Thứ Tư, tháng 4 07, 2010

Bộ đội đặc công


Xin trích lược bài viết của cụ Dương Cự Tẩm, phụ huynh của chúng ta, về xuất xứ của bộ đội đặc công trên chiến trường Nam bộ.

“... Không biết nguồn gốc bộ đội đặc công có từ đâu, chứ ở Trà vinh và Liên trung đoàn 109-111 thì bắt đầu từ “nghề nghiệp” của anh Quý đen này ...”.

Tới tháng 1 năm 1950, bộ đội Trà vinh vẫn chưa có hỏa lực công đồn. Bằng cách nào để đánh địch trong công sự vững chắc là nỗi trăn trở của Liên trung đoàn 109-111 (LTĐ). (Hồi đó chiến thuật “nở hoa trong lòng địch” chưa hình thành). LTĐ “tìm” được anh Quý Đen . Anh Quý ngoài 30 tuổi, dáng đi nhẹ như mèo, vốn là dân trộm siêu hạng, chưa bao giờ bị bắt. Khi Việt minh giành chính quyền, anh Quý ra đầu thú, xin bỏ “nghề” và được cấp 15 công ruộng làm ăn.
LTĐ đề nghị anh Quý “biểu diễn”, với “đề bài” là vào đồn Đôn Châu lấy ra một món đồ trên bàn sếp đồn. (Đồn Đôn Châu là một căn cứ mạnh, trinh sát ta không có cách nào vào được). Tối hôm đó, 2 trinh sát giỏi nhất của LTĐ đi cùng anh Quý. Tới hàng rào, 2 trinh sát theo dõi anh Quý đột nhập. Tới 3 giờ sáng, bị vỗ vai, 2 trinh sát mới giật mình, không biết sao anh ta đi êm quá vậy. Anh Quý nộp cây viết máy Pác-ke của đồn trưởng Đôn Châu cho LTĐ. LTĐ đãi anh thịt gà xé phay, cá nướng rau sống cuốn bánh tráng.

Sau 2 ngày thuyết phục, anh Quý đồng ý “truyền nghề” cho LTĐ. Ban đầu, anh chỉ dậy 2 học trò với điều kiện phải cùng ăn cùng ở với anh. Việc huấn luyện được giữ bí mật cả trong đơn vị và địa phương. Sau một tuần trăng tối, anh Quý báo cáo với LTĐ “hai anh này trẻ mà chịu khó lắm, nếu thực hành nhiều chắc hơn tui”. Rồi anh Quý tiếp tục huấn luyện và cuối cùng đã xây dựng được một “đội trinh sát đặc biệt” cho LTĐ.

Trở lại chuyện đồn Đôn Châu. Khi bị mất cây viết máy, viên đồn trưởng biết có đột nhập, liên tục kêu cứu chi viện. Tới ngày thứ tư, y đột ngột bỏ đồn rút quân về Cầu Ngang trong hoàn cảnh không có sự chi viện của Trà vinh. Đó là sơ hở của ta.

Ghi chú:
-Sau này anh Quý tiếp tục làm việc cho Tỉnh đội Trà vinh và tham gia công tác tới thời kì chống Mỹ.
-Liên trung đoàn 109-111: được sáp nhập vào cuối năm 1949, gồm E 109 tức Chi đội hải ngoại Trần Phú, E 111 chủ lực tỉnh Vĩnh long, D 308 chủ lực Khu 8.
-Hình chỉ có tính minh họa.

15 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Mượn bài của anh Chí nhớn đi nổ chỗ khác. Hi vọng không nổ phải chỗ làm ra nó mà người ta gọi là "múa rìu qua mắt thợ".

dathb136 nói...

Anh Chí trích hồi ức của Bác Tẩm.Em cũng nghe ba em kể đúng như vậy!Cám ơn anh.

OngNgai nói...

Ông già vợ em cũng là dân chi đội 4 Hải ngoại Trần Phú ở Thái Lan về trực tiếp đánh trận Giồng Rinh. Khi thành lập tiểu đoàn 307 đại đội ông về đầu quân ở đấy. Không biết 307 có thuộc e 109 không?

TQtrung nói...

He He.. cứ sang đó mà nổ. có thấy to pic tôi mở cũng ác liệt không? có 7700 người ngó rồi đấy.

HCQuang nói...

Kính chú Khắc Việt.
D307, D308 là các đơn vị chủ lực của Khu, không thuộc E109.
Có 4 Chi đội Hải ngoại, quân số mỗi Chi đội không thống nhất nhưng thường đều trên 400 người, trang bị rất "bén". Các đơn vị trong nước ngó mà phát thèm.

