Được anh em tán đồng vì cóp nhặt mấy ý kiến dân gian về vụ chị Ba Sương Nông trường Sông Hậu. Chưa đến hồi kết, chả biết trúng trật thế nào, anh em "duyệt", thế là sướng cái đã. Mà thói đào nương cầm phách được các chủ chầu tom chát ngợi khen thì giọng càng lả (bốc phét tí cho có vẻ thạo đời, he he). Để lý giải cho cái ý rằng "các anh hơi bị cảm tính", tôi xin "khêu gợi các đồng chí" một ý nhỏ về hành chính chuyên nghiệp để các đ/c suy nghĩ (giọng CTV đại đội; em xin lỗi thầy B).
Có một ai đó nói ra điều tôi đã lấy làm tâm đắc "một quốc gia có lực nội sinh nhờ 4 yếu tố: chính trị dân chủ, kinh tế thị trường, giáo dục phổ cập và hành chính chuyên nghiệp".
Anh em ta chắc chả ai cho hành chính là vớ vẩn, dù cái "hành chính quan liêu bao cấp" vẫn bị chửi mỗi lần có dịp. Thật sự cho tới giờ nếu ai nghĩ rằng nền hành chính của chúng ta trước kia là quan liêu bao cấp là sai. Người ta nói "quản lý kinh tế bằng cơ chế hành chính" đáng bị lên án, thêm "quan liêu bao cấp" thì lại còn tệ hơn nữa. Kinh tế phải được quản lý theo cơ chế thị trường. Nhà nước tác động vào các yếu tố thị trường để điều chỉnh nền kinh tế. Đổi mới đã chuyển nền kinh tế của nước ta theo hướng thị trường. Như thế là được một cái, dù thế nào.
Nhưng mà chắc cũng ít anh biết hành chính quan trọng thế nào, bằng chứng là phát biểu của các anh ít phần "hành chính". Không có hành chính thì các phát biểu chỉ còn là cảm tính (tình cảm), hoặc chính trị (mưu trí).
Hành chính là toàn bộ các định nghĩa và các quy tắc về hoạt động và quan hệ của các yếu tố xã hội. Hành chính bao trùm tất cả các khái niệm xã hội mà chúng ta có thể biết đồng thời lại chi tiết cho tới việc "đi theo lề phải". Bởi thế không đơn giản để có thể nhận thức cho hết về hành chính.
Nếu đồng ý như trên tất mọi người sẽ đồng ý rằng hành chính không có tính người và từ đấy phóng to lên thì hành chính không có tính chính trị mà có tính khoa học về tổ chức xã hội và các kỹ thuật thực hiện. Cái đó gọi là hành chính chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp của hành chính đảm bảo cho một xã hội tồn tại có tổ chức với bất cứ chủng tộc nào, bất cứ xu hướng chính trị nào.
Trở lại với điều tâm đắc, chính trị chúng ta có "dân chủ gấp trăm lần dân chủ tư sản", kinh tế chúng ta có kinh tế thị trường mà đến Mỹ cũng đã công nhận, giáo dục dù có đang bị lo lắng thì so với nhiều nước dân trí ta vẫn hơn nhiều, duy có hành chính là có vẻ như ngày càng không chuyên nghiệp.
Sự không chuyên nghiệp đến mức nào của nền hành chính đương nhiên anh em ta không dễ đánh giá. Nhưng nếu lấy tính chuyên nghiệp làm chuẩn thì nền hành chính của chúng ta đang ở phía đối diện. Ở đó nền hành chính của chúng ta có rất nhiều "nhân tính" và rất nhiều "chính trị". Nói giọng học thuật thì hành chính đã bị "cá thể hóa" ở mức quan hệ con người và "chính trị hóa" ở mức xã hội, chưa kể cái cá thể còn có khi được lồng vào chính trị. Cái này thì ai cũng có thể nhận thấy từ giao tiếp hàng ngày cảm tính của tôi xung đột với cảm tính của anh đôi khi bất phân đúng sai cho tới những chuyện hoành tráng không thể hiểu.
