗi nhà mình thôi(tự hào chút).Ở quê rất ít người hiểu được vấn đề nhưng ý chí chống Tàu rất cao.
Còn tại sao dân TQ luôn nghĩ rằng Biển Đông là của họ vì từ khi họ học Mẫu Giáo đã có bản đồ "lưỡi bò"rồi.TQ đã cho cả vào sách giáo khoa...nên rất khó giải thích cho dân TQ hiểu nên họ làm"dân ngu"như Tk5 nói là phải thôi.
Người ta hội thảo sôi nổi như vậy còn mình thì sao ? Các bác cứ nhấn vào đâythì thấy . Chán .
Đăng nhận xét