Thứ Tư, tháng 4 08, 2015

Dương Văn Minh - Tổng thống 3 Ngày

Nói về ông Dương Văn Minh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đánh giá: “Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28.4.1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền ông "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa.... Phải ở chiến trường, và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”.
Hiểu thêm về Dương Văn Minh để thêm hiểu về những hy sinh, đóng góp của cả dân tộc và mỗi con người cho ngày hòa bình của dân tộc.
Sinh thời, vào năm 2005, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi nhắc lại chiến thắng nhân dịp kỷ niệm ngày 30.4 năm đó, đã từng viết mấy câu chí tình chí nghĩa: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.(Tạp chí Xưa & Nay, số 446, tháng 4.2014)

7 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Cùng là máu đỏ da vàng, phải tỉnh táo nhìn nhận, ông Minh Lớn cũng là người góp sức cho ngày toàn thắng bớt đổ máu.

HữuThành.Nguyễn nói...

Ông DV.Minh làm tổng thống 3 ngày, về thời gian cũng kiểu như một số anh em mình làm "quân giải phóng" một tuần mà tôi còn giữ cái quân hiệu để bây giờ "nhẩy nhót" :-)
Lời ô.VVK là sự phát biểu thành lời trên phương tiện thông tin đại chúng của một yếu nhân. Cũng là sự dũng cảm đối với một hệ thống "ăn mày quá khứ". Nhưng không có gì mới trong cuộc sống giữa đồng bào với nhau.

Tuong Lai nói...

Vượt qua rào cản của "ý thức hệ" để nói ý nguyện của nhân dân về nỗi đau của dân tộc là điều nhiều thế hệ lãnh đạo không dám vượt qua!

HữuThành.Nguyễn nói...

Không phải là ý thức hệ đâu TL à. Ngay từ năm 1973, sau chiến dịch Quảng Trị, ba tôi đã đón mấy cô em bà chị, cùng con và cháu ra HN ở ít bữa. Họ là mẹ, là vợ là con của lính VNCH đấy. Chỉ cần là người có "nghĩa đồng bào" thì hiểu được "phía bên kia" đa phần là nạn nhân của thời cuộc. Họ không có ý thức hệ VNCH, ở đâu phải theo đấy thôi. Cũng vậy, ba mẹ và chúng tôi vẫn thương yêu họ là những người ruột thịt.
Ngay từ những ngày tiếp quản, tôi đã nói với nhân viên cũ của căn cứ còn có việc làm là đừng mặc cảm, không phải tôi thắng anh thua mà chúng ta cùng được vì thống nhất đất nước chấm dứt chiến tranh, không lệ thuộc nước ngoài. Mọi mất mát đều coi là tai nạn.

Tuong Lai nói...

Đấy là tôi muốn nói đến cái gọi là "ý thức hệ" của tầng định hướng. Tôi rất "bể" khi thấy các cháu DLV ở HN, cản phá người dân tưởng niệm những người lính ngã xuống ở Hoàng SA chỉ vì họ là "Ngụy". Bọn nhóc này không thể biết gì về cái gọi là ngụy, có ai đó xui dục, nhồi sọ, lợi dụng chúng. Chúng không thể hiểu: cùng với thời gian, chính phủ (bằng các chính sách) và người dân (bằng sự hiểu biết, giác ngộ, bao dung) mất bao công sức mới đi được đến một xã hội hòa hợp dân tộc và tiến bộ như ngày nay. Mới hôm qua thôi về quê, gặp người bà con trước đi lính, họ vẫn than phiền vẫn bị phân biệt coi là lính ngụy, không được có ý kiến với chính quyền! Hình như vẫn còn nhiều người muốn lãnh đạo bằng "lập trường"và áp đặt thay cho sự lắng nghe, thấu hiểu, động viên , khích lệ và nêu gương!

HữuThành.Nguyễn nói...

Thứ chính trị không được thôi thúc bởi ý nguyện nhân dân, không được nhân dân đón nhận, là thứ chính trị giẻ rách mà có rất nhiều khởi nguồn "khả nghi", từ sự không giác ngộ tự thân cho tới thậm chí là đầu cơ lợi dụng.

TK8 nói...

Cái TẢ nó tàn phá đất nước này nhìu quá rồi các kụ ợ - chừng nào chưa diệt được TẢ thì đời mình còn khổ, cứ đi mần cu - li.
Sau 1975 cháu nghe (vỉa hè) "lấy giọng HN làm chuẩn cả nước" cả bọn khoái trá...mẹ kíp thối đéo chịu được - nhưng suy cho cùng ai đã dạy dỗ chúng ta ngu xuẩn như vậy ?