Thứ Sáu, tháng 4 23, 2010

Tháng Tư đi chơi, ngày thứ Ba

Rời Huế quãng gần 7 giờ sáng sau khi có bữa bún bò giò heo do QMafia đãi, chúng tôi đi lên A Lưới. Đây là vùng tập kết của đơn vị lixeta quãng năm 72 cho tới 75 tham gia chiến dịch giải phóng Huế cho tới SG.
Trong lúc lixeta chạy tìm vị trí cứ 108 gần A Sầu, tôi và KV thả bộ trên đường HCM. Con đường ở trên cao so với sông A Sáp ở bên dưới trông như một suối lớn đầy đá vào mùa này. KV nhặt những ngọn rau tầu bay, bần thần nghĩ về những ngày đã xa. Tôi thì rất ngưỡng mộ những cây sim cao quá đầu người đang kỳ nở rộ.

Nhớ đến những cây sim đã thấy hồi trước, ở đây chúng thật sự hoang dã ra hoa dưới nắng rực rỡ, không lo bị người ta chặt về làm củi.
Hoa ngũ sắc trông cũng tươi tắn.
Mời KV đứng làm mẫu đo cây sim.
Với các cháu học sinh người dân tộc, vùng này là Vân Kiều.
Trông chúng có điều gì giống như những bông hoa kia.
A Lưới buổi trưa vắng vẻ, mà chắc giờ cao điểm cũng không lấy đâu ra nhiều người với trục là đường HCM và nhánh xương cá chạy tít ra thung lũng.
Có người mẫu trọc đầu,
cả phở Hà Nội ở một cái nhánh nhỏ tập trung dân Phong Điền, Thừa Thiên lên đây từ mấy chục năm.
"Mặt tiền" thị tứ miền núi vắng hoe, với đủ các loại cơ quan, nhà văn hóa.
Lixeta đi tìm dốc Mèo, con đường đưa xe tăng trở về lại từ Tây TS. Hóa ra cũng là con dốc ngày xưa KV, ba anh em, đi ba ngày về ba ngày để xin hom sắn cho đơn vị trồng.
KV nhớ rõ khi đó đến đây là có nhóm thông tin, hỏi M.Thắng, họ nói không biết. Chắc cùng thông tin nhưng không cùng đơn vị.
Ở chỗ này của con dốc chưa phải là cao nhất, 880m theo GPS. Đầy dấu vết sạt lở, cả ta luy âm lẫn dương. Bám theo hộ lan mà đi thì xuống vực.
Hoặc ủi vào đống đất mới gạt ra. Một bên là vực sâu, có phải đi vào lúc trời mưa thì thật may rủi.






Không chỉ con đường, đất núi tự nhiên cũng lở lói.


Những cột khói đốt rẫy vẫn còn trong vùng cắm biển "không đốt rẫy, săn bắt,..."

Và trên sông Đak Rông người ta vẫn hi vọng kiếm được vàng.

Buổi chiều tầu cá về trên cửa sông Nhật Lệ.
Lại một khuôn mặt thành viên QSVN tại Đồng Hới.
Gió mùa về làm thành bão cát giải tán hết các bàn nhậu ven biển trong tán loạn.

12 nhận xét:

Quế Lâm nói...

Hình đại ca K.V đo cây sim trông giống hệt cô cháu ngoại lúc đang cáu vì bị bắt chơi đồ chơi mà nó không thích . He he .

HCQuang nói...

Hữu Thành.
Đoàn ta có nghỉ vài ngày ở Đac-krông đãi vàng không? Nghe nói vàng cám ở nớ bộn. Chịu khó một chút, kiếm tiền trang trải chuyến đi, đỡ cho ngân sách.

Nặc danh nói...

Đám dừa ở cửa sông Nhật Lệ đẹp thế các bác nhẩy. Sao bác HT không lia ống kính sang phải thêm một tý.
ĐN.

VNQ nói...

Kể mà đi được như TQ thế này cũng đã. Tiếc là ko thu xếp được.
@ĐN:
lia ống kính sang phải...đây nè

Nặc danh nói...

Cám ơn Vinh, ảnh chuyến đi trước của bạn? Nhưng nó lại là dừa mới trồng cho rì sọt chớ hổng phải rừng dừa tự nhiên. Hơi bị thất vọng.
Cái hoa ngũ sắc h.2 trong Nam kêu hoa Trâm ổi, khg biết có phải hoa tỷ muội khg?
ĐN.

HữuThành.Nguyễn nói...

Hoa tỷ muội ở HN là loại hoa hồng nhỏ nở chùm.
Khi chụp mấy con thuyền về bến, có để ý gì đến trên bờ đâu. Ảnh anh chụp thường bị nặng về thông tấn, còn lâu mới nghệ thuật ĐN ơi.

Quế Lâm nói...

Hoa tỉ muội ở SÀI GÒN cũng giống như ở H.N .

Quế Lâm nói...

Hoa ngũ sắc ni còn có tên là hoa ...cứt lợn như là hoa bâng khuâng) đóo, hix

HữuThành.Nguyễn nói...

Hoa c. lợn khác chứ nhỉ?

Quế Lâm nói...

@HữuThành.Nguyễn: Có nhìu thứ hoa cùng được mang tên nì, và hắn chính là một trong đó đó anh à!

OngNgai nói...

Anh Thành ơi, cái anh mấy đứa trẻ có cô bé ngoài cùng trông rất hay, hồn nhiên và rất Vân Kiều.

HCQuang nói...

Hữu Thành nói đúng đấy. Hoa Ngũ sắc có họ hàng bà con với hoa Cứt lợn, nhưng không phải là một.