Thứ Hai, tháng 12 28, 2009

Một chút về Tướng Trần Thế Môn



Mến tặng các bạn nguyên là dân cơ khí).

“Thành phần xuất thân” của hầu hết các cụ tham gia cách mạng trước 1945 là giáo viên, trí thức, … (định nghĩa là thành phần tiểu tư sản), là nông dân, là công nhân “áo nâu” (như phu mỏ, phu đồn điền, …), rất hiếm người là công nhân “áo xanh” (công nhân kĩ thuật), nên khi đọc Hồi kí của cụ Trần Thế Môn, chúng tôi – những sinh viên Bách khoa quân sự, dân sùng bái “kĩ thuật đơn thuần” – đầy ngưỡng mộ.

… Năm 1934, anh (gọi là “anh” vì lúc đó cụ mới 19 tuổi) ra Hải phòng làm thợ. Đầu tiên anh làm thợ gò, rèn (thợ sắt) cho xưởng Sô-va-giờ, một xưởng cơ khí sửa chữa tàu thủy, lương 1 hào/ngày. Rồi anh chuyển sang nghề hàn (cả hàn điện và hàn hơi). Với tính chịu khó và thông minh, anh được các thợ bậc cao mến phục và (dần dà, từng bước) truyền nghề. Đầu tiên anh được hàn “mối ngang” – loại mối hàn thông thường, rồi lên “mối đứng”, rồi hàn “la phông”, rồi hàn “mối trong”. Từ hàn các chi tiết bằng đồng, sắt thông thường, anh lên tay, được hàn các chi tiết gang, nhôm. (Hồi đó thiết bị hàn hơi chỉ gồm que hàn và bình Oxy-Axetylen, hàn điện chỉ gồm que hàn và biến áp, không có các thiết bị hỗ trợ, ví dụ như bình Acgông, như máy dò siêu âm, … như bây giờ). Sau một thời gian học hỏi và tự mày mò, anh có tay nghề không thua kém “bô lão làng hàn”, ăn lương 75 xu/ngày, một mức khá cao (thời đó bậc lương lão làng tột cùng là 2 đồng/ngày, bậc mà chủ tây cũng phải o bế) … Anh thuộc bậc thợ hàn xi lanh. Hàn xi lanh rất khó, bởi xi lanh sai số tính bằng “xăng dem” (1/100 li), trong khi xi lanh qua hàn sẽ bị biến dạng, méo, nứt, các lỗ ra/vào khí bị “vặn” ... Anh chất củi đốt xung quanh thân xi lanh cho chi tiết nóng rực (nóng bao nhiêu độ thuộc bí mật công nghệ) và tiến hành hàn ở trong nhiệt độ này. Hàn xong, chi tiết nguội, lại bỏ củi đốt, gạt than vào “ủ” xi lanh cho tự nguội dần, rồi “rà sơ” lại các lỗ xi lanh – không ảnh hưởng tới sai số của chi tiết. (Công đoạn tiếp theo thuộc bí mật công nghệ). Chất lượng và độ chính xác của các mối hàn phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào sự khéo tay và “linh cảm” của người thợ …
(Hình minh họa)

10 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Chí nhớn Chí bé hay tầm chương trích cú, hãy thử tìm quyển "Các yếu nhân Bắc Việt" của VNCH xem có thấy không.
Bọn tôi có thời gian ăn dầm nằm dề ở Trường Cao đẳng Quốc Phòng QLVNCH (đối diện Thảo Cầm Viên) nay là nhà trưng bày bán xe Mercedes. Ở đấy chúng tôi đã cầm lên tay bản mới nhất (1975?) quyển đấy. Xem qua rồi vứt, "tưởng gì, toàn trích ngang người quen"! Trong đấy có đ/c Trần Thế Môn. Hình như tài liệu này chỉ lưu thông trong hệ thống nghiên cứu chính trị của nó?

dathb136 nói...

Nỏ chộ thấy chữ chi?Anh Chí xài hệ chữ gì thế!Chữ đọc được,chữ không.

Nặc danh nói...

Vụ này phải hỏi thầy Giang mù. Dân xe chúng tôi cũng "đảo qua" tí chút về nhiệt luyện và công nghệ. Thế này quá bằng Cụ ram chi tiết gang cầu? Mà cũng phải.Tây Cụ còn không sợ, xá gì ba cái lẻ tẻ này!
TM

Nặc danh nói...

Không rõ xilanh sau khi Ủ có phải TÔI lại không, các anh?

Nặc danh nói...

