Thứ Hai, tháng 4 13, 2009

Đoàn 126

Đoàn đặc công Hải quân 126 (13.04.1966)

Đặc công Việt nam, trong đó có đặc công nước, đã hình thành và có chiến công từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, còn số liệu dưới đây chỉ bao gồm các “mốc hành chính” của đặc công nước.

Quá trình phát triển:
Ngày 23/10/1963 Cục Hải quân QĐNVVN thành lập “Đội Đặc công Hải quân” gọi tắt là “Đội 1”.
Ngày 3/6/1964 Bộ Tổng tham mưu kí quyết định thành lập “Đội 8” đặc công Hải quân.
Ngày 13/4/1966 Bộ Quốc phòng chuyển thành “Đoàn huấn luyện, trinh sát đặc công Hải quân 126” thuộc BTL Hải quân.
(ngày 19/3/1967 Binh chủng Đặc công QĐNVVN chính thức thành lập).
Ngày 12/1/1975 chuyển thành “Trung đoàn 126” thuộc Quân chủng Hải quân.
Ngày 5/9/1975 trung đoàn 126 và trung đoàn 46 sáp nhập hình thành “Lữ đoàn thủy quân lục chiến” sau gọi là “Lữ đoàn Hải quân đánh bộ” và có lúc gọi là “Lữ đoàn lính thủy đánh bộ”. Lữ đoàn gồm: Tiểu đoàn 861 đặc công nước; các tiểu đoàn 862, 863, 864, 865, 866 lính thủy đánh bộ; tiểu đoàn 868 pháo binh; tiểu đoàn 867 xe tăng lội nước; tiểu đoàn 869 phòng không. Như vậy đặc công hải quân chỉ còn 1 tiểu đoàn trực thuộc lữ đoàn lính thủy đánh bộ.
Ngày 12/4/1985 Quân chủng Hải quân tách tiểu đoàn 861 ra để thành lập “Đoàn đặc công nước 861” trực thuộc Quân chủng Hải quân.
Ngày 5/4/2202 “Đoàn đặc công nước 861” chuyển thành “Đoàn Đặc công Hải quân 126” và lấy ngày 13/4/1966 làm ngày truyền thống.

Thành tích chiến đấu:
Đã đánh chìm 339 chiếc và đánh hỏng (làm hư, bị cháy) 33 chiếc tàu chiến, tàu vận tải lớn nhỏ của Mỹ ngụy, trong đó:
Năm 1967: đánh chìm 10 chiếc, đánh hỏng 2 chiếc.
Năm 1968: đánh chìm 78 chiếc, đánh hỏng 15 chiếc.
Năm 1969: đánh chìm 45 chiếc, đánh hỏng 2 chiếc.
Năm 1970: đánh chìm 78 chiếc, đánh hỏng 2 chiếc.
Năm 1971: đánh chìm 117 chiếc, đánh hỏng 10 chiếc.
Năm 1972: đánh chìm 11 chiếc, đánh hỏng 2 chiếc.
Và đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn binh lính địch, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch.

H1, 2: đặc công thời chống Mỹ.
H3: người nhái Hải quân thời nay.
H4. người nhái phe tây hồi 1946 (để so sánh với người nhái HQ thời nay về mặt trang bị).
H5. Cá sấu Rừng sác.

13 nhận xét:

Nặc danh nói...

Cũng như chị VõThịSáu mãi tới năm 199 mấy mới có quyết định bổ nhiệm anh hùng.

TranKienQuoc nói...

Ý anh Hà Chí muốn nói: anh tham gia môn thể thao lặn người nhái cũng là dân "đẹc công lước"???

BacHai nói...

Hãy về Rừng Sác thăm nơi đã từng là căn cứ của Đoàn 126.

Nặc danh nói...

Tôi nghe lính đặc công nước kể về chế độ luyện tập mà phát hoảng (ấy là chưa kể chuyện trong chiến đấu).
Em xin chừa cái mộng làm lính đặc công.
Em đi lặn du lịch thôi, các bác ạ.
HCQuang

Nặc danh nói...

