Truyện ngắn của Văn Chinh
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
(http://vanvn.net/)
***
Quân hỏi Thiện, giọng hơi gắt như chính Thiện là người có lỗi:
- Sao không có tên cậu Chẩn?
- Tôi cũng hỏi thiếu tá Năm cái câu anh hỏi. Nhưng Năm nói kỳ này chúng ta chỉ lấy những chiến sỹ tình nguyện, mà Chẩn không làm đơn.
- Ông gọi cho cậu Năm bảo thằng Chẩn lên gặp tôi. Nhạc chuông điện thoại Giạt giào biển mênh mông sóng vỗ nhịp thân tầu…cắt ngang câu chuyện của họ. Alô, tôi nghe? Tốt quá, tốt quá. Phải khao, phải rượu thịt chó lên bờ xuống ruộng? Thế à, thôi cũng được, tôi sẽ lên ngay.
Khi đã đi được mấy bước, Quân quay lại dặn Thiện, lúc Chẩn lên bảo nó lên chùa. Tôi ở đấy cho đến chín giờ tối. Con thằng Phương vừa giành học bổng băm mốt nghìn đô cho năm học tới, mẹ nó, con thế mới gọi là con. Nó khao cơm chay. Bảo hôm nay rằm, hẵng khao cơm chay diện hẹp đã, khao họ hàng rượu thịt chó sau. Đợi lúc thằng Chẩn ra, ông cũng lên chùa một thể.
Chùa Thiên Phúc từ dưới đồng chuyển lên đồi chưa lâu. Mới xong nhà tổ, chùa hạ nằm chênh chếch mé phải ngọn đồi. Chùa trung vừa san xong nền, chùa thượng thì mới chỉ là cái lán tôn, thưng tôn, cửa sắt nhưng đã có bức tượng Phật bằng đồng ngồi ở đấy. Miệng ngậm, mắt nhắm, không nhìn thấy vết nhăn vậy mà từ gương mặt phúc hậu vẫn thoang thoảng một nụ cười vừa cởi mở vừa bí ẩn. Cũng có một nét thoang thoảng cười như thế nếu đứng theo hướng chùa mà nhìn qua rặng thông non thưa xuống sông Giá đang lăn tăn trắng dưới chiều tà. Những mái ngói đỏ, những bức tường sơn vàng, những khuôn cửa sổ cửa chính mầu cánh dán cũng ánh lên rờ rỡ như cũng chuyển động cùng những cặp gái trai ôm nhau hớn hở phóng xe trên đường làng.
- Nam mô a di đà Phật, bác Quân đã lên viếng chùa?
- Bạch thầy, chùa chưa xong đã thiêng. Các cháu ở cái làng hẻo lánh này đã có mấy đứa đỗ đại học, con chú Phương giành học bổng tới năm trăm triệu. Nói Phật độ e có hơi nặng về duy tâm, nhưng tôi thấy công quả này có mối liên hệ nào đấy, xin sư thầy cắt nghĩa giúp cho?
- Nói Phật độ cho con bác Phương thì hoá ra Phật chỉ độ cho con cháu những người góp nhiều công của dựng chùa? Phật mà vị kỷ thế làm sao mà thành Phật? Nhưng mấy đời thân phụ tổ bác Phương đựng chùa, gần gụi kinh kệ, nhẫn nhịn khoan hoà chịu thương chịu khó thì không chỉ bây giờ mới vậy. Các cụ được thờ trong nhà tổ, là thờ cái đức ấy. Giáo hoá bao giờ cũng lấy gương mà soi. Các cháu con em trong làng ngoan hơn, chăm hơn là vì chúng nó có cái vọi mà trông.
Nhìn thẳng, Quân thấy gương mặt sư Tịnh Châu nhang nhác mặt tượng Phật trên kia. Nghe nói khuôn tượng lấy từ Nêpan? Mầu nhiệm? hay hết thẩy những người tu hành đều ăn như nhau, nghĩ như nhau nên dần dà họ đều có diện mạo giống nhau?
Phần tiếp theo mời xem tại đây.
Thứ Năm, tháng 4 29, 2010
NỢ NƯỚC NỢ NHÀ
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Năm, tháng 4 29, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Cám ơn pác Qtrung! Truyện rất hợp khẩu vị 4 tui!
Pác phổ biến truyện này, công đức vô lượng! Phật pháp vô biên: kiến giải về Phật Hoàng Trần Nhân Tông quá hay, quá đúng. Khế cơ, khế lý!
4 SG
Truyện hay,lí hay , lại cần người có tấm lòng, người biết tự hào dân tộc, dù thế nào khi đọc nó xong cũng thêm phần phấn chấn, thoả mãn được chút nào đó lòng tự hào dân tộc, tuy nghĩ lại cũng đôi chút xót xa 4SG ạ, Phật tại tâm nhưng kẻ ăn cơm Phật đi xe xịn, đtdđ xin bấm ngoay ngoáy , đâu cũng vậy thôi. chán lắm.
Y Pháp, bất y nhân, pác à!
Lịch sữ Phật giáo Ấn độ, Trung Quốc, Việt Nam... thăng trầm cũng bởi những con "sư tử trùng" đó, pác à!
4 SG
Đăng nhận xét