Bảo rằng con người ta bây giờ sao xấu quá. Ừ thì xấu thật. Nhưng ai đảm bảo rằng bản thân mình, người thân trong gia đình mình vào những địa vị như thế không xấu. Bởi vì những cái đã "hóa" tức là nó có căn nguyên mà mỗi con người không dễ cưỡng lại. Cùng lắm chỉ là từ bỏ hoặc bị đào thải ra khỏi những yếu tố có thể bị "hóa", để giữ lại chính con người mình trong nền hành chính ấy.
Đấy là những lời về hành chính Nhà nước. Còn hành chính doanh nghiệp thì lại là chuyện bên trong, thường người chủ doanh nghiệp duy trì được vì quyền lợi của chính mình.
Thứ Ba, tháng 11 24, 2009
Hành chính chuyên nghiệp
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 11 24, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
19 nhận xét:
Baì này hàn lâm quá , muốn com mà chẳng biết com thế nào .
Đừng com. Dây cà ra dây muống, thế nào cũng có người chạy sang "lề trái" là vi phạm hành chính đấy.
Nhất trí với Quý nhẽo:
Rằng hay thì thật là hay
Nói đi nói lại em không hiểu gì.
Ý tứ sâu xa lắm. Người lông dzân Sông Hậu chúng em chỉ quan tâm đến chuyện ai thương mình thực sự, ai quan tâm đến lợi ích của mình. Đơn giản vậy thôi!
Thực ra người ta vừa bửa cái đầu bạc của em ở cái Khóa cao cao cấp gì ấy, nhồi một ít "hành chính chuyên nghiệp" vô. Chả biết "phản ứng thuốc" thế quái nào mà cứ nhìn vào thực tế lại đâm đâm ngứa ngáy toàn thân.
TM
Nhiều khi tôi tự tách mình khỏi cộng đồng xã hội để có dịp ngắm nghiá,để làm gì?là để tự xác định chỗ đứng của mình hầu có cách ứng xử thích hợp mà thôi.Đó là cách mà tôi tự cho là mình nên làm để tự hoàn thiện. tác dụng đến đâu chưa biết nhưng có cảm nhận rằng, một cá nhân đơn lẻ mà biết tìm cách để cho con người mình không trì trệ ,để tiến tới một cuộc sống có chất lượng hơn thì anh ta buộc tự đưa mình vào một khuôn phép nhất định,nhỏ cho một cá nhân là vậy huống gì một xã hội ,cái xã hội ấy muốn hoàn thiện , muốn tiến lên thì dĩ nhiên là phải trăn trở ,phải cải tiến, còn nếu như tự cho rằng cái mình làm là tốt thì là tự huyễn hoặc mình đấy thôi,cái hành chính như TQ nói suy ra có khác gì phương cách điều hành xã hội .điều hành tốt thì có một xã hội văn minh.xã hội chưa văn minh thì đó là phương cách điều hành kém.đi kèm theo tất nhiên là những con người điều hành "quá giỏi".Thực ra bàn về những điều này -nói yếm thế một chút- nên ở tầm HVHCQG,còn chúng ta ,cũng nên trăn trở vừa phải ,đủ để thấy rằng mình là người có tâm là đủ, sa vào mấy cái này tôi e rằng mấy món rượu Tây ,Ta không có người dùng thì phí lắm.
Theo như đáng giá của chiên gia, đương nhiên là nước ngoài rồi, thì nền hành chính VN hiện nay, lạc hậu 200 năm. Ngĩa là đang ở cái thời kỳ bình minh CNTB châu Âu. Cho nên tương ứng với nó (nền HC) là sự cai trị xã hội mà,... điển hình là vụ NT Sông Hậu.
4 SG
...Và vì thế ở trong các phiên tòa NTSH và PCI người ta thấy vô số dấu vết của sự vô lại .