HCQ: Cũng được gọi là dân cơ khí, nhưng "hàn xi lanh" thì đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy. Về lý thuyết thì "anh Môn" làm đúng vì nếu không nung nóng xi lanh thì sau khi hàn sẽ xẩy ra hiện tượng co rút cục bộ, do chỗ hàn nguội, làm méo xi lanh. Còn nếu nung nóng toàn bộ xi lanh trước khi hàn thì khi nguội sẽ co rút đều các hướng, và sau đó chỉ cần gia công lại theo đúng kích thước là được. Còn nung nóng thế nò thì tôi chịu, vì không phải dân hàn. Nhưng về lý thuyết thì phải nung nóng đến nhiệt độ do lửa hàn sinh ra (khoảng 1000 độ C).
GM.

Nặc danh nói...

Chào bác GM.
Nói về cụ: cụ có rất nhiều chiến công, nhiều như gỗ trên rừng đại ngàn, mà ở đây, tôi chỉ xin cụ 1 cành cây thôi.

Nói về rèn: về luyện kiếm Đamát, nghe nói người ta duy trì nhiệt độ 800dộ liên tục trong suốt quá trình rèn kiếm (khác với nơi khác là nung 800độ rồi lôi ra đập cho tới lúc nhiệt độ xuống dưới hạn mức). Tất nhiên còn phải Ủ, phải Tôi gì gì nữa bằng cơ thể nô lệ.
Vậy nhà bác xem có mối liên quan nào giữa kĩ thuật của cụ và KT của Đamát không?
HCQuang

Nặc danh nói...

Anh TM nói đúng. Xilanh hư là máy móc chết ngắc. Xilanh tàu - tàu nằm ụ, xilanh máy - cả xưởng ngồi chơi. Đánh dây thép về Pháp chờ hàng về bằng đường biển - thêm mấy tháng ngồi chơi xơi nước. Đây là biện pháp khắc phục chờ hàng từ chính quốc, chỉ cần xilanh sống thêm vào tháng là thắng to rồi. Hèn gì tụi tây ngại các cụ. Cụ lãn công là xưởng chết liền. Tụi tây dân sự nghi cụ làm CM mà vẫn không dám báo tây Pôlít.

HS-K9, nguyên SV Bách khoa.

Nặc danh nói...

Bác TM suy luận có nhẽ đúng đấy. Cái gì cũng có cái giá của nó. Máy mới tất nhiên ngon hơn máy cũ, máy cũ tất nhiên ngon hơn máy đại tu theo kiểu giật gấu vá vai. Ăn nhau là nó đảm bảo được "sứ mạng" mà mục tiêu đã đặt ra, trong điều kiện kĩ thuật cụ thể.
HCQuang

Nặc danh nói...

Cái vụ hàn xilanh này, hồi tây thì đúng là siêu thật, nhưng tới thờ bao cầp thiếuha2ng NK thì cũng có nhiều người làm, nhất là các anh 3 Chợ lớn.
Bây giờ thì ko phải phức tạp như hồi cụ Môn đâu. Tụi nó làm ngược lại : nhúng xilanh xuống nước chỉ chừa chỗ cần hàn lên và lấy cọng secmang gẫu làm que hàn. Cứ gió đá mà phàng, chẳng có bí quyết vì cả. Thế là ok.
Còn xử lý sau khi hàn thực chất là ăn gian kỹ thuật : doa lại xilanh như lên "cốt" vậy, riêng chỗ hàn vì bao giờ cũng cứng hơn thì cạo cho nó rộng ra 1 chút để secmang ko vấp vào đó mà gẫy. Tất nhiên sẽ ko kín hơi, nhưng chút đỉnh mà ăn thua gì!
Nói chung xài tạm thì được chớ hồi đó mấy ông CT đưa ra gọi là sáng kiến làm tụi KT cười suýt mắc nghẹn mà chết!

HMK6

Nặc danh nói...

Kính các bác.
Sau 1975, vào thời khó khăn nhất về kinh tế, vật tư viện trợ tồn kho hồi chiến tranh đã cạn kiệt, Công xưởng Đô thành (tiền thân của Samco) chế tạo ra pít tông, xéc măng xe hơi bằng phương pháp nửa thủ công, nửa cơ khí. Gia công cơ khí xong, mấy chả bỏ vô lò nhiệt luyện thủ công, tôi ủ linh tinh cả. Lắp vô xe, xe chạy hẳn hòi. Xài đồ này dĩ nhiên không bền, không ngon rồi, nhưng hồi đó không "chế" biết lấy chi xài.

Đấy là thời gần đây có thiết bị kha khá rồi. Ngẫm lại thời của cụ T.T.Môn, thiết bị đa phần thủ công, hạn chế thông tin, mà cụ vẫn mần được.
Mới biết cụ nhà mình ngon, con cháu có quyền vỗ ngực hãnh diện.
HCQuang