GIỜ NÀY ANH Ở ĐÂU?
Trong gần 1.500 thầy trò Trường Trỗi có 2 thầy giáo và 27 bạn đã hy sinh trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Hai thầy giáo - Nguyễn Văn Phố và Nguyễn Đăng Đạo - đều là cán bộ quản lí khi ra mặt trận đã hy sinh. Mong khối cán bộ, giáo viên liên lạc với gia đình để cung cấp những thông tin chính xác cho Ban Liên lạc.
Trần Xuân Lăng k3 mới đây đã cung cấp ảnh và thông báo LS Cao Quốc Bảo k3 hy sinh tại sân bay Phú Bài, Huế ngày 7/5/1975. Sau đó được gia đình chuyển hài cốt về quê hương ở Quảng Ngãi. Như vậy trong số 14 LS là học sinh đã hy sinh nhưng chưa xác định được mộ phần thì chúng ta mới xác định và tìm thấy mộ phần của 2 LS Cao Quốc Bảo và Lê Minh Tân. Còn 12 LS nữa đang lang thang nơi đâu?
Xin được liệt kê ra đây tên các bạn với hy vọng bằng Phương pháp Ngọai cảm sẽ xác định được mộ LS, để các anh sớm được đoàn tụ với gia đình.
1. Nguyễn Văn Ơn k4, sinh: 1952, hy sinh: 1972(?). (Bùi Yến Trình k4 nói có gặp Ơn năm 1972 tại mặt trận Quảng Trị).
2.LS Trịnh Thúc Doanh k5, sinh: 30/1/1953, hy sinh: 16/9/1972 tại Quảng Trị.
3.LS Vũ Kiên Cường k5, sinh: 1953, hy sinh: 28/7/1972 tại Quảng Trị.
4.LS Nguyễn Lâm k5, sinh: 1953, hy sinh: 5/9/1972 tại Quảng Trị.
5.LS Chu Tấn Quang k6, sinh: 20/2/1952, hy sinh: 29/12/1973 tại Quảng Đức.
6.LS Võ Nguyên Trọng k6, sinh: 1954, hy sinh: 5/6/1972 tại Kiên Giang.
7.LS Đặng Bá Linh k6, sinh: 9/3/1953, hy sinh: 26/8/1972 tại Quảng Trị. (Đã quy tập lần 1 về NTLS xã Hải Lệ (Hải Lăng) nhưng lọ penecicline đựng thông tin về LS bị thất lạc nên mộ anh trở thành vô danh. Sau đó LS được quy tập lần 2 về NTLS huyện Hải Lăng).
8.LS Y Hòa k7, sinh: 1954, hy sinh: 16/10/1972 tại Quảng Trị. (Gia đình đã tìm mộ nhưng không thấy nên chỉ mang một nắm đất ở Quảng Trị về đưa vào mộ ở NTLS Buôn Mê Thuột).
9.LS Đặng Đình Kỳ k7. (Còn thiếu thông tin).
10.LS Nguyễn Khắc Bình k7. (Còn thiếu thông tin).
11.LS Trần Hữu Dân k7. (Còn thiếu thông tin).
12.LS Bùi Thọ Tuyến k8, sinh: 1955, hy sinh: 23/3/1974 tại Biên Hòa (?).
“Mùa hè đỏ lửa” ở chiến trường Quảng Trị ác liệt đã giữ lại 5 bạn mà chúng ta chưa tìm được. Các chiến trường khác cũng giữ lại các bạn lính Trỗi mà chúng ta chưa hề có địa chỉ. Chúng tôi đã có gắng sưu tầm di ảnh các LS in trong Tập 2; một số bạn để lại cả thư từ nhưng nhiều LS chưa hề có chút thông tin, nhất là Khóa 7! Đề nghị ban liên lạc các khóa kiểm tra lại và hồi âm cho chúng tôi.
Mong các bạn hãy cùng hiệp lực để tìm kiếm, bổ túc tư liệu các LS chuẩn bị vào một CHIẾN DỊCH MỚI – TÌM CÁC LIỆT SĨ CỦA CHÚNG TA CÒN THẤT LẠC! Hy vọng nhiều LS sẽ về với chúng ta như anh Lê Minh Tân!
(Lưu ý: Điều không thể thiếu là phải luôn dựa vào gia đình các LS).
