Lâu nay ta vẫn thường chứng kiến và nhiều khi tham gia vào mấy cái lễ lạt mà phải thắp nhang vái / lạy. Ai cũng làm vậy, cầm cây nhang vái / lạy “lụp bụp” … nhưng mấy ai biết cần phải “làm” mấy cái mới đúng?
Theo một số sách nói về nghi lễ đời người thì số lần vái / lạy đều có ý nghĩa riêng của nó. Trước hết nói về đám ma. Khi người tới viếng vái / lạy thì có nghĩa là :
Cái thứ nhất : là câu chào như : kính chào chú / bác / bạn … là người đang nằm trong hòm. Hay nói theo kiểu Mỹ thì là say hello.
Cái thứ 2 : là câu thăm hỏi tương tự như How are you!, nhưng tất nhiên người đã chết thì không thể khỏe được rồi, do vậy ở đây phải hiểu là cầu chúc … ra đi bình yên hay gì đó tương tự.
Cái thứ 3 : lúc này mới bắt đầu cần phải cẩn thận. Nếu ta viếng xong rồi sau đó còn quay lại (để dự lể truy điệu và / hoặc đi đưa chẳng hạn) thì cái này có nghĩa là tôi là cái gì đó (bạn bè hay con cháu …) của người đã mất đến đây viếng và hẹn sẽ còn quay lại (see you again!). Và như vậy thì chỉ vái / lạy 3 cái là xong. Nhưng nếu không thể quay lại mà sẽ đi về luôn thì cái thứ 3 này có nghĩa là đang nói lên điều tâm sự với người đã khuất (một lời thương tiếc, một kỷ niệm xưa, một câu cầu xin phù hộ …). Và trong trường hợp này thì phải có cái thứ 4.
Cái thứ 4 : lúc này chỉ thuần túy có ý nghĩa là lời giã biệt (không quay lại đám ma nữa). Trong các đám ma đời xưa, gia chủ đều cử người ngồi đếm mấy cái vái / lạy này để biết được số người sẽ tham gia đưa tiễn tới huyệt mà chuẩn bị cho được chu đáo.
Cũng chính vì số vái / lạy có ý nghĩa như vậy, nên thân nhân người đã khuất đứng đối diện để nhận và vái / lạy trả bao giờ cũng ít hơn người đi viếng 1 cái là do cái thứ 2 thì không cần trả lời có lẽ vì là điều này “nằm ngoài tầm tay” của cả 3 người (người viếng, người chết và thân nhân)?
Và cũng chính với ý nghĩa đó, nên sau cái thứ 3 (trong trường hợp 4 cái) thì người ta thường ngừng lại 1 chút bởi nội dung truyền tải hơi dài cần phải có thời gian để nói và “nghe” hết.
Cũng vì vậy khi quay trở lại để đưa đi thì chỉ làm 3 cái (số 1, số 3 và số 4) thôi.
Đối với các lễ ở chùa, nhà thờ tổ, mồ mả … (những người đã mất lâu rồi hay không tồn tại hoặc chỉ tồn tại trong cái chỗ mà mình cần / muốn lễ) thì có phức tạp hơn. Các cú vái / lạy lúc này thường là :
1 - say hello
2 - How are you
3 – I’m … gì đó, cầu xin gì đó ….
Rồi ngừng lại trong trạng thái thật tập trung để còn “nghe” lời phán của “người” vọng về. Nếu có nhiều cầu xin thì lặp lại cái thứ 3 …. Cho tới khi xin hết thì thôi.
4 – thank you
5 – good bye
6 - see you again
Và nếu sau này không again (để trả lễ như đã hứa) là bỏ mẹ! Còn nếu không có câu 6 thì không hiểu lời khấn có … hiệu nghiệm không?!
Tóm lại, ý nghĩa của mấy cái vái / lạy cũng rất “phức tạp”. Bởi vậy, ngày nay, hầu hết đều thường ngó xung quanh xem họ làm mấy cái thì mình làm theo cho chắc ăn! Và gia chủ cũng chẳng hơi đâu đếm mấy cái cho mệt.
Vài lời bậy bạ, xin thắp 2 nén nhang vái cái thứ 3 và thứ 6 mong những người đã khuất và không tồn tại xá tội!!!
15 nhận xét:
"Có tin thì mới linh, mà linh rồi mới được ứng"
KS. Lê Mạnh Tuấn
Nhà nghiên cứu sưu tầm Kỳ thạch việt
tv
Cái này là dành cho ít năm sau, khi mà phú quý đã đong đầy. Chứ bây giờ đám cưới đám tang người ta còn đi dự bằng quần áo thường mặc đi làm thì cứ vái "lụp bụp" các cụ cũng chả trách đâu.
HameoK6 nên mở lớp vái lạy cho đúng - đi kèm phải mở cả lớp dạy nói cho người câm điếc nữa để cho 2 cõi hiểu nhau.
TTXVH
Sài Gòn bàn đầy sách cúng, vái ,lễ tha hồ mà "học". Không tin cứ đến các chùa, bên ngoài bày nhan nhản.Bây giờ các A trưởng quan tâm nhều đến chiệng này.Đúng là có " Cầu "là có"cung ngay".
Trước đây xếp tôi cũng nói khi đi đám tang thấy các cậu cứ vái lạy lia lịa và góp ý phải vái lạy cho đúng.Nếu viếng người chết chưa chôn xuống đất thì vái 2 vái(hoặc nếu lạy cũng 2 lạy).Còn đám giỗ ở quê mình thì thì lạy tới 4 lạy(nam).Đúng là chỉ học lỏm hay tự bảo nhau nên ko bài bản,thế mà cũng xong việc chẳng ai trách ai.
