Chủ Nhật, tháng 6 01, 2008

QUỐC TẾ THIẾU NHI

Có ai giải thích giùm BaChai tui tại sao chúng ta lại gọi ngày 1/6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi? (Trong bài này tui sẽ gọi là QTTC= Quốc tế Trẻ con= “The International Children’s Day”).

Tra cứu trên Wiki về ngày 1/6, BaChai tìm được các sự kiện như sau:
- Thành Cát Tư Hãn hạ thành Bắc Kinh (Tàu, 1204)
- Ngày sinh của minh tinh màn bạc Marilyn Monroe (Mỹ, 1926)
- Lần đâu tiên tổ chức thi lấy bằng lái xe (Anh Quốc, 1936)
- Trùm phát xít Ion Antonescu bị treo cổ (Rumani, 1946)
- Ngày một số nước (đa số thuộc phe ta xưa) gọi là QTTC. Lý do vì sao chọn ngày này thì potay.com.
- …
http://en.wikipedia.org/wiki/June_1
http://en.wikipedia.org/wiki/Children's_Day

.
Nhân “QTTC 1/6” năm nay rơi vào ngày nghỉ cuối tuần, BaChai có thời gian tìm hiểu đôi chút về đề tài này. Vì UNICEF (United Nations Children’s Fund) đã được các nước, kể cả nước ta, công nhận là cơ quan quốc tế có thẩm quyền về các vấn đề trẻ con, BaChai lân la hỏi bác Gúc cụm từ “International Children’s Day + UNICEF”. Mấy đáp án như sau của bác Gúc chắc chắn là chưa đầy đủ, bác nào kiến văn thì lên tiếng, BaChai tui xin thỉnh giáo.

.
Ngày 20/11 trong khi ở Việt Nam chúng ta gọi là ngày Nhà giáo, thì lại được UNICEF công nhận là ngày “Universal Children’s Day” (tạm dịch “Ngày Trẻ con Hoàn vũ”) để khuyến khích tình bạn và sự thông hiểu lẫn nhau của bọn trẻ. Đây cũng là ngày Đại Hôi đồng LHQ đã thông qua Tuyên ngôn Quyền Trẻ Em (1959) và Công ước Quyền Trẻ em (1989).
http://www.un.org/depts/dhl/children_day/

(Nhân tiện cũng lạc đề đôi chút. Bác Gúc trả lời tui rằng không có ngày Quốc tế Nhà giáo nào rơi nhằm ngày 20/11 dương lịch, chỉ có ngày “World Teachers Day” 5/12 đã được UNESCO công nhận: http://en.wikipedia.org/wiki/World_Teachers'_Day
Có lẽ bởi dzậy nên từ độ có Đổi mới, Việt Nam ta mới khiêm tốn giáng chức ngày 20/11 xuống làm ngày Nhà giáo Việt Nam, cũng như ngày 8/3 thì Phụ Nữ Quốc tế biến thành Phụ Nữ VN. BaChai cũng là nhà giáo nhưng đã mất dạy phần nhiều, nên mới khuyên các thày cô nhà mình cũng đừng lấy chuyện này làm buồn).

.
Ngày Chủ nhật thứ hai của mỗi tháng 12 được UNICEF gọi là ngày “International Children’s Day of Broadcasting”, giải nghĩa nôm na ra là ngày mà các bác báo đài cần ráng mần công chuyện vì sắp nhỏ.
http://www.unicef.org/videoaudio/video_33610.html

.
BaChai thấy đáng học hỏi nhất là ngày QTTC 23/4 do nước Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng, được UNICEF công nhận là “International Children’s Day”.
http://www.turkishnews.com/DiscoverTurkey/culture/april23/
http://www.internet-at-work.com/hos_mcgrane/holidays/erol.html

Nước Cộng hòa Thổ ra đời từ tro tàn của Đế chế Hồi giáo Ottoman một thời oanh liệt Á-Âu-Bắc Phi, nhưng đến đầu thế kỷ XX thì đã được các cường quốc châu Âu xẻ thịt chia nhau hết. Vị anh hùng dân tộc Mustafa Kemal Aataturk đã lãnh đạo cuộc chiến đấu giành độc lập, đồng thời định hướng nước Thổ về chính trị thì thoát khỏi ách thần quyền tôn giáo, về ngoại giao và kinh tế thì phát triển hòa bình với những kẻ trước đây đã mần thịt mình trong cộng đồng châu Âu. Với câu nói bất hủ của Aataturk: “Trẻ con là bắt đầu tương lai của đất nước”, ngày độc lập của đất nước Thổ được chọn làm ngày Trẻ Con.

