Tài liệu hướng dẫn du lịch:
Cầu bắc qua sông Chhikreng này là lớn nhất và quan trọng nhất trong số 11 cái còn lại vì nó ở trung tâm của một thị trấn hội tụ nhiều đường giao thông đi tới nhiều vùng của Đế chế Angkor.
Kích thước của cây cầu: dài 86m, rộng 16m, cao 10m tính từ đáy sông.
Cầu có 21 vòm giữa 20 cột. Đá để xây dựng nên cây cầu là đá ong, trong khi các trang trí khác như lan can, cột, hộ lan và đầu rắn naga trên cả hai bên lan can đều được làm từ sa thạch.
Người ta không biết chính xác cây cầu này được làm từ bao giờ, vì nó đã trải qua sửa chữa và tân trang trong các thời ký khác nhau. Mới nhất thì nó cũng phải được làm vào thời kỳ Vua Jayavaraman thứ 7 (1181-1220 sau Công nguyên), có phong cách kiểu Bayon.
Gần đây cây cầu được sửa chữa hai lần. Lần đầu vào năm 1925, nhưng lần quan trọng nhất được làm từ 1965 đến 1967 do Bộ Các Công trình Công cộng làm với hợp tác kỹ thuật của "Ecole Francaise d' Etreme Orient". Lần thứ hai này các cấu trúc gia cường cho cây cầu được áp dụng mà chúng ta không nhìn thấy bởi đá ong đã được sử dụng như vật liệu thô bao bọc lấy chúng.
Theo anh bạn SGG thì mới mấy năm gần đây người ta mới làm đường tránh không cho ô tô đi qua cầu để tạo một điểm du lịch an toàn và bảo vệ cây cầu khỏi tải trọng lớn. Có lẽ sự gia cường cấu trúc đã giúp cho cây cầu đứng vững dù cho xe tăng, xe quân sự đã chạy qua trong thời chiến tranh.
Riêng việc cầu được làm rộng tới 16m từ cách đây cả nghìn năm cũng đã là một điều đáng kinh ngạc. So với quần thể Angkor thì cây cầu thật nhỏ bé. Nhưng nếu so với những cây cầu mà ta có thể hình dung có trước đây cả nghìn năm trên đất VN thì chắc có lẽ tỷ lệ giống như so Angkor Vat, Angkor Thom với ngôi đền chùa nào vĩ đại nhất mà ta từng có?
8 nhận xét:
Muội không biết "cấu trúc gia cường" sau này là như thế nào, nhưng khi muội đến đây, mọi người đã giới thiệu là cầu chỉ xếp bằng những tảng đá ong! Không có bất cứ một sự tô trét phụ gia trung gian nào cả, chứng tỏ tài năng của các nghệ nhân kiến trúc thời cổ trong việc tính toán chính xác sự cân bằng và độ bền vững của công trình, sự vĩ đại của công trình này cũng như niềm tự hào của người Campuchia là ở chỗ đó!
Nhiều người, trong đó có Q.MF :-), đi thăm di tích lại bỏ qua không chụp ảnh cái bảng giới thiệu ở ngay đấy. Về cái nhớ cái không, he he, có khi lại lẫn cái này sang cái kia. Lần sau rút kinh nghiệm nhé. Chụp rồi sau này xem lại có tài liệu để... bốc phét :-o
Em nghe con sông dưới chân cây cầu này hình thành là do voi kéo đá xây dụng đền tháp Angko, mòn sâu mà có.
Một lần nghe HDV du lịch người Khme giới thiệu vậy.
Tư duy thênh thang tám thước hay lui lại ngàn năm 16 "mét te".
Những cây cầu hay thế này mà mình chưa tới thăm được, tệ nữa là bây giờ được anh HT kể và chụp hình cho coi mới biết. Uổng cả hơn nửa thế kỷ sống trên đời!
@3Chai: biết làm sao, con người nhỏ bé quá mà, không thể ôm hết vào mình.
May có internet để chia sẻ, còn chưa tệ quá :-)
TQ muốn mô tả sự hoành tráng, vĩ đại của cây cầu mà không đưa "vật thể so sánh"? Tôi có ảnh cầu này với "con chuột áo xanh" bé xíu đứng bên dưới,nếu ông thích tôi gửi cho.
TM
Bác Tố Hữu còn sống chắc sẽ chê vì cầu rộng quá, phí cả tiền của của dân, theo bác thì cầu đường chỉ cần tám thước là đủ, làm đến tận 16 thước làm chi cho phí, ai đi, chỉ béo anh Hữu Thành và anh Thanh Minh có chỗ để chụp ảnh. Lại cả mấy cái anh Lào nữa, cái chum chỉ to bằng con trâu là đủ đựng, lại đi đẽo ra mấy cái chum to hơn con voi nằm chềnh ềnh, chướng! hề hề, nhưng mà cũng đáng đi xem đấy các bọ ạ!
Gửi đi, để có tí mặt mình. Chứ so sánh thì... khối :-)
Đăng nhận xét