Chỉnh Huấn - Pa-ven Cóoc-sa-ghin của k5. Suốt từ năm 1970 bạn bị trọng bệnh, và cho đến nay vẫn phải di chuyển bằng đôi nạng gỗ. Bạn phải "chiến đấu" vất vả để tồn tại. Đau hơn suốt 25 năm qua, gia đình nhỏ bé của bạn phải tá túc dưới gầm cầu thang (không khác gì "túp lều của bác Tôm"); không những thế Huấn thân cô thế cô còn phải "đương đầu" với người chị cả (1 cán bộ tập kết trở về) tranh chấp chính căn nhà do Nhà nước phân cho ba mẹ tọa lạc tại 23B Ngô Thời Nhiệm, Q3. Cuộc chiến "nồi da nấu thịt" tàn khốc! Bạn bè, thầy Trọng cùng báo chí hỗ trợ nhưng dường như không hồi kết...
Mấy tháng rồi xa TP, hôm nay tạt qua thì thấy khác hẳn. Mừng thầm khi bước vào thăm bạn. Do sức ép của chỉ thị 61 sắp kết thúc, chỉ trong vòng 30 ngày cuối năm 2007, thỏa thuận giữa Huấn với bà chị tạm ổn (tuy rằng trong quá trình ngăn chia bà chị không ngừng cản trở vì lòng tham vô đáy). Bức tường ngăn đã dựng nên. Chủ quyền đã phân định. Mừng vì Huấn có được tòan bộ tầng trệt cho thuê để kiếm sống và có thêm căn hộ 2 buồng với diện tích 50m2 gọn gàng để gia đình sinh họat.
Vì tế nhị nên tôi không chụp ảnh có mặt Huấn. Khi ra về đã chụp từ ngòai đường mà cổng xám bên phải đóng im ỉm cùng ban-công trên lầu với dàn ti-gôn héo hắt là của bà chị. Còn khỏang rộng phía trái là sân truớc của Huấn cùng tầng trệt cho báo "Sài Gòn Tiếp thị" thuê làm trụ sở.
Theo sát vụ này cả chục năm nay nên tôi hiểu hạnh phúc của bạn và gia đình! Xin chia vui cùng bạn!
Thứ Tư, tháng 6 04, 2008
Niềm vui không phải ai cũng biết
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Tư, tháng 6 04, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Khi còn nhỏ anh chị em sống với nhau đầm ấm trong sự dạy giỗ của bố mẹ. Khi lớn lên được học hành tử tế rồi lấy vợ gả chồng, sơ suất khi ra đi bố mẹ không để lại di chúc vả lại các cụ đâu có nghĩ tới một lúc nào đó sự đời nó phức tạp vậy. Bài viết nói hộ nhiều điều mà không chỉ riêng anh Huấn nhiều anh em ta cũng trong cảnh như anh, vấn đề rất riêng nhưng là nỗi đau của nhân tình thế thái. Xin được chia vui cùng anh.
Khi còn nhỏ anh chị em sống với nhau đầm ấm trong sự dạy giỗ của bố mẹ. Khi lớn lên được học hành tử tế rồi lấy vợ gả chồng, sơ suất khi ra đi bố mẹ không để lại di chúc vả lại các cụ đâu có nghĩ tới một lúc nào đó sự đời nó phức tạp vậy. Bài viết nói hộ nhiều điều mà không chỉ riêng anh Huấn nhiều anh em ta cũng trong cảnh như anh, vấn đề rất riêng nhưng là nỗi đau của nhân tình thế thái. Xin được chia vui cùng anh.
Đó là cảnh "Nồi da nấu thịt".Rất tiếc là hơi bị nhiều đối với 1 số ae ta.Bố,mẹ của những người đó không chuẩn bị sẵn di chúc,vì họ không nghĩ tới một ngày nào đó con cái sẽ tranh giành nhau vì quyền lợi?Sẽ chẳng trách họ được,ai nghĩ đi làm CM để đc hưởng một cái gì đó?Khởi đầu là vô sản,thì kết thúc cũng là vô sản!Thật bất hạnh.
Rất mừng cho Huấn.
Đăng nhận xét