Chỉ huy của Chi đội Trần Phú (hải ngoại 4) tính tại thời điểm xuất quân (sau này có thay đổi) gồm các bác chú sau:

Bộ tư lệnh Chi đội:
Chi đội Trưởng - Nguyễn Chánh.
Chi đội phó - Lê Quốc Sản, Đỗ Huy Rừa.
Chính trị viên - Trần Văn sáu.
CTV phó - Dương Cự Tẩm, Hải Nam.
Cố vấn cho Chi đội - Sơn Ngọc Minh.

Chỉ huy các đại đội:
C1: Ctr.Nguyễn Duy Hóa, CTV.NGuyễn Duy Thiệu.
C2: Ctr.Đỗ Đắc Lực, CTV.Lê Văn Giáp, Cphó.Trương Thế Quý.
C3: Ctr.Lê Quang Định, CTVP.Trần Như, Cphó.NGuyễn Văn Huệ.
Đội trinh sát: Tr.Trần Đình Hòe, Phó.Cao Trọng Minh, Aouki (hạ sĩ quan Nhật bổn).
Đội vận tải (đơn vị hậu cần): Tr.Trần Chung, Phó.Nguyễn Thanh Liêm.

OngNgai nói...

Ông già vợ em là Phạm Hữu Bách, khi đánh trận Giông Rinh mới là trung đội trưởng, đây là trân đầu tiên của chi đội 4 Trần Phú.

HCQuang nói...

Về Chi đội Trần Phú.

Trận Giồng Rinh:
Là trận "đánh trình làng" của Chi đội Trần Phú, đánh "tay bo" với 1 C quân dù Pháp. Mũi chính diện là B1 của ô.Phạm Hữu Bách. Diệt 2 B địch. Đây là lần đầu tiên Pháp dùng quân dù ở Đồng tháp mười.
Úynh xong là chơi luôn trận "Giồng thổ địa" cách đó 5km, cũng thắng to. Sau 2 trận này, B1 và cả Chi đội danh nổi như cồn.

Khi về Sa đéc:
-Cố vấn Sơn Ngọc Minh trở về Kampuchia.
-ô.TVSáu, ô.HảiNam (tức Lê Quán Trung) chuyển đi đơn vị khác.
-ô.ĐHRừa về Bến tre làm E phó e99. Khi thành lập d.307 ổng về làm d trưởng.
-Khi này BCH Chi đội còn 3 ô: Chi đội Tr-NguyễnChánh, CTV-DCTẩm, Chi đội Phó-LQSản.

Về Trung đoàn 109:
cuối 1947, Chi đội Trần Phú "góp" một số b sang đơn vị khác, trong đó có 1 b "góp" cho d307, và nhập thêm 1 "c Xung phong" để hình thành e 109. e 109 không có cấp tiểu đoàn.

4 SG nói...

Tôi ko đồng ý với cách viết như trên.

xin xem : http://tim.vietbao.vn/Ông_Hai_Cà/

hoặc trên Wiki:

Trần Công An (22 tháng 12 năm 1920 – 7 tháng 9 năm 2008) là một đại tá đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Trần Công An, còn có bí danh khác là Hai Cà, tên thật là Trần Văn Kìa, quê ở Biên Hòa, Đồng Nai. Ông tham gia chiến đấu trong cả Chiến tranh Đông Dương lẫn Chiến tranh Việt Nam.
Noel năm 1946, ông đã từng dùng tay không đánh và bắt sống một lính Pháp to cao hơn mình và có vũ khí.
Ngày 19 tháng 3 năm 1948, một tổ du kích 3 người của Tân Uyên do ông huấn luyện và chỉ huy đã áp dụng chiến thuật đánh bí mật và chớp nhoáng để lần đầu tiên tiêu diệt hệ thống tháp canh chiến lược De la tour tại cầu Bà Kiên (huyện Tân Uyên, Bình Dương). Cách đánh này sau được phổ biến cho các đơn vị khác ở vùng Đông Nam Bộ và cả nước, trở thành một lối đánh điển hình của lực lượng đặc công Việt Nam. Ngày 19 tháng 3 năm 1948 sau đó trở thành ngày truyền thống của lực lượng đặc công Việt Nam.
Trận đánh sân bay Biên Hòa ngày 31 tháng 10 năm 1964 cũng do ông chỉ huy là một trận đánh kinh điển khác của đặc công Việt Nam. Sau trận này, đơn vị đánh sân bay Biên Hòa được Hồ Chí Minh tặng thơ khen.
Trong các trận đánh nổi tiếng khác của đặc công Việt Nam do Trần Công An chỉ huy có trận ba lần đột nhập tổng kho liên hợp Long Bình cuối năm 1966 phá hủy hơn 400 ngàn tấn bom đạn của đối phương, trận vượt qua 20 lớp hàng rào đột nhập vào sân bay Biên Hòa rồi cho nổ tung 127 máy bay các loại.

