Ai cũng mong muốn con em mình thành người. Nhưng mỗi người thể hiện sự mong mỏi đó một cách khác nhau. Tôi có người bạn khoe khắp cơ quan về lời một thấy bói: “sau này con anh sẽ làm tới Thủ tướng”. Nhiều bà mẹ chỉ kể về sự thông minh, sự “khôn” của những đứa bé còn chưa đi học. Rõ ràng những mong mỏi đặt vào đứa con không nhỏ chút nào. Nhưng lại rất ít người kể về những thất bại của họ trong cách họ giáo dục con. Hay phải chăng chúng ta ít nghiêm túc nghĩ về điều này?
Mà chính tôi cũng là người thích kể nhiều hơn là suy nghĩ xem làm gì để giáo dục con cho hiệu quả. Và lúc này, tôi cũng chỉ muốn kể lại một vài câu chuyện về con mình để chia sẻ cùng các bạn.
Một lần trêu thằng con khi đó 4 tuổi rằng mất bố mẹ thì con có mà đi ăn mày. Và tôi bất ngờ khi nghe nó bảo “ăn mày mà gặp người như ba thì chết đói”. “Sao vậy?”. “Hôm trước ngồi trong quán, có người ăn mày đến ba bảo ho đi đi còn gì nữa”. Tôi giật mình vì cái tâm của trẻ con non nớt mà trong sáng quá. Trong trường hợp này, mình chẳng phải là tấm gương giáo dục.
Bữa rồi chở thằng con ở trường về, đường La Thành như nghẽn trong dòng xe. Chen lấn tới chỗ nghẽn thì thấy một anh chàng lăm lăm cây gậy đứng chửi mắng anh lái xe buyt. Xe buyt này dừng yên và gây nên tắc nghẽ do chiếc xe Inova đối đầu với nó. Chửi chán, anh ta ném cây gậy xuống đường. Nhưng rồi có lẽ chưa hả giận, anh ta quay lại nhặt lên, chạy quanh đầu xe buyt và chửi người lái xe tiếp. Những chuyện này không phải món tôi quan tâm và biết nên về thật nhanh vào giờ tan tầm là hơn cả. Bất ngơ tôi nghe tiếng thằng nhỏ “Ông ấy làm trò hề”. “Hề là sao con?”. “Là làm trò cười cho mọi người ấy”, nó đáp. Ừ, sao người lớn lại có những lúc lố bịch vậy nhỉ?
Chúng ta giáo dục con mình, nhưng vai trò giáo dục của xã hội quả là không nhỏ. Liệu chúng ta có thể làm gì để những cái không hay, không đẹp ảnh hưởng ít nhất tới chúng khi mà ta biết rất nhiều điều thật khó giải thích cho rõ ràng.
Và từ đó, tôi tự hỏi mình rằng chúng ta giáo dục con cái hay con cái ta tự giáo dục minh? Nếu không có ta thì sao? Có lẽ chúng vẫn trưởng thành? Tôi chợt nhân ra một điều rằng chúng nó cần có những người bạn để giúp đỡ chúng trong quá trình trưởng thành. Còn ta thì muốn làm người đề ra kỷ luật và thậm chí là phương pháp. Nếu hai điều mong muốn đó gặp nhau thì thật là may mắn cho đứa trẻ.
Thứ Sáu, tháng 12 25, 2009
Giáo dục con em chúng ta
Gửi bởi Lê Tự Thành lúc Thứ Sáu, tháng 12 25, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
To tát quá !
Làm hề có gì sai, dù trong cuộc đời hay trên sân khấu?
Tác phẩm để đời của văn hào Balzac hình như có tên "Tấn trò đời"
Mỗi phản biện cho ta góc nhìn khác!
4 SG
"may mắn cho đứa trẻ", và cả cho ta. Chắc TT còn muốn nói cả ý ấy nữa?
Nói chuyện giáo dục thật... chán. Khi mà xã hội trong mắt ta dường như đang mất đi tính giáo dục.
Về lí thuyết, giáo dục con cái tức là giáo dục chúng ta (cha mẹ).
Ngoài ra, giấy rách phải giữ lấy lề, muốn con hay chữ phải yêu lấy ... cô (giáo).
HCQuang
Đăng nhận xét