Nhiều khi cứ tếu táo ngoắc cái này vào cái kia. Anh em cứ coi như là "chém gió làm oaisss". Ấy thế mà có chuyện mình chém gió lại có người quan tâm.
Chả là sau một số lần lên núi Tản, thăm đền Thượng thờ Thánh Tản (Sơn Tinh) tôi nảy ra nhận xét "những tảng đá quanh đền đều là dạng đá suối kết thành, bây giờ chúng nằm trên đỉnh núi Tản mà những tảng đá ở dưới vài trăm mét lại không phải đá kết như vậy. Rõ ràng có chuyện Sơn Tinh dâng đất đá từ sông suối lên thành núi để chống lại nước dâng của Thuỷ Tinh".
Bao nhiêu lần kể ra với bạn bè ra cái điều hiểu biết. Chúng bạn cười cười, coi như rượu nói. Ấy thế mà mươi ngày trước kể chuyện trong đám có một tay viết lách, hắn bảo ý hay, sẽ mời một nhà khoa học địa chất thẩm định chuyện này.
Sướng, không chỉ một mình. Cả cái thằng viết lách kia nó cũng sướng, có khi còn hơn mình. Nó nói thế là bài của em đã có tiến sĩ địa chất bảo kê, các anh đón xem.
Ừ thì chờ, xem có ra cái gì. Mình không viết được, cống hiến ý tưởng cho người ta viết, có lợi cho dân khí, dân trí là tốt rồi.
Có thông tin gì mới về chuyện viết lách đề tài này sẽ thông báo tiếp. Hãy đợi đấy.
11 nhận xét:
Giỏi.
TQ ơi!Như zdậy ngày xưa biển chưa có sóng như bây giờ?Ngày đó biển ở trên núi hèn chi có bài hát của ông PĐPhương?May nước biển ra ngoài Hạ Long,Hải Phòng rồi chứ không làm gì có kinh thành Thăng Long mà sắp tới để kỷ niệm 1000 năm?Ai nói mấy mộ thuyền ở Sơn La ngày xưa làm sao treo trên vách đá dựng đứng được?Hóa ra ngày nay bọn mình kém hơn tổ tiên là cái chắc!
Bác Thành hay thế nhở.
ĐN.
Xét cho cùng cũng là... chém gió với nhau thôi. Lâu lâu cũng phải oai-sờ một cái :-)
Ngày xửa ngày xưa có một ông học sinh trường Trõi trong lúc say rượu ông ấy kể răng : " ...."
Trích sách giáo khoa lớp 8 _ Nhà xuất bản GD_ Năm 3900.
Mình chẳng phải nhà địa chất và kiến thức về lĩnh vực này cũng chỉ sơ sơ , tuy nhiên đi nhiều cũng lĩnh hội được nhiều điều quái dị của địa tầng, nhiều điều tưởng như không thể vẫn hiện diện, ở cao độ ngàn rưởi, trong một cái hang bỗng bắt gặp rất nhiều tàn tích động vật biển , chợt nhận ra cái tùy biến của vạn vật, nay bãi biển, mai có thẩ là nương dâu rồi. Một thành phố lớn, hết sức huy hoàng nhưng biến động địa chất có thể đưa nó xuống lòng biển cả. Biến động tạo sơn ở một thời kì nào đó có thể làm nên mọi chuyện, cái cần nói là trong truyền thuyết, không phải đều là tưởng tượng, qua sự thật, ông cha ta đã lồng vào đó ý chí quyết tâm chống lại thiên tai để tạo dựng đời sống thanh bình, cũng có điều khâm phục cho một nhà khoa học máy tính lại nhận ra cái bất thường của một ngành xa lạ với mình như vậy, các cụ gọi là "Tri" đấy!
"Khoa học máy tính", anh Tt nói hơi bị quá rồi đấy. Tôi chỉ dám nhận là "người dùng lâu năm thôi", tức là kinh nghiệm đầy mình, cũng oaisss chán!
Mai này nó bảo ở Sơn La cũng có vỏ sò,vỏ hến,có di tích biển...tức là ngày xưa biển trên núi cao...hóa ra nay mai nước biển có dâng lên 1mét thì là chẳng có gì lạ nhỉ?đi tìm quá khứ mà!?
Ừ, trong Thạch Thành Thanh Hoá cũng có cái hang của người cổ. Vỏ ốc dầy hàng mét, người ta còn phân tầng bao nhiêu năm. Ngày xưa bao nhiêu năm mới lên được chừng ấy mét, bây giờ rơi cái tõm cả mét, chóng mặt quá đi chứ lị?
Ối TQ ơi! Ở cái hang đó các nhà khảo cổ đào tiếp 20cm nữa bỗng tìm thấy một tấm bảng đá khắc dòng chữ :"Quán hải sản ốc Thanh Hoá "!
TM
Ông TM chỉ có nói đểu thôi,mấy ông ở khảo cổ học mà nghe hoặc xem thấy mấy dòng này thì coi chừng ông không còn răng để mà húp cháo;ai quay được mà đưa lên mạng thì ACE tôi lại góp tiền đi xin lỗi,và đưa ông đến Nha sĩ để làm răng giả chứ nhỉ?
Đăng nhận xét