Quốc lễ có 8 ngày, thằng Tây dịch là Tết VN (4ng), Quốc Khánh 2.9 (1ng), lễ Lao Động 1.5 (1ng), lễ Chiến Thắng 30.4 (1ng), Tết"Tây" 1.1 (1ng). Sau thêm 1 ngày Vua Hùng, thằng Tây phiên sang chữ họ gọi là "ngày lễ Mr.HUNG".
HMK6 vừa " giáo" cho ae một bài về "vái thế nào cho đúng yếu lĩnh". Sở dĩ hắn múa mép được như thế là do các "lễ" này nay đã mai một, thất truyền. Con cháu cứ bạ đâu vái đó, búa sua mà cóc hiểu gì. Theo tôi , nếu đặt vấn đề một cách nghiêm túc thì cần sớm đưa " bộ môn bổ củi" này vào chương trình "cải cách Gd". Đó cũng là cách "bảo tồn di sản VH dân tộc".
Cuối cùng, một lần nữa con xin VÁI các bố cả nón!
TM
Thấy ở một vài nơi, khi ông nào đó được giới thiệu thì ông ấy đứng dậy, quay mặt về phía quần chúng vỗ tay cùng họ, thậm chí có ông lạy lia lịa về phía khách quan.Trên TV thấy có quan tiếp khách còn rung đùi hoặc nhìn đi chỗ khác trong khi khách của họ đang có vài lời.Có vị còn giơ tay về phia phụ nữ đạo Hồi để bắt tay mà quên rằng họ ( Phụ nữ theo đạo Hồi )không bắt tay đàn ông .
Người Hoa còn có văn hóa quỳ lạy, quỳ xin, quỳ thuần phục, quan võ quỳ khác mà quan văn quỳ khác..., có những quy ước về lạy lục, ai được lạy 3 cái, ai một...
Tây thường dùng một tay bắt tay khách, khi bắt tay thì mắt nhìn thẳng vào măt đối tượng , ta thì để tỏ ra thân thiết còn giơ tay còn lại nắm lấy cổ tay khách ( có trường hợp nắm cả phần trên cánh tay của khách ) lắc thật lực.
Tóm lại là từ lạy lục cho đến cách đón tiếp.v.v... đều có sách cả nhưng người ta gần đây không mấy coi trọng. Dân ta nghe chừng đã phú quý rồi mà lễ nghĩa đến chậm và còn lệch lạc .Có cụ bảo : " Đấy là cách ứng xử của kẻ giầu xổi "
Có cụ còn dạy : " Muốn giầu thì có thể mất vài năm nhưng muốn sang thì phải mất vài đời"
Ông ngoại tôi là thầy của nhiều ông nhưng chưa bao giờ thấy ông ôm vai kéo cổ học trò của mình tỏ ra thân thiện ( Qua tất cả các ảnh tư liệu ). Tôi học ông và bố, khi gặp người đều thu hai tay về trước, hai bàn tay nắm nhẹ vào nhau, để tỏ sự tôn trọng và luôn nói chuyện đủ nghe với khách. Nếu không phải tâm đắc thì chủ động tránh không gặp , cũng là để đề phòng nhỡ mình khiếm nhã khi bất đồng.
Tôi còn thấy nhiều người thẳng thắn hỏi phong bì, có người còn mở ra đếm. Có người đến bên bàn làm việc của bạn mình thì dừng lại tò mò nhìn đọc nội dung các thứ giấy đang được bạn bày trên mặt bàn, thậm chí còn lật một vài trang để đọc hoặc vào máy PC của bạn lúc bạn vắng mặt để xem!...
Tóm lại đâu đâu cũng thấy dấu ấn của sự tùy tiện! Tôi cũng vậy khi sử dụng ưu điểm của blog để tùy tiện viết vào đây.
tv
Nhìn lại thấy nhà nước ta hiện nay ra rất nhiều luật nhưng chưa có " luật lạy".
MK
Hà mèo : anh ở bển hơi lâu nên rất dốt về khoản lễ bái , lạy lục theo tập quán VN . Nay được Hmk6 dạy cho 1 bài(tecnique lạy)mừng quá, lần sau cứ thế áp dụng .Miệng phải lẩm bẩm bằng tiếng Anh à?.Cám ơn nhiều.
HMk6 nói là "kiểu như tiếng Anh" chứ "luật lạy" hình như lại là từ Tầu. Vậy thì tốt nhất, có văn hóa nhất là lầm bẩm tiếng Tầu. Ai chưa biết xin mời đi học.
Cử HMK6 làm "Thượng thư bộ Lễ"tương đương với bộ trưởng ngoại giao bây giờ-Trong "triều đình" Trỗi,không có vua.
To anh Thành!
Lễ mà anh nói...không biết là phong tục nước nào?
Theo như em biết ở VN mình:
- Đến Chùa: Lễ 3 cái, là Lễ Phật, Pháp, Tăng.
- Viếng đám ma:
. Có đi đưa: Lễ 2 cái, là lạy Trời và Đất
. Không đi đưa: Lễ 4 cái, là lạy Trời, Đất và tiễn vong linh
Suối
Đề nghị hàng sáng thứ bẩy thì HT mặc áo cà sa vàng mở lớp dạy anh chị em nhà mình lễ, lạy đê.
@ Đạt : làm bộ Lễ đâu có khoái. Phải 1 trong 3 bộ Binh, Hộ, Hình thì "đồng tình ..." mới sướng chớ!!
HMK6
Đăng nhận xét