Trong chúng ta, có lẽ nhiều bạn biết bài thơ "Màu tím hoa sim". Bài thơ này còn được phổ nhạc ,trở thành một ca khúc nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975, bài thơ hay và bài hát cũng hay, nó đi vào lòng người và mỗi khi lời bài hát được cất lên từ đâu đó đều làm cho những trái tim nhạy cảm rung lên trong niềm cảm thương sâu sắc cho một mối tình không trọn vẹn. Nhà thơ Hưũ Loan, tác giả bài thơ này có một cuộc đời có thể nói là không bình lặng, nếu như không nói là quá gian truân. Nhà thơ tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1943 ông đỗ tú tài, sau đó làm nghề dạy học. Từ những năm 1940, nhà thơ đã tham gia nhiều phong trào và hoạt động cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Những trái tim yêu nghệ thuật không thể nào quên được những vần thơ được sáng tác khi nhà thơ đang trên đường hành quân và được tin dữ người vợ ở quê nhà qua đời. Xa nhà, thương nhớ người vợ quá cố ông đã viết lên những dòng tâm sự thể hiện tình yêu thương đối với người bạn đời của mình. Tác phẩm “Màu tím hoa sim” đã ra đời từ đó và đi vào lòng người đọc mãi mãi.
Sau hoà bình, hình như ông bị dính vào vụ "Văn nhân giai phẩm" rồi sau đó về quê cày cuốc theo đúng nghĩa đen của nó, cuối đời ông cũng gặp may vì công ty ViekVTB mua bản quyền bài thơ MTHS với giá 100 triệu đồng, nhà thơ đã rất lấy làm an ủi vì cuối cùng, tác phẩm của ông cũng được đánh giá đúng, mặc dù nó là những đồng tiền, điều không dính dáng gì đến thơ ca cả!
Nhà thơ Hữu Loan đã mất ngày 18-3 vừa qua, xin cầu chúc cho ông bằng an trong cõi giới mới. Mời các bạn đọc lại bài thơ
"Màu tím hoa sim"
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
( Mời các bạn đọc thêm bài viết của nhà thơ ở đây)
Màu tím hoa sim - Đức Tuấn trình bày
Những đồi hoa sim - Hương Lan,Duy Quang trình bày
Những đồi hoa sim= Thanh Tuyền trình bày
(Từ Nhạc của tui)
Thứ Sáu, tháng 3 19, 2010
Hữu Loan và bài thơ"Màu tím hoa sim"
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Sáu, tháng 3 19, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
22 nhận xét:
Hóa ra ông Hữu Loan là người "đồng huyện" với tôi, Nga Sơn, Thanh Hóa. Chỉ xã là khác thôi.
Tôi vốn dốt văn từ... Trỗi, nên không cảm nhận được hồn thơ.
Hồn thơ nhiều khi không cần giỏi hay kém văn mới cảm nhận được TQ ạ, miễn là khi đọc lên, mình cảm thấy có cái gì đó nao nao trong lòng. hoặc đọc xong mà mình thấy xúc động chút chút, thế là tác giả đã vui lắm rồi,đời ông này cũng khổ, bỏ CQ về đục đá, cũng hiếm đấy.
TQơi!Thì Ông nói là đồng hương đi,chứ cùng huyện với cùng tỉnh làm gì!Nhưng tôi nhớ không nhầm thì quê nội ông ở Q Trị mà?Hải lăng hay Triệu phong ,cùng quê với Anh Ba Duẩn!Còn tôi cũng thích thơ ,tập làm thơ từ hồi lớp 8.Nhưng cũng mới biết bài MÀU HOA SIM TÍM của HỮU LOAN được khoảng 6,7 năm nay thôi!Cầu mong ông HL yên giấc ngàn thu mà vẫn nghe bài hát để an ủi ở tuổi 95!
Đúng là mình dốt văn nên nói lại không chính xác. Đại loại là văn ít chữ đọc nhanh quá chưa kịp ngấm thì đã... hết, chưa kể nó không "trực quan sinh động" :-)
@Tb: "đồng huyện ngoại" mà.
Chuyện kể của Svailo trang Quân sử Việt Nam:
4/1975 con trai nhạc sỹ trong đoàn quân giải phóng và dừng chân quân quản ở Vũng tàu , được 1 cô nữ sinh con 1 công chức chính quyền cấp tỉnh Ngụy ,cảm mến và rồi yêu nhau . Mẹ cô gái biết . Kiên quyết phá,không cho lấy Cộng sản Bắc Việt, mặc con gái khóc lóc, bỏ ăn , dọa đi tu , dọa tự tử .Bà thề độc nếu cô lấy , bà sẽ quyên sinh. Không ai hy vọng lay chuyển được bà .