Và người Thổ họ làm thiệt chứ không nói suông. Trong ngày 23/4, Nghị viện Thổ nhóm họp gồm toàn là trẻ con. Một đứa nào đó sẽ được bầu làm Tổng thống trong một ngày và sẽ có lời phát biểu trước quốc dân đồng bào trên Đài Truyền Hình quốc gia. Các chức vụ Thủ tướng và thành viên nội các cũng do trẻ con nắm giữ trong ngày.

Xin đừng coi đây là chuyện trẻ con: trong số các sắc lệnh và quyết định quan trọng của đất nước được ký vào ngày 23/4, các bác sẽ potay.com không tìm thấy có quyết định nào kiểu như cơi nới thủ đô Ankara chẳng hạn.

Vì có nhiều hoạt động khác nhân ngày QTTC được nhà nước Thổ và UNICEF bảo trợ, quãng thời gian 1 tuần xung quanh ngày 23/4 cũng là ngày ngành du lịch đắt khách. Các gia đình Thổ thường mời bọn trẻ từ các nước khác đến ở nhà mình. Vì vậy lớp trẻ Thổ thường có bạn quốc tế, kể cả từ những nước không cùng ngôn ngữ.


Trở về với Nước Nam mình. Ông bà ta vốn có ngày Rằm Tháng Tám thật hiền lành và thân thiết dành cho Trẻ Con. Thôi thì thêm 1/6 (hay 23/4 hay 20/11…) nữa cũng chẳng sao. Các bác mà bầu cho BaChai có quyền, tui còn cho tuốt cả 365 ngày Trẻ Con. Miễn sao không đứa nào phải đi bụi đời hay bị bắt đi đào vàng ngoài Trung. Và nếu đứa nào được đi học, thì sẽ không cho è cổ vác quá nhiều sách vở. Bệnh đau lưng cộng với não trạng nhồi nhét là rất có hại cho tương lai của đất nước.

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ngày 1/6 còn là ngày sinh nhật của Lê Đại Cương K4, bạn chúng ta. Chúc Đại Cương sinh nhật vui vẻ, trẻ mãi không già.
GM.

VNQ nói...

Hôm nay đi Phú thọ, trên xe cũng có duy nhất 1 "thiếu nhi" là bác ĐC!!!

Phú Hòa nói...

Chúc ĐC mãi mãi giữ được đôi mắt đẹp đến " dễ sợ " như mấy cô bạn người Séc của tôi đã từng nhận xét.

LêThanh nói...

@bác Trần ba Chai ơi! Việt nam có khẩu hiệu" dành nhữung j tốt nhất cho trẻ em" nhưng chỉ là khẩu hiệu hô to vào ngày 1/6 thôi,.

buithang nói...

Chào a Hai, cám ơn a Hai về thông tin mới, bổ ích!
Cứ đà này, thỉnh thỏang có ngày lễ a lại tra chéo 1 tý cho vui nhé!
Chúc cả nhà vui vẻ!
BuiThangk8

Nặc danh nói...

@"thầy" BaChai: Hình như thầy quên mất trang Wiki tiếng Nga. Phàm những ngày kỷ niệm mang tính Quốc tế ở ta thì vào trang tiếng Nga (có thể cả tiếng Tàu??)may ra mới tìm được xuất xứ. Về ngày 1/6 thì trang Wiki tiếng Nga bảo là :"Международный день защиты детей — отмечается ежегодно 1 июня. Был учрежден в ноябре 1949 года в Париже решением конгресса Международной демократической федерации женщин. Впервые этот день отмечался в 1950-м году". K9