Anh Chí người ngoại với lính HQ cứ chộ AE hoài,lịch trình của anh còn thiếu nhiều đấy, giai đoạn 1975-1989 không thấy nhà "xử" học Hai quần nêu. Giại đoạn này các anh đang nhởn thì bọn này tá lả đấy. Anh biết đoàn 126 ở đâu và làm gì cho AE biết mấy, chiến công ra răng, thất bại mần răng...Tôi chỉ là thằng Háng xòm với 126 thui, sau này về vườn ông tư lệnh 126 là hàng xóm đáng kính( cụ về với tổ tiên rồi). Còn ông chính trị viên đội...sau là chánh ủy BV HQ 1-5 ,anh Chí có tìm hiểu thì chăm đến chơi với tôi. Sẽ giới thiệu đàng hoàng tha hồ mà khai thác, pho sử sống đấy!
DS

Phú Hòa nói...

Rất tiếc là đêm nay tôi đã phải bay đi Campuchia rồi nên không còn thời gian để kể với mọi người về đặc công Rừng Sác ( thành lập năm 1966 ) và về người bác ruột của mình, Lê Bá Ước ( tự Bảy Ước ) mà suốt thời gian khó khăn nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ oanh liệt đã là tư lệnh kiêm chính ủy của đặc công rừng Sác ( từ 1968 đến 1974 và cũng là người trụ ở cương vị này với thời gian lâu nhất). Tháng 4.2008 thì Trung Liêm đã cùng tôi đến thăm bác và gia đình ở phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa. Bác Ước lập bàn thờ trong nhà cho tất cả 683 liệt sĩ đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ và đặc công Rừng Sác với những chiến công vẻ vang của mình đã được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang năm 1973 và toàn đoàn có 6 chiến sĩ được phong anh hùng ( trong đó có 3 người là liệt sĩ ).
Hẹn với mọi người là một ngày nào đó tôi sẽ viết về những gì đã được nghe bác Ước kể về đặc công Rừng Sác và cũng là để thực hiện lời hứa với Trung Liêm hôm ấy.

Nặc danh nói...

OK, bữa nào ghé 2 bác DS, Phú Hòa.
Hồi xưa, chỉ tính riêng chuyện đặc công Rừng Sác "đụng" cá sấu thôi, là đã kính phục rồi.
Chiến tranh quá khốc liệt, đặc biệt đối với đoàn 126. So với các đơn vị trong toàn quân thì đoàn 126 có tỷ lệ hi sinh cao nhất. Xin kính cẩn thắp cho các đ/c đoàn 126 nén nhang.
HCQuang

Nặc danh nói...

... xin kính cẩn thắp cho các đ/c đoàn 126 (đã hi sinh) nén nhang.
HCQuang

TranKienQuoc nói...

Phú Hoà ơi, cụ Ước là bác PH à? Nghe cụ thuộc nằm lòng danh sách của các LS đặc công Rừng Sác nên tôi đã tra sổ điện thoại rồi gọi lên hỏi cụ về LS Nguỹên Văn Ơn k4 (vì anh em nói Ơn là lính đặc công HQ). Cụ trả lời là không có ai tên Ơn.
Đó cũng là 1 kỷ niệm.

Nặc danh nói...

Chuyện chiến đấu của các chiến sĩ đặc công, nhất là đặc công nước luôn là đề tài hấp dẫn .Trong AE ta ,ai có thì giờ & khả năng ,nên tìm hiểu ,khai thác đề tài này rồi viết lên cho mọi người đọc .Cảm ơn lắm lắm .Rất mong bài của PH.
HH

BacHai nói...

Khoảng năm 2000 tôi xuống Cần Giờ vào thăm di tích chiến khu xưa Rừng Sác, một bảo tàng dân lập do sáng kiến của Bác Ước cùng một nhóm đồng đội còn lại của Đoàn 126. Cũng chẳng được thấy mấy di tích thực. Vì những anh hùng Rừng Sác ra đi là tan vào đất, vào nước, nên chỉ còn Rừng Sác và nói rộng hơn là cả đất nước này là là di tích về họ.
Vào Quân Sử VN xem hồi ký “Một thời Rừng Sác” của Lê Bá Ước: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2542.0
Bâng khuâng tấc dạ niềm thương nhớ
Lộng gió trên sông đẹp bóng cờ
Mãi mãi hiên ngang Rừng Sác đứng
Mỗi người ngã xuống một bài thơ
(LÊ BÁ ƯỚC)

Nặc danh nói...

Xin bổ sung 2 hình.
HCQuang

Phú Hòa nói...

Sau khi nghe anh em nói về Nguyễn Văn Ơn thì tôi đã hỏi bác Ước rồi. Trong danh sách các liệt sĩ rừng Sác ( từ 1966 - 1975 ) không có tên đứa bạn của bọn mình.