KỶ NIỆM CUỐI CÙNG VỚI ANH TÂN
(Lê Gia Linh, em trai LS Lê Minh Tân).
35 năm trước…
Em là em trai út của anh Tân. Ngày anh Tân đi bộ đội em mới 10 tuổi. Nghe má kể lại: Hôm sắp lên đường nhập ngũ, bác Hiệu trưởng Đại học Bách khoa có đến gặp ba em, nói: “Theo tiêu chuẩn thì Tân không phải đi đợt này vì anh đang tại ngũ. Nhưng đây là đơn tình nguyện nhập ngũ của cháu. Anh cho biết ý kiến vì tôi có thể dừng trường hợp này?”. Và ba em đã trả lời: “Đất nước có chiến tranh thì trai tráng phải lên đường cứu nước. Anh cứ để cháu thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Khoảng đầu năm 1972, anh Tân được về phép 4 ngày nhưng không hiểu sao mới nghỉ được 2 ngày đã có lệnh trở về đơn vị. Biết anh ở binh chủng Xe tăng, em nằng nặc đòi theo: “Anh cho em lên đơn vị chơi và cho em chui vào xe tăng! Bọn bạn phải thua em vì chúng nó không biết xe tăng là gì, chỉ được xem qua ảnh”. Ngày đó trẻ con bọn em rất khâm phục hình ảnh những chiến sĩ xe tăng đội mũ chỉ huy (như mũ phi công) ló đầu trên tháp pháo. Có lẽ vì thương và chiều thằng em mà anh Tân rủ thêm anh Thuấn, bạn thân, đi cùng. Ngay chiều hôm đó, 3 anh em đạp 2 xe lên Xuân Mai, Hoà Bình. (Cũng lạ, chẳng hiểu vì sao má lại cho em đi?).
Được đi xa Hà Nội, em thấy bao nhiêu điều mới lạ. Ba anh em đạp xe qua thị xã Hà Đông, Ba La - Bông Đỏ lên Xuân Mai. Em ngồi sau xe anh Tân, vừa đi vừa nghe 2 ông anh tán đủ thứ chuyện trên trời dưới đất làm con đường dài ngót 60km trở nên ngắn lại. Lên đến nơi thì thấy không khí đơn vị khác thường, bộ đội tấp nập dọn dẹp, đóng gói, ngụy trang xe pháo... Chả là chiều nay, máy bay Mỹ đã đánh vào đội hình và phóng 2 quả rốc-két trúng 2 chiếc tăng K63 của ta. Khói vẫn còn khét lẹt, may không có thương vong. Anh em được lệnh hành quân ngay trong đêm.
Anh Tân dẫn ra giếng, múc nước lau mặt và mình mẩy cho em. (Nước giếng mát lạnh!). Anh nghiêng bi-đông rót nước ra cho em uống. Chưa bao giờ em thấy chiếc bi-đông to đến như thế! (Có lẽ đó là bi-đông dự trữ nước khi xe tăng hành tiến). Nghỉ ngơi một lát, anh Tân nói với anh Thuấn: “Thôi, mày phải đưa Linh đi xa khỏi vùng này ngay. Đề phòng máy bay Mỹ quay lại trong đêm. Sau đó tìm nhà dân cho nó ngủ qua đêm. Mai đạp về. Tao phải hành quân gấp đêm nay”. Nói rồi anh Tân ôm em vào lòng, xoa đầu, dặn: “Linh cố gắng học cho giỏi và đừng làm má buồn! Hết chiến tranh anh về cho em chơi thoải mái trong xe tăng…”. Vì tuổi còn bé và cũng không thể nghĩ rằng lần này xa anh mãi mãi, em chỉ ôm chặt lấy anh. Thế là anh em chia tay.
Em và anh Thuấn lên đường. Em nhớ mãi nét mặt lo âu của anh Tân nhìn theo thằng nhóc đạp xe mà bàn chân chưa chạm tới pê-đan. Nhưng em đã cố tỏ ra với anh rằng, em đã lớn! Không hiểu có phải do anh Tân truyền thêm sức mạnh hay không mà em và anh Thuấn đã đạp thẳng từ Xuân Mai về Hà Nội ngay trong đêm. Em nhớ đêm ấy trăng sáng vằng vặc. Mệt đâu nghỉ đó, khát đâu thì tạt vào quán uống nước. Đến sáng hôm sau thì về đến nhà ở cạnh chùa Vạn Phúc, gần Núi Bò. Em nằm lăn ra ngủ suốt cả một ngày không ăn không uống làm ai cũng lo...
