NHỮNG TẤM LÒNG THƠM THẢO
Thanh Hùng
Chuyện hôm nay…
Cơn bão số 7 vừa dứt, hôm sau các anh chị trong Ban Liên lạc Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã rời Hà Nội cùng chiếc xe chở thiết bị và dụng cụ y tế, lên xã Mỹ Yên (huyện Đại Từ, Thái Nguyên). Họ là những người mà 40 năm trước khi còn là những cậu bé, cô bé 11-12 tuổi đã sơ tán về xã An Mỹ (tên cũ của Mỹ Yên), sống dưới những mái lán nhỏ dựng dưới tán cây rừng; nay về thăm đất cũ người xưa. Bà con cùng cán bộ, nhân viên trạm xá xã ra đón, tay bắt mặt mừng.
Trạm xá xã Mỹ Yên, hai dãy nhà cấp bốn khang trang, sạch sẽ, do các cựu học sinh nhà trường góp tiền cùng bà con xây dựng. Hôm nay mở rộng cửa đón các vị khách quý và nhận thêm món quà mới – những thiết bị y tế do các anh các chị góp tiền mua sắm và chở lên từ Hà Nội: một lò sấy hấp sát trùng dụng cụ chữa bệnh, bộ ghế chuyên dụng khám, chữa tai-mũi-họng, bộ đèn la-de… Bằng sự giúp đỡ nghĩa tình đó, đến nay trạm xá Yên Mỹ đã được trang bị khá đầy đủ: có các phòng khám, phòng điều trị, phòng tuyên truyền phòng chống bệnh dịch, kế hoạch hoá gia đình…Bí thư Đảng uỷ Đào Ngọc Quang cảm động nói như khoe: “Anh xem, với những thiết bị hiện đại thế này, ở bệnh viện huyện cũng chưa chắc đã có!”, tôi mừng lây theo anh. Quả thực, một trạm y tế tuyến xã ở vùng sâu vùng xa có cơ sở vật chất được như trạm xá Mỹ Yên này, thật hiếm. Đây cũng là “niềm mơ ước” của những địa phương khá giả dưới xuôi.
Nhớ lại ngày chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thành lập trường (năm 2000), một số anh chị em nêu nguyện vọng lên thăm chiến khu xưa và xây bia kỷ niệm. Nhưng Đại tá Bùi Vinh (nay là Thiếu tướng Cục trưởng Cục Kế hoạch-Đầu tư Bộ Quốc phòng) cùng anh em trong Ban Liên lạc bàn bạc và cho rằng: “Xây dựng bia không thiết thực. Chúng ta phải ghi nhớ là lúc khó khăn, gian khổ, đồng bào đã đùm bọc nuôi dưỡng chúng ta. Nay phải làm việc gì thiết thực giúp đỡ đồng bào phát triển sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao sức khỏe…”. Ý kiến này được mọi người đồng tình. Thế rồi anh chị em khóa 6, khóa có nhiều bạn đang công tác tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108, cùng Ban Liên lạc trường lập một đề án “phát huy nội lực” xây dựng trạm xá xã Mỹ Yên. Một cuộc vận động được triển khai nhanh ở các khóa và anh chị em góp được mấy trăm triệu đồng. Ngày đó xã Mỹ Yên chưa có điện lưới quốc gia nên trạm xá được trang bị cả máy phát điện. Sau đó còn một đợt vận động đóng góp tiền giúp bà con xây dựng chiếc cầu vượt lũ. Thứ trưởng Bộ Văn hoá Nguyễn Chiến Thắng, cựu học sinh khóa 3 của trường, tặng UBND xã một bộ ăm-ply, loa đài. Một cán bộ xã nhận xét: “Cái này còn xịn hơn cái của huyện!”.
Chưa hết, tôi vừa nghe mấy anh chị khóa 6 bàn nhau giúp đỡ xã đào tạo y-bác sĩ và cán bộ kỹ thuật cao để chăm lo sức khỏe cho bà con tốt hơn. Và một “dự án” nữa mới hình thành là “giúp bà con xây dựng một trường mẫu giáo với đầy đủ đồ chơi, dụng cụ học tập cho các cháu”. Toàn những việc thiết thực mà bà con đang cần.