Bẵng đi 1 thời gian lâu lâu, nhà thơ từ Thanh hóa vào thăm con . thấy con có vẻ buồn bã, nhà thơ hỏi và biết chuyện. Ông bảo con dẫn đến thăm cha mẹ cô gái
Bà mẹ không thèm tiếp chuyện, chỉ ngồi theo phép lịch sự .Nhưng khi ông tự giới thiệu : Tôi , Hữu Loan nhà thơ 1949 .
Bà như nhảy dựng lên : Hữu Loan 1949- MÀU TÍM HOA SIM ?
Ông gật đầu , và lặng lẽ nghẹn ngào đọc nguyên bản MÀU TÍM HOA SIM với những xúc cảm đớn đau xưa cũ , âm thầm chôn chặt bao năm trong lòng, hối hả, truyền cảm ào ạt tràn về .Ông nấc nghẹn, chìm về trong dĩ vãng khi bài thơ chấm dứt . Thật bất ngờ , mẹ cô gái nhào đến vịn lấy vai ông và ... khóc như muốn ngất : Trời ơi , trời ơi ...
Rồi vào lục tìm , mang ra 1 cuốn sổ cũ kỹ, sờn rách theo tháng năm, giở ra cho ông xem : Bài thơ đã chép và vội sửa lại những từ sai lạc.Bà vốn là sinh viên Văn khoa Saigon 1956
3 hôm sau, hôn lễ được cử hành trong sự ngỡ ngàng của bè bạn, họ mạc. Nhìn bà hớn hở vào ra tiếp khách, ai cũng bảo bà trẻ ra 20 tuổi
Văn hóa đấy ,Âm nhạc đấy, Nghệ thuật đấy. Ai dám bảo rằng không vị nhân sinh?
Trong kháng chiến chống Pháp,khi bài thơ MÀU TÍM HOA SIM chào đời thì các báo trong vùng tự do ca đủ kiểu. Hòa bình lập lại,mọi việc quay ngoắt lại,bài thơ trở thành một thứ tội đồ. Hữu Loan về quê và bị cấm ra khỏi xã. Sau 30 tháng 4 năm 1975.Trên chuyến tàu Thống nhất Bắc-Nam, có một giọng ca rè rè vọng từ một ông xẩm làm Hữu Loan trầm ngâm suy tưởng, sao ca từ nghe quen quá! Nhà thơ bèn nói ông xẩm hat lại cho nghe. Nghe xong, mới hỏi tên bài hát. Ca sĩ bất đắc dĩ này vui vẻ đáp:" Đây là bài màu tím hoa sim phổ thơ Hữu Loan"
Bài 1 của bác tựa là bài "Áo anh sứt chỉ đường tà" của P.D, bài hát ruột của Evis Phương.
Nguồn tin của HP:
Người phụ nữ trong bài thơ "Mầu tím hoa sim" của Hữu Loan có tên Lê Đỗ Thị Ninh.
Ba người anh trai của Bà: anh lớn hi sinh tại cầu Mường Thanh trước ngày chiến thắng ĐBP, trung tướng Phạm Hồng Cư và giáo sư sử học Nguyễn Tiên Phong.
Người em nhỏ của Bà là ô. Lê Đỗ Thái.
Ô. L.Đ.Thái trước đây đã từng công tác tại Viện KTQS với tôi.
@ĐN:
Nghe bài Áo anh sứt chỉ đường tà, tại đây của Phạm Duy do Evis Phương trình bày.
Hữu Loan và mối tình mang "Màu tím hoa Sim"
Cám ơn UT và ND nhiều.
Nghe cả 3 bài mới thấy bài cuối cùng hay nhất. Bài này và bài thứ 2 đều do Dũng Chinh phổ nhạc và thơ của Hữu Loan nội tiếng chính nhờ bài này. Còn thứ nhất do Duy Khánh phổ nhạc thì nghe hơi ... không hay. Ngoài ra còn 1 bài khác tên "Chuyện hoa sim" do Anh Bằng phổ nhạc thì .... Tóm lại nếy ko có Dũng Chinh thì cái "...hoa sim" này cũng thường thôi!
HMK6
Ông Tố Hữu làm thơ hay nhưng hay làm các nhà thơ khác phải lao đao.
Vì thế bây giờ tôi đọc thơ ông này thấy ít hay hơn.
Thế mới biết sức sống của một bài thơ hay, như bạn quên ghi tên nói thì chính tác giả cũng ngỡ ngàng khi nghe bài thơ của mình được phổ "xẩm", riêng tôi cũng cảm phục HL ở đoạn sau cuộc đời, ông đã dám lấy một người con nhà địa chủ vì đã từng có ơn với đơn vị ông, hơn hẳn nhiều người lúc đó đã bỏ cả vợ con có dính đến thành phần này để lo cho cái chức vị nhỏ bé trong quân đội của mình,tôi cũng chính là một nạn nhân của việc đó mà nói ra thì thật buồn. Cái đoạn chữ vàng phía trên là tôi trích dẫn tự chuyện do chính HL kể đấy.