4 SG

HữuThành.Nguyễn nói...

Đặc công có thể hiểu là một cách gọi, như "võ cổ truyền".
Có thể đánh trận này trận kia theo cách đánh đặc công, là việc của chiến trường, chỉ huy. Còn ngày truyền thống thì chắc liên quan tới việc tổ chức ra đơn vị "chuyên trị".
Không có ngày truyền thống vẫn đánh cơ mà.

dathb136 nói...

4SG:Có thể đ/c Trần công An trong 2 người học được môn bí truyền của ông Qúy thì sao?Ngày thành lập có thể chọn ngày đầu ra quân,có thể không.Dân Nam bộ vẫn coi kỹ thuật đặc công được sanh ra bởi ông chuyên đột vòm!Đặc công là tổng hợp của nhiều lối đánh bất ngờ,tiêu biểu là chiến thuật"nở hoa trong lòng địch".

OngNgai nói...

Cuối năm 1968 tôi và một số anh em Trỗi tham gia trận đánh cứ điểm Trung Hà cũng bằng cách đánh đặc công. Tiền nhập bí mật, cắt dây thép gai chui vào lô cốt qua lỗ châu mai. Kết quả trận đánh khá mĩ mãn, chiến lợi phẩm là một lô thủ pháo được đêm ra sông cho đám thanh niên làng nén cá. Sau đó có được các thầy gọi lên viết "báo cáo thành tích" và được điều về phân hiệu 4, nơi tập trung những Trỗi có thành tích trong học tập và rèn luyện. Trỗi có nhiều chiến sĩ đặc công giỏi, có nhiều trận mật tập dây phơi nhăm giải quyết chuyện ăn mặc, đỡ phải mua xà phòng và tiết kiệm rất nhiều công sức trong những ngày đông lạnh giá ở Quế lâm. Nhiều chiến công lắm nhưng vì bản tính khiêm tốn mà họ không kể thành tích của mình.

Quế Lâm nói...

Trời . Mới đọc QUẾ nghĩ sao đại ca K.V đi lính sớm thế . Rồi nghĩ lại , ủa năm 68 đại ca còn ở QL cơ mà . Đến lúc này mới sáng mắt ra . À , thì ra thế . TRỖI khiêm tốn thật .

Nặc danh nói...

Hồi ở Đoàn Là Ngà QK7, Ông Hai Cà (sư trưởng)là sếp tôi, vậy AE mới có bài thơ:
Đoàn Là Ngà có ông Hai Cà
Lính nhậu tà tà...

Đơn vị đóng quân dưới chân núi Chứa Chan, bị tụi "tiêu cực" kêu là núi Chán Chưa...
TM

HCQuang nói...

Chú Tư SG à.
Bài này là do tui trích từ một vài số liệu trong bài viết của ô.Dương Cự Tẩm, có tìm hiểu thêm bài của ô.Lê Quốc Sản. 2 ông ni là phụ huynh ta, mà phụ huynh nói thì con cháu (tui) nghe. Còn chú Tư không đồng ý thì tui ... đành chịu dzậy.

Một vấn đề cần lưu ý là các cụ họat động ở Nam bộ thời 9 năm đều cho rằng, riêng phần "kĩ thuật tiềm nhập" là xuất phát từ một ông chuyên đột vòm.

Chuyện khác: Theo cuốn "Mùa thu rồi, ngày hai ba" thì hồi 1950-1951, Nam bộ có 1 đoàn ra Bắc họp. Trong đoàn có mấy ô.lính đặc công được lên báo cáo về chiến thuật mới này. Sau mấy ô đặc công được ở lại Bắc một thời gian để huấn luyện cho lính ngoài nớ về kĩ thuật tiềm nhập.

Chuyện khác: Ở VN ta, ngày thành lập của một đơn vị, binh chủng nào đó không phải lúc nào cũng trùng với ngày thực ra đời của đơn vị, binh chủng đó.

Nặc danh nói...

Binh chủng đặc công nước có từ thời nhà Trần do đại tá Yết Kiêu là Tư lệnh Binh chủng. Hình như đ/c này chưa được vào đảng.