Thông tấn xã Việt Nam (Việt cộng)
(Trích nhiều đoạn)
Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ với người đồng cấp Trung Quốc về sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26/5 đã bị tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Lương Quang Liệt bên lề Diễn đàn an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-la 10) chiều 3/6, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại.”
Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước, đồng thời nhấn mạnh: “Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), một văn kiện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc.”
Theo đề nghị của Ban tổ chức Đối thoại Shangri-la, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể về chủ đề “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới”, trong đó đề cập sự việc tàu Bình Minh 02 một cách khách quan để khu vực và thế giới hiểu đúng. Đại tướng cho rằng dù bài phát biểu không đề cập vụ việc thì thế giới cũng biết rõ vì trên tàu Bình Minh 02 có thuyền trưởng là người Nga và có thủy thủ đoàn mang nhiều quốc tịch khác nhau.
Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết trong lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-la, ông sẽ có bài phát biểu về tương lai hợp tác an ninh của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình, mọi bên “cùng thắng”.
Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. Ông nói: “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương. Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC.”
Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh về việc hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. Ông nói: “Quân đội hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra.”
Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông có thể phải giải quyết lâu dài. Do vậy, ngành ngoại giao hai nước cần đàm phán hòa bình và lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đối thoại, đưa ra những quyết sách mà hai bên có thể chấp nhận được. Việt Nam cũng sẵn sàng cùng Trung Quốc hợp tác phát triển ở khu vực hai nước có tranh chấp thực sự chiểu theo UNCLOS 1982.
Thứ Bảy, tháng 6 04, 2011
Hai bộ trưởng QP VN và TQ gặp nhau tai Singapore
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 6 04, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Theo những gì mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ nói "là chấp pháp bình thường" việc hải giám TQ xâm phạm vùng đặc quyền KT và ngăn cản đương sự VN hoạt động thì cần phải hiểu lời ông Bộ trưởng Quốc phòng này là "QGPND TQ chưa tham gia gì vào những việc này"; có nghĩa là trong những trường hợp khác họ có thể tham gia, ngay trong vùng biển hoàn toàn thuộc về VN.
Có một bài lý luận khiêu khích kích động được cho là của TQ không chính thống. Tuy nhiên nó phù hợp với những gì mà CP TQ đang thể hiện.
Tài liệu chỉ để tham khảo
Việt cộng của TTXVN nói ông Lương nói sẵn sàng thảo luận đa phương. Thấy nghi nghi vì họ vốn phản đối đa phương.
Nay theo Báo Đất Việt thì "Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng khẳng định, các nghị định thư về quan hệ quốc tế như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển và các thỏa thuận song phương, sự đồng thuận trong hợp tác trên biển cần được tôn trọng khi các nước hợp tác về an ninh trên biển. Các nước cũng nên giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đối thoại hữu nghị và song phương."
Đăng nhận xét