(Lê Gia Linh, em trai LS Lê Minh Tân).
35 năm trước…
Em là em trai út của anh Tân. Ngày anh Tân đi bộ đội em mới 10 tuổi. Nghe má kể lại: Hôm sắp lên đường nhập ngũ, bác Hiệu trưởng Đại học Bách khoa có đến gặp ba em, nói: “Theo tiêu chuẩn thì Tân không phải đi đợt này vì anh đang tại ngũ. Nhưng đây là đơn tình nguyện nhập ngũ của cháu. Anh cho biết ý kiến vì tôi có thể dừng trường hợp này?”. Và ba em đã trả lời: “Đất nước có chiến tranh thì trai tráng phải lên đường cứu nước. Anh cứ để cháu thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Khoảng đầu năm 1972, anh Tân được về phép 4 ngày nhưng không hiểu sao mới nghỉ được 2 ngày đã có lệnh trở về đơn vị. Biết anh ở binh chủng Xe tăng, em nằng nặc đòi theo: “Anh cho em lên đơn vị chơi và cho em chui vào xe tăng! Bọn bạn phải thua em vì chúng nó không biết xe tăng là gì, chỉ được xem qua ảnh”. Ngày đó trẻ con bọn em rất khâm phục hình ảnh những chiến sĩ xe tăng đội mũ chỉ huy (như mũ phi công) ló đầu trên tháp pháo. Có lẽ vì thương và chiều thằng em mà anh Tân rủ thêm anh Thuấn, bạn thân, đi cùng. Ngay chiều hôm đó, 3 anh em đạp 2 xe lên Xuân Mai, Hoà Bình. (Cũng lạ, chẳng hiểu vì sao má lại cho em đi?).
Được đi xa Hà Nội, em thấy bao nhiêu điều mới lạ. Ba anh em đạp xe qua thị xã Hà Đông, Ba La - Bông Đỏ lên Xuân Mai. Em ngồi sau xe anh Tân, vừa đi vừa nghe 2 ông anh tán đủ thứ chuyện trên trời dưới đất làm con đường dài ngót 60km trở nên ngắn lại. Lên đến nơi thì thấy không khí đơn vị khác thường, bộ đội tấp nập dọn dẹp, đóng gói, ngụy trang xe pháo... Chả là chiều nay, máy bay Mỹ đã đánh vào đội hình và phóng 2 quả rốc-két trúng 2 chiếc tăng K63 của ta. Khói vẫn còn khét lẹt, may không có thương vong. Anh em được lệnh hành quân ngay trong đêm.
Anh Tân dẫn ra giếng, múc nước lau mặt và mình mẩy cho em. (Nước giếng mát lạnh!). Anh nghiêng bi-đông rót nước ra cho em uống. Chưa bao giờ em thấy chiếc bi-đông to đến như thế! (Có lẽ đó là bi-đông dự trữ nước khi xe tăng hành tiến). Nghỉ ngơi một lát, anh Tân nói với anh Thuấn: “Thôi, mày phải đưa Linh đi xa khỏi vùng này ngay. Đề phòng máy bay Mỹ quay lại trong đêm. Sau đó tìm nhà dân cho nó ngủ qua đêm. Mai đạp về. Tao phải hành quân gấp đêm nay”. Nói rồi anh Tân ôm em vào lòng, xoa đầu, dặn: “Linh cố gắng học cho giỏi và đừng làm má buồn! Hết chiến tranh anh về cho em chơi thoải mái trong xe tăng…”. Vì tuổi còn bé và cũng không thể nghĩ rằng lần này xa anh mãi mãi, em chỉ ôm chặt lấy anh. Thế là anh em chia tay.
