Ngày thứ ba của chuyến đi đã được biết trước với nhau là ngày mệt mỏi nhất. Thăm một số di tích điển hình, sau đó theo đường 12 đi Lai Châu. Đường 12 có đoạn qua Mường Lay sẽ bị ngập khi thủy điện Sơn La tích nước vào năm sau. Bởi thế người ta đang khẩn trương làm đường mới trên cao với chiều dài 36km, với 1 cầu lớn qua sông Đà thay cho cầu Hang Tôm và nhiều cầu con qua khe núi. Rất may chúng tôi đã không bị mưa trên đoạn đường này.
Buổi sớm trên TP ĐBP, KS Him Lam.
Tượng đài kéo pháo, trên vị trí tập kết pháo để kéo vào trận địa năm xưa.
Từ trên tượng đài nhìn thấy bên trái là đường vào TP ĐBP, bên phải là đường kéo pháo, đang được làm thành di tích. Từ đây theo con đường đó khuất ra sau núi 4km là nơi AH Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo.
Trong hầm chỉ huy cứ điểm của Pháp, phòng Đờ Cát-tơ-ri.
Nóc hầm, nơi có tấm ảnh phất cờ chiến thắng.
Cầu Mường Thanh với khẩu trọng liên 4 nòng đã bị "hư hao".
Tướng ngoài quan ải không cần nghe lệnh, TV thuyết minh như thế.
Tô Vĩnh Diện chèn pháo. Nói thực là cái tượng trông rất... chán.
Các CCB với huân huy chương chống Mỹ chụp hình lưu niệm.
Đồi A1, dưới kia là Nghĩa trang LS ĐBP
Sau lưng là hố bộc phá công đồn A1.
Mộ LS tại Nghĩa trang Đồi Độc Lập. Mặt trước tấm bia thường là để khuyết danh, nhưng ở mặt sau một số bia đã khắc tên liệt sĩ.
Đài Tổ Quốc Ghi Công nghĩa trang LS Đồi Độc lập. Có lẽ đây là nghĩa trang đẹp, đơn giản mà trang nghiêm nhất trong các nghĩa trang LS đã từng thấy.
Lối vào vừa đủ rộng với hai hàng long não nhìn ra tam quan gợi cảm giác thân thuộc như chùa chiền.
Cầu Hang Tôm do TQ giúp xây dựng đã lâu, vào thời của nó được xem như cây cầu hiện đại và đẹp bậc nhất VN. Bây giờ nhìn vẫn đẹp. Năm sau cốt cầu sẽ bị ngập dưới 20m nước. Còn trước đó có lẽ cây cầu sẽ được tháo dỡ, hoặc tệ nhất cũng phải phá sập để sau này không ảnh hưởng đến giao thông thuỷ trong lòng hồ thủy điện. Thay cho nó sẽ là một chiếc cầu bê tông dầm hộp dự ứng lực đúc hẫng ở phía thượng lưu 800m
Hoàng hôn trên sông Nậm Na bên đường 12 đi Lai Châu. Năm năm trước con sông này hoang vu sâu thăm thẳm từ trên mặt đường nhìn xuống. Bây giờ trên sông nhiều thuyền đãi vàng sa khoáng hoạt động, bên sông nhiều khu tái định cư dân lòng hồ, công trường nâng đường lên cao hoạt động nhộn nhịp làm mất vẻ hấp dẫn. Nhưng nó vẫn có những góc nhìn đẹp. Sau này, khi nước dâng có lẽ trông nó sẽ giống một chiếc hồ dài chứ không còn dòng chảy với những bãi cát xen đá tảng như bây giờ.
Một trong số nhiều cầu dân sinh nối bản với đường giao thông.
9 nhận xét:
Chúc mừng đoàn.
Bao giờ đến lượt mình được đi học môn lịch sử thế này nhỉ.
Bất đáo Điện Biên bất tri Việt sử!
Ba Chai
Qué xé đẽ!!! Trên cả tuyệt vời!
KQ ơi!Các bác K4 tổ chức đi hoành tráng quá,các khoá cũng nên học tập hay mời bác Đồng Sỹ Nguyên đi xuyên Việt theo đg HCM,đi đến đoạn nào có lính Trỗi nhập vô luôn rồi:Tổng tiến công vô SG tổng kết xong giải tán.Cảm ơn các cs ĐB Trỗi đã cho chung tôi du lịch qua ảnh!Chúc ace mạnh khoẻ,thắng lợi!
thế là "công nghệ không dây" đã tìm được đoàn nên anh em mới du lịch qua ảnh được.
@Pác Tq HT ới:Đồi A1 và C1-C2 là môi hở răng lạnh.Pác làm ơn chụp dùm em một tấm đồi C1 và C2 làm kỉ niệm có dc k?
Quá hay!
@ Cái hố bộc phá đồi A1 trông thấy có khá hơn. Hồi 2001 tôi tới đấy thấy như cái phễu xi măng. Chán thiệt!
@ Hồi đó, ở ĐBP, uống 1 ly trà đá giá 7.000 đ, nhưng đĩa hột xoài tắc kè xào xả đầy ú ụ (ko độn chút gì) thì chưa tới 20.000 đ.
@ KS Him Lam nhìn thấy đẹp hơn 10 lần xưa.
HMK6
@AK7: Bây giờ các "đồi chiến sự" đều bị biến thành đồi dân sự. Duy nhất A1 giữ được từ chân lên đỉnh, được rào lại để làm di tích lịch sử. Còn các đồi khác đều đã bị tiêu hóa trong dòng chảy thời cuộc, nhà mặt phố che hết chúng rồi, chả biết trên đỉnh có còn gì kỉ niệm không. Đồi có tượng đài chiến thắng, hồi xưa gọi là đồi D cũng bị vây quanh. Lối lên chính diện đang được làm, sau khi di dời cơ quan CA tỉnh ra chỗ khác, theo người ta nói thế.
@TTXVH: y/c chụp ảnh cầu Thia đã được VinhNQ thực hiện. Có lẽ chờ xem bên UT.
Đăng nhận xét