Một cậu em bên KQH sưu tầm trên mạng được bài mà tôi muốn giới thiệu dưới đây.
Michel Collon là 1 nhà báo tự do người Bỉ. Cách đây tầm 1 tuần ông được mời đến dự chương trình trực tiếp "Ce soir ou jamais" trên kênh France 2 của Pháp. Rất ấn tượng về bài tranh luận của ông này, em tìm hiểu thêm và đọc được bài "5 điểm đáng chú ý về cuộc can thiệp chống Libye" viết trên trang web của ông. Ý tứ không mới nhưng là 1 bài phân tích tổng hợp rất thú vị, em xin tạm dịch và chia sẻ cùng các bác.
Link gốc ở đây
1) Nhân đạo?
Bạn tin vào lý do nhân đạo (của cuộc can thiệp)? Obama, Cameron và Sarko cứu giúp người Libye trong khi lại gửi quân A-rập Xê-út vào thảm sát người biểu tình ở Bahrein? Phương Tây quan tâm đến dân chủ trong khi lại bảo vệ sự đàn áp của độc tài Yemen?
(Chú thích của người dịch: ở Bahrein và Yemen biểu tình cũng đang rất dữ dội. Chính quyền đàn áp cũng rất mạnh tay. Liên đoàn Ả rập còn gửi 2000 lính vào giúp Bahrein "duy trì an ninh". Thế nhưng không thấy các anh Mỹ, Pháp, hay Anh nói gì)
2) Ai có quyền "thay đổi chế độ"?
Người dân Libye tất nhiên là xứng đáng có 1 người lãnh đạo tốt hơn là 1 tên độc tài, kẻ đã nhét đầy túi của cả gia đình ông ta bằng các tài khoản ở Thụy Sĩ. Kadhafi cũng đã ủng hộ vài vị độc tài bị căm ghét khác ở Châu Phi. Nhưng mặt khác, không giống Moubarak và Ben Ali, ông ta cũng ủng hộ mạnh mẽ người Palestine và đã quốc hữu hóa nguồn dầu mỏ để đảm bảo các dịch vụ xã hội cho dân chúng. Chính vì lẽ đó mà các đế quốc muốn thay thế ông ta bằng 1 con rối hoàn hảo.
Nếu ngày mai người Libye được lãnh đạo bởi một Chavez hay Evo Morales, vì 1 nền dân chủ thực sự với 1 xã hội công bằng, ai sẽ là người vỗ tay? Nhưng nếu ông ta được thay thế bằng những tay sai của Mỹ như Karzai hay Al-Maliki và đất nước bị dấn vào sự hỗn loạn trong hằng thập kỉ như Ỉak hay Afghanistan, làm sao có thể gọi đó là 1 bước tiến?
Người dân mỗi nước có quyền tống khứ vị lãnh đạo mà họ không muốn nữa, nhưng quyền đó không thuộc về thế lực tư bản lớn như Mỹ, Pháp, Anh. Những quốc gia này chỉ theo đuổi lợi ích của chính họ. Hay nói đúng hơn là lợi ích của các công ty đa quốc gia của họ.
3) Mục tiêu bị che giấu
Nếu không có dầu mỏ ở Lybie, phương Tây sẽ không bao giờ can thiệp vào. Phải nhắc lại rằng phần lớn những độc tài ở châu Phi được lập nên và bảo vệ bởi Mỹ hoặc Pháp, hoặc cả hai.
Mục tiêu thực sự của cuộc chiến tranh này, giống như ở Irak, là để duy trì quyền kiểm soát dầu mỏ. Dầu mỏ vừa là nguồn lợi kinh tế khổng lồ, vừa là công cụ đe dọa để kiểm soát tất cả các nền kinh tế. Thực tế thì người Mỹ không sử dụng trực tiếp nguồn dầu mỏ của Trung Đông nhưng họ muốn kiểm soát nguồn vàng đen này trên toàn thế giới như là 1 công cụ thống trị.
4) "Cộng đồng quốc tế" có tồn tại?
Chi phối bởi tiền và sự đe dọa của Mỹ, Liên Hiệp Quốc không hề dân chủ và không đại diện cho các dân tộc. Các thế lực thực dân (mới) – Mỹ, Pháp, Anh – phát ngôn dưới danh nghĩa "cộng đồng quốc tế". Nhưng cuộc tấn công của họ không nhận được sự ủng hộ của cả Đức, Nga, Trung. Hơn nữa, Hội đồng châu Âu cũng đòi hỏi sự ủng hộ của Liên minh châu Phi cho sự can thiệp quân sự vào Libye, nhưng liên mình này cũng không đồng ý.
Châu Mỹ La tinh đã ủng hộ ý tưởng về 1 trung gian hòa giải bởi Hugo Chavez. Tại sao phương Tây lại từ chối? Bởi bị họ không quan tâm đến việc cứu giúp người dân mà là chiếm lấy nguồn dầu mỏ.