Thứ Ba, tháng 5 22, 2007
LIỆT SĨ - BẠN CỦA CHÚNG TA
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Ba, tháng 5 22, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
13 nhận xét:
Tôi đã đọc loạt bài về LS Lê Minh Tân của các ông trên Blog Trỗi. Xin cám ơn! Rất xúc động và đáng trân trọng! Thực ra những chuyện như vậy với đồng đội ai mà không xúc động mới là chuyện lạ, huống hồ đây lại là bạn Trỗi mình. Trong cái chung của dân tộc có cái CHUNG mà rất RIÊNG của chúng ta, tạo nên sự gắn kết đó chính là TRƯỜNG TRỖI... Về chuyện các NNC tôi có nhiều thông tin. Tôi quan tâm đến vấn đề này đã hơn 10 năm. Trường Trỗi và Trường Bé có nhiều bạn đã tìm được người thân hy sinh bằng cách này.
Thanh Minh k4
Tôi có nhà (của ông nội để lại) ở quê Diên Sanh, ngay gần thị trấn Hải Lăng. Khi nào có cuộc tìm kiếm mấy bạn hi sinh ở Quảng Trị thì báo tôi tham gia.
HữuThành đưa ra cái nhà "của ông nội để lại" là có ý gì. Để anh em tạm trú chăng, khi cần sẽ bán lấy tiền hoạt động (giống như hồi xưa, có 4 chú K5 bán cái đồng hồ của Bác Hồ để lấy tiền đi chiến trường - xem tập 1 SRTKL). Đừng bán, Thành ơi, theo tôi nên cho thuê để lấy tiền trang trải chuyến đi (ở quê Bọ, chắc là giá cho thuê không cao, nhưng không sao, đỡ chút nào hay chút ấy).
HCQuang
CQuang hay "cố tình" hiểu nhầm ý bạn - "vật chất hóa tầm thường" quá? (một dạng "chọc gậy" đấy!). Sao lại bán đi nhà của tổ tiên để lại? HThành muốn lấy đây làm "đơn vị đồn trú" cho những nhóm họat động tìm LS Trỗi vô danh ở Quảng Trị vì ta có những 5 bạn hy sinh ở đó mà chưa về. (Xem "Giờ này anh ở đâu?").
Về việc tìm mộ LS vô danh, anh em ta khi đến thăm gia đình LS lấy tư liệu nhớ dặn: hàng ngày gia đình thắp hương, cầu khấn cho vong lính LS phù hộ cho gia đình, cho đồng đội nhưng cũng nhắc vong linh đừng quên tìm gặp NNC Phan Thị Bích Hằng (tại địa chỉ: số 12, ngõ 15, phố Hương Viên, Q Hai Bà, Hà Nội). Khi gặp được NNC, vong linh LS sẽ liên lạc được với gia đình.
Kiến Quốc
Hôm nay là sinh nhật Bác sĩ Bùi Yến Trình k4. Vô tình gọi điện hỏi thăm Trình về cuộc gặp Nguyễn Văn Ơn lần cuối cùng tại mặt trận Quảng Trị năm 1972 thì được biết hôm này bạn vừa qua tuổi 55 (tính tuổi tây cho trẻ). Trình kể:
Năm 1972, Trình là 1 trong nhiều học viên của các trường Quân y, Hậu cần, Kỹ thuật... được huy động tăng cường cho mặt trận phía Nam. Trình được phân về F312B. Một buổi trưa đang ngồi ăn cơm thì thấy có đơn vị đi ngang, nhìn ra thì thấy Nguyễn Văn Ơn. Hai đứa ôm lấy nhau. Trình kể lại: "Ông ạ, tôi không thế quên được cái dáng người mảnh khảnh nhưng rắn rỏi của Ơn với khuôn mặt có cặp mắt một mí. Vẫn với cái giọng Quảng Bình đặc sệt như ngày ở trường, hắn khoe là lính đặc công nước đang tăng cường cho mặt trận. Ở mặt trận chẳng có nhiều thời gian tâm sự, 2 đứa chỉ biết chúc nhau may mắn không dính hòn tên mũi đạn rồi xa nhau.
Sau "mùa hè đỏ lửa 1972", Trình lại trở về Đại học Quân y. Sau đó nghe tin Ơn hy sinh. Năm 1974 được về thực tập tại Quân y viện 109 ở thị xã Vĩnh Yên, Trình có gặp bố Ơn đang học chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ở đây. Trình phải lánh mặt, không dám hỏi thăm ông vì sợ ông buồn khi con mình thì chết còn bạn nó lại sống. Chính vì vậy mà chúng ta không có thông tin chính xác về cái chết của Ơn. Chuyện này Trình cứ ân hận mãi.