HT thật đáng ghét vì ... nói quá đúng. Hành chính VN thì rất cảm tính như cái hồi chúng ta "đi theo lý tưởng" thật. Tuy vậy có những nước vẫn đưa cảm tính vào hành chính. Không phải là đã nghiên cứu kỹ, nhưng mình thấy các phiên tòa ở ... Mỹ có một đoàn bồi thẩm khá đông đảo. Đoàn bồi thẩm này có quyền đưa ra ý kiến quyết định là có tội hay không có tội qua những tranh biện trước tòa.
Phải chăng việc đưa cảm tính vào những công việc hành chính cũng cần được hành chính?
TT
TT lại nhầm hành chính với tư pháp rồi. Hành chính là "thế này, thế này" anh làm "như thế như thế" tức là sai phạm. Sai phạm bị xét xử nhẹ thì hành chính, nặng thì ra tòa.
Tòa thì có thể cảm tính chứ hành chính tuyệt đối không có cảm tính tình cảm gì hết.
Bản thân tư pháp có cảm tính cũng là dựa vào bồi thẩm đoàn, như ở Mỹ, là những công dân được lựa chọn và được nhặt vào một cách ngẫu nhiên theo một quy luật nào đó để đảm bảo thành phần tương đối đại diện cho lương tri xã hội.
Cảm tính có ở mọi nơi, nhưng người ta chỉ chấp nhận những cảm tính tiến bộ, tức là phù hợp với mong muốn (nếu có thể xác định được) của xã hội. Cái đó chính là phẩm chất vượt trội của người công chức.
Như Tôn Gia đã nói đúng là bài này ở dạng... Lý luận cao, nhưng tôi qúa búc xúc với diễn biến của vụ NTSH. Không hiểu tự hỏi rằng vì mục đích gì của một nhóm người chúng dám đánh vào lịch sử quá khứ của dân tộc. Nếu chúng thắng thì sự việc sẽ đi đến đâu???. Lòng tin vào chân lý, vào chính quyền hiện nay sẽ ra sao???. Tôi rất muốn hiểu kẻ nào đứng sau vụ này?, ai là kẻ chỉ đạo? Nếu chỉ một... lãnh đạo của tỉnh Cần Thơ thì sao dám làm cái chuyện bắn đại bác vào quá khứ. Không còn biết tin vào ai đây???. Ôi biết tin vào cái gì đây khi mới đây là nhân vật khiến ta tự hào thì nay lại là kẻ phạm tội. Có phải bây giờ ai muốn làm gì cũng được miễn là chúng muốn...?
Nhân dân đâu, những người có lương tri đâu hết rồi mà để sự việc đến nỗi này???. Cho tôi một két Dr Thanh!
TTXVH
@TTXVH : trà Dr. Thanh không đủ ông giải tỏa ấm ức đâu. Chỉ có đá cây thôi.
Anh em nào có địa chỉ trang website chiếu cảnh lính Tầu tàn sát bộ đội hải quân của mình trên đảo thuộc hải phận VN thì cho tôi xin. Trước đây tôi đã xem nhưng quên không lưu lại. Cám ơn nhiều.
Xin lỗi T.Q là đã mạn phép blog để hỏi tin riêng.
Khen thay cho PH! Bậc đại trượng phu dù lúc quốc sự khiến lòng người hoang mang, ý dân li tán mà vẫn không quên... đá cây.
Thật đáng khâm phục vậy!
Có một điều anh em ta không để ý: chính vì coi việc hành chính là hàn lâm, là xa vời đâu đâu nên người dân thường không nhận thức được cái "hành chính dân quyền" để mà làm cho đúng với quyền và trách nhiệm của mình. Điều này dễ dẫn tới sai phạm. Khi sai phạm mà phải đối diện với "hành chính công quyền" thì thường là tìm các "tình tiết bao che và giảm nhẹ" chứ không tự giác nhận hình phạt (vì làm gì có í thức hành chính). Chính điều này làm cho "hành chính công quyền" có cơ hội trở nên hủ bại. Thí dụ này nhìn từ phía "dân quyền", không có nghĩa bao che cho sự tha hóa có nguồn gốc từ phía "công quyền".
bác PH đang bàn về "lý luận" mà vẫn ko quên nhiệm vụ "tiếp thị".