Thực tế, những kẻ tấn công là thiểu số nhưng lại là những thế lực giàu có và có tính thực dân nhất. Cụm từ "cộng đồng quốc tế" chỉ là 1 mỹ từ marketing. Chính sách của các tập đoàn đa quốc gia (ăn cắp nguyên liệu thô, bóc lột nhân công, phá hoại nền nông nghiệp và tài nguyên bản địa, duy trì độc tài, gây ra các cuộc nội chiến) duy trì sự nghèo đói ở một bộ phận lớn nhân loại. Lợi ích do đó hoàn toàn trái ngược nhau. Do đó nói "cộng đồng quốc tế" thực ra là 1 sự bịp bợm chính trị. Khi giới truyền thông sử dụng lại cụm từ này, họ trở thành đồng phạm.
Nếu 1 dân tộc thực sự đoàn kết và quyết tâm chông lại 1 vị độc tài, họ sẽ tìm ra sức mạnh để lật đổ ông ta. Nhưng nếu nó là 1 cuộc nội chiến (không ai có thể phủ nhận là Kadhafi cũng có những sự ủng hộ lớn), giải pháp cho cuộc xung đột này không nằm trong sự can thiệp của các thế lực nước ngoài. Ở khắp mọi nơi mà phương Tây đã can thiệp (Irak, Afghanistan, Nam Tư), tình hình càng trở nên tồi tệ hơn trước. Các nước phương Tây chỉ theo đuổi mục đích xấu xa của mình. Nếu họ đạt được mục đích đó, người dân Libye sẽ càng trở nên nghèo khổ và bị bóc lột.
Ở những nước thứ 3, người ta dễ dàng hiểu được điều này. Nhưng tại các nước giàu có thì không. Tại sao?
5) Mỗi cuộc chiến tranh được bắt đầu bằng 1 sự lừa dối truyền thông lớn (médiamensonge)
Ngay trong cánh tả châu Âu, người ta băn khoăn không biết có nên can thiệp vào Libye hay không? Lập luận "Kadhfi đánh bom dân thường" đã bị chính các nguồn tin phương Tây và lực lượng đối lập ở Libye phủ nhận. Nhưng luận điệu này cứ được lặp đi lặp lại hàng trăm lần, cuối cùng nó áp đặt lên suy nghĩ của người khác.
Bạn có chắc rằng mình biết những gì đang thực sự xảy ra ở Libye? Khi các đế quốc tiến hành chiến tranh, các nguồn thông tin đến từ các phương tiện truyền thông có trung thực ? Có cần thiết phải nhắc lại rằng tất cả các cuộc chiến tranh lớn đều được bắt đầu bằng 1 sự dối trá truyền thông lớn nhằm thay đổi dư luận? Khi Mỹ tấn công Việt Nam, họ tuyên bố rằng Việt nam đã tấn công 2 tàu chiến của họ ở vịnh Bắc Bộ. Sai, như người Mỹ đã thừa nhận sau này (HT nhấn mạnh). Khi họ tấn công Irak, họ viện dẫn sự có mặt của Al-Qaida và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hoàn toàn bịa đặt. Khi họ không kích Nam Tư, họ nói về sự diệt chủng. Cũng là bia đăt. Khi họ xâm lược Afghanistan, họ tuyên bố rằng Afghanistan là tác giả của vụ khủng bố 11/9. Vớ vẩn nốt.
Thứ Tư, tháng 3 30, 2011
Bàn về cuộc đàn áp ở Libye (nhặt từ Khúc Quân Hành)
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Tư, tháng 3 30, 2011
Nhãn: Cuộc sống và suy ngẫm, Lịch sử
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
hoàn toàn tán thành quan điểm này.
MK
"dầu mỏ" thì quá rõ rùi, nhưng chắc là còn "vũ khí" và những mục tiêu khác. Lybie mua vũ khí Nga từ nhìu nguồn khác nhau.
Únh nhau loạn xạ, chả bít đứa nào ĐÚNG - Mà cái đó đâu có wan trọng : MẠNH ĐƯỢC, YẾU THUA mừ.
Chuyện rõ như ban ngày,người ta sẽ đặt câu hỏi thật sự Liên hiệp quốc bảo vệ ai? Qua đây cho thấy Mỹ có thật sự yếu không,khi họ chi phối cả thế giới? Anh hai ,anh ba gì đều bị mua tất.
DS
Tôi thấy rằng chuyện uýnh nhau ở Liby thực chất là do Anh, Mỹ,Pháp không thích anh đại tá gàn dở mà thôi, chứ lượng dầu mỏ đó thấm thía gì cho anh Mỹ đâu.
Còn câu của bản báo:"Người dân mỗi nước có quyền tống khứ vị lãnh đạo mà họ không muốn nữa, nhưng quyền đó không thuộc về thế lực tư bản lớn như Mỹ, Pháp, Anh. Những quốc gia này chỉ theo đuổi lợi ích của chính họ. Hay nói đúng hơn là lợi ích của các công ty đa quốc gia của họ" xem ra câu này hoàn toàn không thể áp dụng ở VN ta được ???
Đăng nhận xét