CÂY THỐT NỐT
Đoàn “tình nguyện quân VN” vừa hoàn thành chuyến đi lịch sử: chạy vòng quanh Biển Hồ thăm lại chiến trường xưa. Chúng tôi đã qua bao địa danh với những cái tên lạ lẫm, những cánh đồng bất tận, bằng phẳng, hoang vắng nhưng khô khốc đến rợn người.
Trong ánh nắng chói chang thấp thoáng xa gần là những cây thốt nốt, nơi mọc theo cụm, chỗ trồng thành hàng, lưa thưa dàn trải. Đối với tôi, cây thốt nốt không lạ nhưng lại đầy ấn tượng, nó làm mình nhớ lại những năm tháng chiến tranh nghiệt ngã với bao đồng đội nằm lại trên mảnh đất này.
….Tâm trạng, cảm súc , suy tư …về cây TN tôi xin phép dành dịp khác. Lần này tôi sẽ nói về cách người ta khai thác nó.
Trong ảnh là hoa , trái TN. Trái này bên trong có sáu “múi” trong veo như thạch, chén ngọt và mát.
Khi TN ra hoa, người ta leo lên cây, dùng kẹp tre bóp dập các cuống hoa rồi dùng dao cắt đoạn cuối và treo ống tre vào để hứng nước TN. Đây là công việc hàng ngày, bạn phải trèo lên thu hoạch và cắt dịch lên trên một đoạn, tạo vết thương mới để nước TN tiếp tục chảy ra. Theo tôi đây là một nghề cực nhọc, cây càng cao bạn phải nối càng nhiều thân cây tre làm thang để trèo. Phải leo lên rồi leo xuống để chuyển qua cây khác, có khi các cây cách nhau khá xa.
Với cây cao su hiện nay người ta đã chế được loại thuốc chống đông mủ, bôi vào vết cắt, mủ cao su sẽ chảy không ngừng như ta bị đỉa cắn vậy. Hy vọng rồi sẽ có loại thuốc bôi vào vết cắt cuống hoa TN. Nối ống dẫn nhựa xuống đất ta sẽ có “nhà máy” sản xuất nước đường hoàn chỉnh?!
Nước TN được đổ vào chảo , nấu cô lại thành đường . Đó là thứ đường đặc sản thơm ngon. Bạn nào muốn thưởng thức xin liên hệ với TQ!
Cũng là nước TN tươi ấy, người ta cho men vào sẽ tạo thành một thứ rượu ngọt giải khát nồng độ thấp, uống rất “phê”. Bằng chứng là các chú trong đoàn đang gà gật , im như thóc sau khi dùng sản phẩm “doping” này đều tranh nhau hót như khiếu. Dân Trỗi sẽ quan tâm: “ Có ngon không”? Ngon chứ , tùy theo loại men của gia chủ mà thứ “rượu” này có hương vị khác nhau. “Ngon như thế nào”? Hì hì, tất nhiên là ngon như… “rượu” TN rồi!
Thân cây TN già được dùng làm đồ mỹ nghệ và có thể làm phương tiện giao thông như chiếc thuyền độc mộc kia. Thuyền này có ưu điềm là không phải qua …đăng kiểm.
Lá TN còn dùng làm “tổ” nuôi dơi. Người ta nuôi dơi để lấy phân . một loại phân hữu cơ hảo hạng và mắc tiền…
Công dụng TN chắc còn nhiều. Để dành chuyến đi lần sau nạp thêm thông tin, chừng về tôi sẽ “nổ” tiếp.
Ở ta hồi này thấy bà con đang tranh cãi ỳ xèo chuyện chọn “quốc phục” , “quốc hoa”… rất chi là xôm tụ, như vậy mới thấy việc “chấm” biểu trưng của một dân tộc quả không đơn giản.
VN từ lâu đã chọn cho mình cây tre dẻo dai thể hiện sự ngoan cường chiến đấu trước bão giông, nhưng cũng đầy thân thương, gần gũi với làng quê đất Việt. Còn đối với CPC bạn chọn cây gì? Nếu tôi không nhầm thì TN chính là “quốc cây” của bạn- Loài cây khao khát muốn dâng nhựa ngọt cho đời.
SG 12/3/2011
Thứ Bảy, tháng 3 12, 2011
CÂY THỐT NỐT
Gửi bởi Thanh Minh lúc Thứ Bảy, tháng 3 12, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
8 nhận xét:
Anh TM nhờ tôi có nhời cám ơn anh em QS/QH. Tốt nhất là khuân bài này sang đấy đóng góp với trang. Tôi đã làm như vậy, ở đây.
@Anh Hữu Thành : hôm ở ANHĐỖ , khi chia tay , SaiGongai ( anh bạn mập thù lù í )hỏi : chị cũng là Trỗi à ?/ Không , chị là HSMN ./ Hắn giật nảy mình rồi nói :Ồ , em có biết có nghe danh của hội này .
Anh H.T hỏi dùm em xem hắn nghe danh gì về HSMN mà có vẻ rất thán phục vậy ( hôm đó vội về nên em chưa kịp hỏi ). He he .
@QL: HSMN thì nổi tiếng quá còn gì :-). Chỉ cần theo dõi TV thời sự và các phim tài liệu cũng biết về HSMN. Lịch sử hai chục năm HSMN (1954-1975) cho đến bây giờ có phải là tầm thường đâu :-)
Anh sẽ hỏi theo ý Q.
@QL:Danh HSMN cũng như danh TT,càng nghe càng chán phèo.
@Quế Lâm: Như lời "tự kiểm" của bác Khải: "cũng có nghịch ngợm, phá phách chút đỉnh..."
@AK7 : lần tới hội Quế có nhậu cũng không alu cho đại ca đâu .
Mọi người đâu rồi lại đây mà xem hội Quế dỗi khi AK7 nói lời không nhạy cảm này ?
"Anh H.T hỏi dùm em xem hắn nghe danh gì về HSMN mà có vẻ rất thán phục vậy"
Trả lời của "cậu mập": "Chả là em đã có kể với anh về một bà cụ phụ trách "quân tư trang" cho các đợt HSMN mà vẫn nhớ vanh vách từng đợt học trò, đến cả từng "thói hư tật xấu" của nhiều đứa!
Phần vì em có chút ngạc nhiên khi dân HSMN mà quen dân Trỗi - vì dường như ít có chuyện một người học được 2 trường (hoặc chuyển từ trường này sang trường kia)
Ngạc nhiên theo kiểu A, thế à thì cũng là một cách chào mà anh! Nhất là khi hôm ấy em vừa đến muộn trong lúc mọi người trông chờ!"
Đăng nhận xét