Ơ H.T,tớ thấy ý dân có li tán đâu nhỉ, chỉ có quan thôi. Đá cây giải nhiệt nhanh hơn ( và bảo quản tốt hơn, nhất là khi trời nóng như đổ mỡ ).
To:PH Ông vào Google ,đánh chữ "Trường sa 1988" có nhiều site về đề tài này để ông chọn, xem lại thì treo hai cây đá lên đầu nhé.
Cám ơn Tt. Lần trước tôi xem cuốn video ấy thì tôi đã khóc rồi. Tôi muốn tìm lại vì mấy đứa bạn Séc muốn xem. Chục cây đá cũng không ăn thua đau Tt ạ. Đau lắm
Hồi xưa tụi tôi được ghé thăm Nông trường Sông Hậu. Trưởng đoàn tôi là ông Bảy Ái, Phó Chủ tịch Tp.HCM kiêm Phó trưởng Ban quản lý các Khu chế xuất Tp.HCM. Chị Sương dẫn tụi tôi đi tham quan và trả lời các câu phỏng vấn của đoàn. Chúng tôi khen nức nở. Tôi xưng danh tánh ông trưởng đoàn để cô bác hình dung được tính đứng đắn của lời khen ngợi, chứ nếu nói là tôi mở miệng khen thì cô bác thấy chả có giá trị gì.
Tiếc là hồi đó đoàn tôi có dùng bữa cơm trưa với nông trường, làm cho bây giờ chị Sương bị Tòa Cần thơ quy là thâm dụng công quỹ.
Nay tụi tôi xin được thanh toán số thực phẩm do đoàn tôi gây ra hồi đó - để giảm phần nào sự "thâm hụt công quỹ" như Tòa đã nói ở trên.
Tụi bới bèo ra bọ.
HCQuang
Riêng về Quản lý Hành chính Nhà nước:
Hiểu theo cách của dân tài xế thì Hành chính là cái xe hơi (xe buýt công cộng 52 chỗ chẳng hạn) còn Chính trị là anh tài xế.
Xe hơi nhất thiết phải có động lực (máy), phải có thắng (phanh) vì sự an toàn, phải có bộ gầm làm chỗ dựa cho tất cả những cái khác, phải có nhớt bôi trơn bộ máy, phải có năng lượng (xăng) để vận hành, phải có... và cùng với các tính năng kĩ chiến thuật, nó được gọi là xe hơi và sẵn sàng vận hành đúng như Catalo đã chỉ dẫn.
Anh Tài xế không thể bỏ bớt cái thắng với lí do không cần thiết, hoặc lắp 2 vô lăng cho nó linh hoạt hơn, ...
Cái xe hơi không có quyền chỉ chở khách này mà không chở khách kia, không có quyền quyết định hướng đi, rẽ trái rẽ phải, tăng ga, thắng gấp, ...
Nhưng ở ta, nhiều lúc tài xế muốn trở thành một bộ phận của xe hơi. Lúc thì anh tài muốn trở thành cái thắng mà quên mất mình chỉ việc đạp nó vài phát là OK, lúc muốn trở thành cái vô lăng mà quên mất là mình chỉ việc vặn tai nó theo ý mình muốn.
Ngược lại, nhiều lúc xe hơi đòi chia sẻ quyền quyết định. Cái xe đòi tài xế phải biểu quyết với nó mỗi khi anh tài định thắng, định vặn vô lăng, và phải trả lời câu hỏi "chúng ta tính đi đâu".
HCQuang
Đăng nhận xét