Như vậy thông tin về cái chết của Ơn do Đông Nhân cung cấp phải xem lại. (Xem Tập 2 "Sinh ra trong khói lửa").
Kiến Quốc đưa tin này.
Các liệt sỹ trường Trỗi:
12 trong số 29 liệt sỹ (chưa cộng a.NVTrỗi) của trường Trỗi chưa tìm được mộ chiếm tỉ lệ 41,4 phần trăm. Nếu "áp dụng" tỷ lệ này cho toàn quân, sẽ thấy cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta vô cùng ác liệt, sự hi sinh của nhân dân Việt nam không thể đo đếm được. Và theo kiểu đánh giá này thì sự ác liệt ở mặt trận Quảng trị vượt xa khả năng tưởng tượng của những cái đầu có sức tưởng tượng phong phú nhất (trường Trỗi có 5 liệt sỹ, chiếm tỷ lệ 41,7 phần trăm trong số chưa tìm được mộ).
HCQuang
Một là nhà Hữu Thành ở Diên Sanh sẽ là "nhà tình nghĩa" cho các bạn khi có việc tại khu vực này. Ở được khá người đấy. Ba gian nhà ngang, kiểu nhà tình nghĩa. Và một gian hai chái nhà kiểu "rường". Dân Quảng Trị nghèo, để lại cho con cháu được cái nhà như thế thôi. Thế nên ở quê tôi không dám gọi là nhà rường như ở Huế mà gọi là "nhà vuông". Vì chiều ngang bằng chiều dọc, thực sự vuông!
Hai là (K.Quốc chú ý) làm ảnh (nếu có) và thông tin mỗi liệt sĩ cần tìm vào một trang giấy khổ sách. Thời cơ đến thì đưa cho "thầy" Bích Hằng để có duyên thì thầy giúp sớm.
Bà (xã) Bình bảo với tôi là nếu có người nhà đến gặp thầy thì tốt, vì người âm hay đi theo người nhà ở dương, sẽ dễ gặp thầy hơn. Nếu người nhà ở dương (hoặc bạn bè) không có điều kiện đến nhưng luôn cầu khấn cho bạn ở âm gặp được thầy (tự tìm đến thầy) thì cũng dễ cho thầy gặp hơn.
Tôi vừa viết đôi dòng bên bài kia, mở xem bên này mới nghĩ ra một ý kiến ấp ủ từ lâu mà chưa "phát lên" được. Nhân đây nhờ Hữu Thành, Kiến Quốc hoặc các anh bên Tăng - Thiết giáp phát ra với đâu đó mà có ích.
Chẳng là mấy lần khi đi thăm bố tôi ở NTLS Quảng Bình tôi đã gặp các gia đình nhờ ngọai cảm tìm được người thân ở đó (giống như tìm LS LMT). Nhưng có điều là mộ phần của LS có đủ thông tin họ, tên, ngày hy sinh và quê quán. (Cũng giống như mộ phần của bố tôi khi ở xã Khương Hà rồi về tỉnh đều có bia ghi đầy đủ thông tin nhưng chẳng có cơ quan nào báo tin cho gia đình tôi). Vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng có kế họach tổ chức cho các Quản trang gửi thư về địa phương (hầu hết đều ghi Xã, Huyện, Tỉnh)thông báo thông tin ghi trên bia mộ LS để địa phương tìm và thông báo cho gia đình LS. Các Quản trang biết rất rõ LS nào có gia đình đã đến và LS nào chưa bao giờ có người thân đến. Và ở địa phương, nếu đúng quê LS, địa phương có thể tìm ra gốc gác gia đình nào. Chắc chắn sẽ có nhiều LS được gặp lại người thân và về với gia đình! Dương Minh
Việc DMinh nói,ông có biết không, cách đây mấy năm khi tìm ra LS em anh Trần Đình Ngân hy sinh sáng 30/4/1975 tại cửa ngõ Sài Gòn, tôi đã có cuộc vận động. GỬi thư đi khắp nơi, thậm chí gửi cả cho Bộ Lao - Thương. Nhưng họ thờ ơ, có lẽ vì không có mầu(?). Chỉ có mấy em nhỏ tự dựng trang Web "Nhắn tìm đồng đội" là tâm huyết ủng hộ nhưng "lực" các em thì yếu quá!