Em và anh Thuấn lên đường. Em nhớ mãi nét mặt lo âu của anh Tân nhìn theo thằng nhóc đạp xe mà bàn chân chưa chạm tới pê-đan. Nhưng em đã cố tỏ ra với anh rằng, em đã lớn! Không hiểu có phải do anh Tân truyền thêm sức mạnh hay không mà em và anh Thuấn đã đạp thẳng từ Xuân Mai về Hà Nội ngay trong đêm. Em nhớ đêm ấy trăng sáng vằng vặc. Mệt đâu nghỉ đó, khát đâu thì tạt vào quán uống nước. Đến sáng hôm sau thì về đến nhà ở cạnh chùa Vạn Phúc, gần Núi Bò. Em nằm lăn ra ngủ suốt cả một ngày không ăn không uống làm ai cũng lo...
... Và hôm nay
Đúng 13g30 trưa chủ nhật 13/5/2007, em và Tuấn Anh đưa anh Tân về đến nhà ta ở 69/24 Nơ Trang Long, Bình Thạnh. Vào đến nhà, chả hiểu sao em không giữ được mình, cứ thế nước mắt tuôn trào. Lên thắp hương cho anh, em thầm khấn: “Vậy là anh xa nhà đã gần 40 năm, hôm nay mới trở về. Vợ chồng em ở với ba má, nhà cửa đàng hoàng không chật chội như hồi ở Núi Bò, Hà Nội. Vậy mà anh không được hưởng… 35 năm trước em tiễn anh từ Xuân Mai hành quân vào Nghệ An rồi ra chiến trường. Hôm nay, em lại đón anh từ chiến trường xưa về nhà. Lần này anh về để biết nhà, lát nữa anh lại đi… Anh có còn nhớ hay không chứ em thì mãi không quên lần tiễn anh lên đơn vị và cũng là lần cuối được chui vào bên trong xe tăng, lần cuối cùng được bên anh?...”.
Đúng 13g30 trưa chủ nhật 13/5/2007, em và Tuấn Anh đưa anh Tân về đến nhà ta ở 69/24 Nơ Trang Long, Bình Thạnh. Vào đến nhà, chả hiểu sao em không giữ được mình, cứ thế nước mắt tuôn trào. Lên thắp hương cho anh, em thầm khấn: “Vậy là anh xa nhà đã gần 40 năm, hôm nay mới trở về. Vợ chồng em ở với ba má, nhà cửa đàng hoàng không chật chội như hồi ở Núi Bò, Hà Nội. Vậy mà anh không được hưởng… 35 năm trước em tiễn anh từ Xuân Mai hành quân vào Nghệ An rồi ra chiến trường. Hôm nay, em lại đón anh từ chiến trường xưa về nhà. Lần này anh về để biết nhà, lát nữa anh lại đi… Anh có còn nhớ hay không chứ em thì mãi không quên lần tiễn anh lên đơn vị và cũng là lần cuối được chui vào bên trong xe tăng, lần cuối cùng được bên anh?...”.
4 nhận xét:
Khi đón được LS Lê Minh Tân về, tôi từng đặt câu hỏi: Giờ này Tư Chính - bạn thân anh Tân, người đã viết thư báo tin cho cô chú Lê Bưởi rằng Tân đã hy sinh - đang ở đâu? (Thư này được lưu trong Tập 2, trang 110). Và câu hỏi này đã được giải đáp:
Anh Đoàn Sinh Hưởng, C trưởng C23 tăng của Lê Minh Tân kể lại: Đúng ngày 1/4/1975, tròn 1 năm sau ngày Tân hy sinh, xe tăng của Tư Chính trong đội hình hành tiến của đại đội đã chọc một mũi vào thị xã Tuy Hòa, quê hương anh. Tư Chính quá vui mừng mở nắp tháp pháo, ló đầu lên ngắm nhìn quê hương. Ai cũng có thể hiểu niềm hạnh phúc của Chính khi được mở mắt ngắm nhìn quê hương bằng cái nhìn đầu tiên sau 21 năm xa cách! Nhưng cũng đúng khoảnh khắc ấy, 1 viên đạn lạc vô tình bắn trúng trán anh. Và, anh đã hy sinh đúng 1 năm sau ngày Lê Minh Tân hy sinh!
Tại sao lại có những điều trùng hợp kì diệu, khó lí giải đến như thế?
Kiến Quốc
Đăng nhận xét