Và chuyện… ngày xưa
Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi thành lập năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Nhiều cán bộ đang chiến đấu ở chiến trường đã gửi con vào đây để quân đội giáo dục, rèn luyện, nuôi chí tiếp bước cha anh đi đánh giặc và xây dựng đất nước. Hồi đó, kinh tế rất khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Nhưng bà con xã Mỹ Yên đã chắt chiu chia sẻ từng con gà, quả chuối, cọng rau… góp phần nuôi những “chiến sĩ nhỏ” rèn luyện, học hành…
Thực tế đã chứng minh 40 năm qua ngôi trường này đã thực sự trở thành “bệ phóng” cho nhiều thế hệ thiếu sinh quân. Hơn 70% học sinh tốt nghiệp lần lượt tình nguyện nhập ngũ, phục vụ quân đội lâu dài. Họ đã chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công. Có 28 thầy và trò anh dũng hy sinh (trong đó có một AHLLVT). Trong thời bình cũng có nhiều tấm gương lao động xuất sắc. Trong tổng số 1.200 học sinh của trường thì có hơn 90% tốt nghiệp đại học, hơn 15% có học vị thạc sĩ, tiến sĩ trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhiều người đang đảm đương các cương vị trọng trách: Tư lệnh binh chủng, Tham mưu trưởng vùng Hải quân, Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, lãnh đạo các cục, vụ, viện… Cũng có những bạn sức yếu, hoàn cảnh khó khăn, chật vật với cuộc sống… Nhưng tất cả đều hướng về bản làng miền núi xã Mỹ Yên với một nỗi niềm chung “uống nước nhớ nguồn”.
Có anh tâm sự: “Hồi đó chúng tôi còn nhỏ dại, nghịch ngợm quá trời nhưng bà con vẫn thương như con em mình. Bây giờ trở lại thì nhiều người đã mất nhưng tấm lòng thơm thảo của họ mãi mãi chẳng thể nào quên. Chúng tôi từng hứa với nhau cố gắng giữ vững truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lý tưởng nhân văn để xứng đáng với những người đã nuôi, dạy mình!
(Bài đăng trên Báo Quân đội Nhân dân Chủ nhật 9/10/2005).
Thanh Hùng
Chuyện hôm nay…
Cơn bão số 7 vừa dứt, hôm sau các anh chị trong Ban Liên lạc Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã rời Hà Nội cùng chiếc xe chở thiết bị và dụng cụ y tế, lên xã Mỹ Yên (huyện Đại Từ, Thái Nguyên). Họ là những người mà 40 năm trước khi còn là những cậu bé, cô bé 11-12 tuổi đã sơ tán về xã An Mỹ (tên cũ của Mỹ Yên), sống dưới những mái lán nhỏ dựng dưới tán cây rừng; nay về thăm đất cũ người xưa. Bà con cùng cán bộ, nhân viên trạm xá xã ra đón, tay bắt mặt mừng.
Trạm xá xã Mỹ Yên, hai dãy nhà cấp bốn khang trang, sạch sẽ, do các cựu học sinh nhà trường góp tiền cùng bà con xây dựng. Hôm nay mở rộng cửa đón các vị khách quý và nhận thêm món quà mới – những thiết bị y tế do các anh các chị góp tiền mua sắm và chở lên từ Hà Nội: một lò sấy hấp sát trùng dụng cụ chữa bệnh, bộ ghế chuyên dụng khám, chữa tai-mũi-họng, bộ đèn la-de… Bằng sự giúp đỡ nghĩa tình đó, đến nay trạm xá Yên Mỹ đã được trang bị khá đầy đủ: có các phòng khám, phòng điều trị, phòng tuyên truyền phòng chống bệnh dịch, kế hoạch hoá gia đình…Bí thư Đảng uỷ Đào Ngọc Quang cảm động nói như khoe: “Anh xem, với những thiết bị hiện đại thế này, ở bệnh viện huyện cũng chưa chắc đã có!”, tôi mừng lây theo anh. Quả thực, một trạm y tế tuyến xã ở vùng sâu vùng xa có cơ sở vật chất được như trạm xá Mỹ Yên này, thật hiếm. Đây cũng là “niềm mơ ước” của những địa phương khá giả dưới xuôi.