Như Qn nói thì cứ so sánh bài thơ MTHS với " con cá, chột nưa" thì biết thôi mà. Trăm năm sau, thơ ai còn có người đọc mới biết ai hay ai dở.
Anh HT nói đúng: Hữu Loan là em rể của trung tướng Hồng Cư ( cọc chèo với Võ Đại tướng ), nguyên phó chủ nhiệm TCCT. Con của tướng Hồng Cư lấy lại họ gốc nên tên là Lê Đỗ Huy, tục danh là "Huy lô", học K9 ĐHKTQS.
Một nhà thơ như thế, một nhân cách như thế, một số phận như thế... Bao giờ đời mới có lại một người như Ông? Bạn Trỗi dù là hậu sinh, nhưng mỗi chúng ta đều đã qua ít nhất là nửa thế kỷ cùng thời với Ông. Vậy mà đã có ai có duyên gặp được Ông?
Thương lắm thay. Tiếc lắm thay.
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/02/loi-tu-thuat-cua-tac-gia-bai-tho-mau.html
Kính các pác Troi!!
Các pác đúng là bị thuốc hơi bị kỷ! Riêng tôi thì thuộc bài hát từ 1964! Hồi lớp 5, mới hát nho nhỏ tự thưởng thức, có ông bạn nghe được, mém bị kiểm điểm trước tiểu đội. Hãi quá, tịt luôn!!
Còn một chuyện là ông HL,đivào Sg bằng tàu hỏa, tới ĐN hay NT gì đó, nghe một người ăn xin hát bài hát có lồi thơ của mình. Hỏi ra mới biết đúng là bài thơ của mình. Còn người hát là phế binh QL VNCH. Chuyện này đăng trên báo Thanh Niên chủ nhật, khoản năm 2000, hồi đó còn mua báo, sau này hết tiền thì thôi báo. Có dịp tìm được trong đống báo cắt, tôi sẽ scan và post lên.
4 SG
Bài "Hữu Loan - người đi bộ một chiều" có một bài thơ ngẫu hứng của Nguyễn Thụy Kha nói về Hữu Loan, đại ý "muốn ngược chiều thì đi bộ nếu không sẽ bị tuýt còi".
Trong bài ghi chép của Xuân Ba:
"Khoác tấm áo rách vai/Hát chiều hoang biền biệt/ Sao con Tạo khéo đùa/ Thăm thẳm đựng trời quê/ Đẩy xe gầm bánh nặng/ Đội trời nắng chang chang/ Cảm thơ mưa rách dột/ Mênh mang nghe gió núi/ Chốc ngậm cười sương khói hoang."
Cái này là chyện của Vũ ngọc Tiến kể:
"Lâu rồi, mình đọc được mẩu chuyện vui mà cười ra nước mắt của Nguyễn Bùi Vợi kể về cụ Hữu Loan: Thời chống Mỹ, các phóng viện, nhà văn hay nhà chính trị đến VN tìm hiểu cội nguồn sức mạnh của dân tộc kỳ diệu này rất đông. Lần ấy, phái đoàn các bạn Mỹ và Pháp, Canada muốn đi thị sát chiến trường khu 4, gặp những người dân bình thường hỏi chuyện đánh Mỹ. Lãnh đạo tỉnh Thanh liền gấp rút chỉ thị cho người dẫn đoàn phải bố trí thật khéo để khách quốc tế gặp ông già nông dân chở đá ở Nga Sơn một cách tình cờ cho họ biết thế nào là trí tuệ nông dân VN. Quả nhiên khi họ về HN, ai cũng trầm trồ rằng đến ông nông dân thồ đá ở Nga Sơn mà còn nói tiếng Pháp như cháo chảy thì dân tộc này quả là vĩ đại, thắng Mỹ là chuyện hiển nhiên…Hu…hu!… Nghĩ mà thương cụ thi sĩ Hữu Loan cả lúc cơ hàn, trầm luân đến thế vẫn còn được Đảng Nhà nước quan tâm chiếu cố sử dụng vào công tác tuyên truyền cực kỳ đắt giá!…"
ĐN nói đúng , bài thơ của HL khi được PD phổ nhạc thì lấy tựa đề " Áo anh sứt chỉ đường tà ". Bài này khi xưa là một trong những bài ruột của Elvis Phương . Hồi ở bển , tôi cũng có dip hát bài này trong một party quyên tiền cho một trường các cháu tật nguyền ở VN
HH
Đăng nhận xét