Chả lẽ cứ để hơn 300.000 LS của chúng ta bơ vơ mãi?
Thế thì căn cứ theo thông tin anh em mình hy sinh ở khu vực nào, chúng ta gửi thư đến các Nghĩa trang liệt sỹ trong khu vực đó (đến NT tỉnh và huyện) nhờ Quản trang xem có LS của mình ở đó không (kiểm tra Họ Tên, Cấp bậc, Ngày hy sinh và Quê quán - là những thông tin hay ghi trên bia mộ). Còn trường hợp không ở đâu trả lời thì lại ... nhờ NNC thôi!
Thực ra căn cứ theo bia mộ và hồ sơ ở Nghĩa trang, viết thư và gửi đi đâu có tốn kém bao nhiêu mà tại sao không ai chủ trì? Tem thư bây giờ bao nhiêu nhỉ - 1.000 đồng à? Nghĩa trang tỉnh cứ cho là 2.000 mộ cần báo tin, mất 2 triệu đồng. Chi phí 2 triệu đồng việc nghĩa cho 2.000 vong linh!?! Thôi không bàn nữa! Sao thấy ... bi quá! Dương Minh
Thông tin về Vũ Chí Dũng k4 là do thanh niên đơn vị "đền ơn đáp nghĩa" viết thư gửi về cho gia đình. Chứ bộ phận chính sách đã làm nhiệm vụ từ lâu, nhưng thông tin có đến được không thì không biết!
Việc khai thác nguồn thông tin hiện có như Dương Minh nói đúng là cần làm. Mà hình như web site "nhắn tìm đồng đội" là cho mục đích này, có những thông tin như vậy. Sẽ thử khai thác xem thế nào.
Da tung la`m nhu Duong Minh nghi, da tung gui thu cho so Lao - Thuong Dong Nai, Tay Ninh, cho QK7, QK9, Su doan 1 ve viec tim cac LS Bu`i Tho Tuye^'n, Chu Tan Quang. Vo~ Nguyen Trong... nhung tat ca deu trong im lang(?) hoac tra loi "chung toi khong co thong tin ve LS". Toi can than luu tat ca cac thu tra loi cua ho. Duong Minh nghi sao?
Toi tung gui danh sach LS o NTLS minh da qua cho cac bao QDND, CCB TPHCM... Ho da dang va nhieu gia dinh LS da tim duoc mo phan con em minh. Nhung cu luan quan, co con nhu the so rang...? Cai quan trong la nhung nguoi co trach nhiem lam gi?
Kien Quoc
Tôi đã viết "Thôi không bàn nữa! Sao thấy ... BI quá!", nhưng trong lòng vẫn chẳng yên. Đành bàn thêm vậy. Đăng báo hoặc thông báo trên TV có hiệu quả nhưng chưa cao. Mỗi lần thông báo số lượng hạn chế, mà gia đình không có điều kiện xem thì coi như ... xong phim. Tôi nghĩ cách tốt nhất cho cả xã hội là: Bộ LĐ-TB&XH, Bộ BCVT kết hợp với UBND các cấp triển khai tổ chức cho các Quản trang viết thư thông báo về các địa phương theo quê hương của LS đã ghi trên bia mộ. Các địa phương (chủ yếu là cấp Xã, Phường) nhận được thông báo phải có trách nhiệm tìm ra gia đình của LS và gửi thông báo này. Phong bì ghi rõ "Thư báo tin Liệt sỹ" và thư này không cần dán tem - như vậy chỉ cần chi phí giấy viết và phong bì mà thôi. Còn với anh em LS Trường Trỗi, chúng ta tiếp tục gửi thư hỏi các Quản trang (chủ yếu NTLS cấp Huyện và Tỉnh - vì đã có quy họach NTLS cấp Xã chỉ còn LS của Xã và Vô danh). Gửi kèm theo Phong bì có dán sẵn tem để anh em Quản trang trả lời. Biết đâu có anh em mình đang ở đâu đó, còn danh tính trên bia mộ nhưng vì không có ai báo về gia đình (như trường hợp bố tôi - chẳng có cơ quan nào hay văn bản nào thông báo đến gia đình tôi cả - hình như từ 1975 đến giờ, mặc dù đã nhiều lần quy tập mộ LS nhưng không có chủ trương thông báo về địa phương LS). Dương Minh
Đăng nhận xét