Nhớ lại ngày chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thành lập trường (năm 2000), một số anh chị em nêu nguyện vọng lên thăm chiến khu xưa và xây bia kỷ niệm. Nhưng Đại tá Bùi Vinh (nay là Thiếu tướng Cục trưởng Cục Kế hoạch-Đầu tư Bộ Quốc phòng) cùng anh em trong Ban Liên lạc bàn bạc và cho rằng: “Xây dựng bia không thiết thực. Chúng ta phải ghi nhớ là lúc khó khăn, gian khổ, đồng bào đã đùm bọc nuôi dưỡng chúng ta. Nay phải làm việc gì thiết thực giúp đỡ đồng bào phát triển sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao sức khỏe…”. Ý kiến này được mọi người đồng tình. Thế rồi anh chị em khóa 6, khóa có nhiều bạn đang công tác tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108, cùng Ban Liên lạc trường lập một đề án “phát huy nội lực” xây dựng trạm xá xã Mỹ Yên. Một cuộc vận động được triển khai nhanh ở các khóa và anh chị em góp được mấy trăm triệu đồng. Ngày đó xã Mỹ Yên chưa có điện lưới quốc gia nên trạm xá được trang bị cả máy phát điện. Sau đó còn một đợt vận động đóng góp tiền giúp bà con xây dựng chiếc cầu vượt lũ. Thứ trưởng Bộ Văn hoá Nguyễn Chiến Thắng, cựu học sinh khóa 3 của trường, tặng UBND xã một bộ ăm-ply, loa đài. Một cán bộ xã nhận xét: “Cái này còn xịn hơn cái của huyện!”.
Chưa hết, tôi vừa nghe mấy anh chị khóa 6 bàn nhau giúp đỡ xã đào tạo y-bác sĩ và cán bộ kỹ thuật cao để chăm lo sức khỏe cho bà con tốt hơn. Và một “dự án” nữa mới hình thành là “giúp bà con xây dựng một trường mẫu giáo với đầy đủ đồ chơi, dụng cụ học tập cho các cháu”. Toàn những việc thiết thực mà bà con đang cần.
Và chuyện… ngày xưa
Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi thành lập năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Nhiều cán bộ đang chiến đấu ở chiến trường đã gửi con vào đây để quân đội giáo dục, rèn luyện, nuôi chí tiếp bước cha anh đi đánh giặc và xây dựng đất nước. Hồi đó, kinh tế rất khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Nhưng bà con xã Mỹ Yên đã chắt chiu chia sẻ từng con gà, quả chuối, cọng rau… góp phần nuôi những “chiến sĩ nhỏ” rèn luyện, học hành…
Thực tế đã chứng minh 40 năm qua ngôi trường này đã thực sự trở thành “bệ phóng” cho nhiều thế hệ thiếu sinh quân. Hơn 70% học sinh tốt nghiệp lần lượt tình nguyện nhập ngũ, phục vụ quân đội lâu dài. Họ đã chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công. Có 28 thầy và trò anh dũng hy sinh (trong đó có một AHLLVT). Trong thời bình cũng có nhiều tấm gương lao động xuất sắc. Trong tổng số 1.200 học sinh của trường thì có hơn 90% tốt nghiệp đại học, hơn 15% có học vị thạc sĩ, tiến sĩ trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhiều người đang đảm đương các cương vị trọng trách: Tư lệnh binh chủng, Tham mưu trưởng vùng Hải quân, Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, lãnh đạo các cục, vụ, viện… Cũng có những bạn sức yếu, hoàn cảnh khó khăn, chật vật với cuộc sống… Nhưng tất cả đều hướng về bản làng miền núi xã Mỹ Yên với một nỗi niềm chung “uống nước nhớ nguồn”.
Có anh tâm sự: “Hồi đó chúng tôi còn nhỏ dại, nghịch ngợm quá trời nhưng bà con vẫn thương như con em mình. Bây giờ trở lại thì nhiều người đã mất nhưng tấm lòng thơm thảo của họ mãi mãi chẳng thể nào quên. Chúng tôi từng hứa với nhau cố gắng giữ vững truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lý tưởng nhân văn để xứng đáng với những người đã nuôi, dạy mình!
(Bài đăng trên Báo Quân đội Nhân dân Chủ nhật 9/10/2005).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét