Kiến Quốc
Tháng trước ra Hà Nội,tôi có đến thăm thầy Phạm Lực. Thầy rất mừng và thông báo: Sẽ mở triển lãm tranh từ 15/5 đến 15/6/07 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Thầy nhờ tôi mời thầy cô và anh em ở phía Nam.
Sáng nay 15/5, đúng 10g, đòan thầy trò trường ta có mặt với lẵng hoa mang dòng chữ "Thầy trò Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi chúc mừng Họa sĩ Phạm Lực". Đòan gồm cô Thục, thầy Vọng và các anh em ở khóa 3 (Trần Chí Thọ, Nguyễn Khánh Tường), khóa 4 (Hà Chí Quang, Nguyễn Trung Liêm, Bùi Dũng Sô), khóa 5 (Phan Nam, Nguyễn Chỉnh Huấn, Trần Vinh Quang, Trần Hòa Bình, Hoàng Đôn Hà), khóa 7 (Lê Hòa Bình, Phan Thăng Long, Vũ Anh) và Dương Đức Hải khóa 8. Thật cảm động gặp lại các đồng nghiệp và học trò, thầy Lực cứ rơm rớm nước mắt.
Sau lời mở đầu của ban tổ chức và của ông Nguyễn Sĩ Dũng, Chủ tịch danh dự Hội những người mê tranh Họa sĩ Phạm Lực, là bài phát biểu của Ben Wilkinson, đại diện Chương trình Châu Á của Đại học Harvard tại VN. Anh tỏ ra rất hiểu về van hóa VN và rất mê thầy Lực. Anh bạn người Mỹ này nói tiếng Việt với giọng chuẩn Hà Nội.
Hơn 300 bức tranh khổ lớn, đủ các thể lọai từ sơn dầu, sơn mài, mầu nước... treo tại 13 phòng của Bảo tàng, cả trên gác lẫn dưới nhà. Hiếm có một triển lãm nào đồ sộ như thế (mà chắc chắn là "lục tốn"!). Hiện hàng nghìn bức tranh của thầy được lưu giữ ở các nhà sưu tập trong và ngòai nước. Số lượng đồ sộ ấy chứng tỏ sức sáng tạo vô địch của thầy cùng với sự lao động say sưa, miệt mài. Trong số tranh treo lần này có cả những bức thầy vẽ từ ngày ở Thái Nguyên với chúng ta, có nhiều bức vẽ trên chất liệu bao bố tải (ngày mà ngành vật tư mỹ thuật thiếu từng hộp màu, túyp sơn, chổi vẽ...).
Tôi được anh em và các thầy ủy quyền phát biểu. May có em Long "nhắc vở" trước về những giờ lên lớp của thầy nên trước quan khách tôi thao thao kể về kỷ niệm xưa, từ bài học dã ngọai làm tranh từ lá cây, hoa cỏ, xé giấy hay xếp sỏi đến những bài vẽ mầu nước... "Đúng là trong số 1200 học sinh của thầy, ít ai theo nghề vẽ chuyên nghiệp như thầy, nhưng chúng em được thầy dạy cách nhìn thẩm mỹ về cuộc sống, quê hương. Sau này, khi trưởng thành trở về đơn vị chiến đấu, nhiều bạn trở thành những tuyên truyền viên văn hóa, làm báo tường, trang trí cho đơn vị. Xin báo cáo với thầy: hơn 800 học sinh của thầy là sĩ quan quân đội và hiện nay có 7 người đeo lon tướng, có bạn hiện là Bộ trưởng GD-ĐT...". Thầy đứng cạnh tôi với nét mặt rạng rỡ, tự hào. Khi trao cho thầy huy hiệu Trường Trỗi, tôi đã nói: "Đây là sáng tác của Trần Hữu Nghị, một học trò của thầy, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Trường".
Bạn Trung Liêm, bác sĩ Quân y viện 175, người có nghề tay trái - vẽ cho Báo Tuổi trẻ, lên tặng thầy huy hiệu Bác Giáp và mời thầy trong dịp ở TPHCM sẽ "đồng họa" một bức sơn dầu để kỷ niệm tình thầy trò.
Tuy không đến dự được nhưng nhiều bạn đã gửi lẵng hoa tới chúc mừng: Cty Sơn Long (Trần Tuấn Sơn), Ban liên lạc khóa 6 (Nguyễn Nam Điện), Bảo tàng khóa 4... Chiều nay, anh em khóa 8 sẽ đến với thầy.
Mời các bạn tranh thủ thời gian đến thăm triển lãm và động viên thầy. Thầy còn ở tới giữa tháng 6/07.
Trước khi thầy ra Hà Nội sẽ có cuộc gặp mặt chung. Ban Liên lạc phía Nam sẽ thông báo tới anh em ta.
11 nhận xét:
(Bài này của Kiến Quốc. Nhưng hắn lười, chả chịu tự gửi bài. Tôi lại phải làm hộ. Bài nhét một nơi, ảnh gửi một nẻo. Tệ quá).
Đúng là "Nhà báo đểu" Kiến Quốc,nhưng bài viết rất hay và rất thời sự.Tôi vẫn nhớ những giờ dạy vẽ của thầy Lực hồi ở Trại Cau-Đại từ.Sau hơn 40 năm mới được gặp lại thầy trên ảnh.Tự hào vì có những thầy cô giáo trường Trỗi.Kính chúc thầy Lực dồi dào sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho đời những bức tranh đẹp.Leipzig,Quang xèng.
Mỗi lần đi qua đoạn đê Nghi Tàm tôi lại nhìn xem nhà thầy Lực ở đâu. Hồi xưa còn có biển hiệu, sau này chắc Thầy không dùng cái nhà nhỏ ấy làm xưởng vẽ và phòng tranh nên không còn biết ở đâu nữa.
Không ngờ Thầy lại có sức làm việc dữ dội như thế. Chúc Thầy sức khoẻ và có nhiều tranh đẹp.
Hữu Thành
Trả lời câu hỏi của Hữu Thành:
Nhà thầy đã xây lại và nằm ở trên đê Yên Phụ, giữa đoạn từ bùng binh cuối đường Thanh Niên đến ngã 5 rẽ vào KS Thắng Lợi và Sheraton, đối diện với Cháo lươn Nghệ An (quán nổi tiếng cho các bà các chị). Nếu hướng về "LH các XN thịt chó" thì nhà thầy nằm tay trái, có treo biển "Hoạ sĩ Phạm Lực". Cửa nhà thầy luôn rộng mở đón khách tứ phương. Bạn có thể vô tư khoá cổ xe, lên gác uống trà với thầy mà không lo mất xe vì đã có bà cụ tuổi cỡ 70-80, bán chè chén và thuốc lào (có lẽ là vệ sĩ), trông hộ. Nếu đi xe con thì rẽ xuống Quán Ngon, hay Showroom Toyota, rồi vòng lại. Xin mời!!!
Kiến Quốc
Trả lời câu hỏi của Hữu Thành và có sửa lại mấy chữ chưa chính xác "trên đê Yên Phụ" vì làm nhà "trên đê" là vi phạm Luật Đê điều mà thầy giáo của ta thì không bao giờ làm thế!
Nhà thầy đã xây lại và nằm ở chân đê Yên Phụ, giữa đoạn từ bùng binh cuối đường Thanh Niên đến ngã 5 rẽ vào KS Thắng Lợi và Sheraton, đối diện với Cháo lươn Nghệ An (quán nổi tiếng cho các bà các chị). Nếu hướng về "LH các XN thịt chó" thì nhà thầy nằm tay trái, có treo biển "Hoạ sĩ Phạm Lực". Cửa nhà thầy luôn rộng mở đón khách tứ phương. Bạn có thể vô tư khoá cổ xe, lên gác uống trà với thầy mà không lo mất xe vì đã có bà cụ tuổi cỡ 70-80, bán chè chén và thuốc lào (có lẽ là vệ sĩ), trông hộ. Nếu đi xe con thì rẽ xuống Quán Ngon, hay Showroom Toyota, rồi vòng lại. Xin mời!!!
Kiến Quốc
À, còn Phạm Lực Galery phía tay trái trên đê Nghi Tàm, gần ngã 3 đường, là nhà thầy đi thuê. Hồi đó nhà cũ chật chội mà học trò cả ta lẫn tây lại quá đông. Thế là thầy phải dời ra đây. Nay về chỗ cũ rồi, có lẽ gần nhà Trịnh Vạn Thiện cũ.
Kiến Quốc
À, cái nhà của Thầy tôi biết là nhà quay mặt lên đê mà Kiến Quốc nói, đó là đường Nghi Tàm. Tôi vẫn để ý, có lẽ không nhìn thấy vì bây giờ nhiều xe chạy quá, lái xe không nhìn kĩ được. Hoá ra vẫn có biển "Hoạ sĩ Phạm Lực"?
Hồi trường Trỗi, tôi vẽ rất xấu, hèn gì thầy không nhận ra tôi, cho dù KiếnQuốc cứ nhắc thầy "Chí Quang đấy". Thấy các anh thảo luận đủ thứ về thầy mà thèm.
HCQuang
Lá thư đầu tiên khi Mã Quân liên lạc với tôi, nhắc đến kỷ niệm với Trường Trỗi, MQ đã nói ngay vẫn còn giữ những vật kỷ niệm của Nguyễn Lâm và Thầy Lực, trong đó có bức họa thầy vẽ MQ. Tôi đã được xem tại nhà MQ ở QL. Sau này gặp lại, Mã Quân vẫn hỏi thăm về Thầy Lực - lúc đó tụi tôi cứ tưởng thầy ở Pháp, không có nhiều thông tin và đầy đủ như thế này. Tháng 10/2007 thầy mà đi được QL chắc cuộc hội Trỗi và Y Trung đã vui lại càng vui hơn. DMinh
Chí Quang đừng buồn. Tôi viết còn xấu, chả nói đến vẽ. Nhưng mấy năm trước đây thầy vẫn còn nhớ tôi. Vì hồi "tái lập" Trỗi, thầy trò gặp nhau, thầy còn kể chuyện có lúc đã định mấy cha con cùng rời bỏ ... thế giới này. Thầy cố ở lại chỉ vì mấy đứa con nhỏ quá, không hiểu chúng nó có đồng ý với thầy không, thầy không đành. Rồi gặp người phụ nữ mê tranh thầy, thành vợ chồng, ...
Cô bé xinh xinh đứng cạnh thầy trong ảnh (phần đầu bài) chính là con gái thầy. Lúc gọi cô bé bằng "cháu" có anh đã phê bình là gọi nhầm. Nhưng thực ra thầy hơn k4, k5 cỡ chục tuổi nên thầy xưng là "anh em" là đúng. Anh em là chuyện thầy trò còn anh nào mà sớm "cưa" được con gái thầy là chuyện khác. (Còn hiện này cháu đã có gia đình!).
Đăng nhận xét