Thứ Bảy, tháng 12 26, 2009

Về địa danh Cờ đỏ


Huyện Ô môn – Cần thơ gần đây được tách thành quận Ô môn và huyện Cờ đỏ. “Vui” ở chỗ cái tên Cờ đỏ không phải do Nhà nước CHXHCN nghĩ ra mà đã có từ thời thực dân Pháp và do ... đế quốc sài lang nghĩ ra.

Từ năm 1890 – 1929, thực dân Pháp quy hoạch Cần thơ thành khu “công nghiệp” lúa tập trung, chủ yếu cho xuất khẩu. Tư bản đổ về đây. Tới năm 1922 đã có 3 đồn điền lớn chiếm 23.000ha trên tổng số 139.200ha đất canh tác của Cần thơ lúc bấy giờ, đó là đồn điền Albert Gressier ở Châu thành, đồn điền Labasthe ở Phụng hiệp và đồn điền Domaine Agricole de l’Ouest (DAO) ở Ô môn, sử dụng lao động theo hình thức làm công ăn lương; và 38 đồn điền cỡ trên 1.000ha cũng của tư sản Pháp. Ngoài ra còn có vài chục đồn điền nhỏ cỡ dưới 1.000ha của người Việt. Mỗi đồn điền chọn một mầu cờ xanh, đỏ, vàng, trắng, đen … để cắm mốc địa giới của mình. DAO chọn cờ màu đỏ. Phát âm “Domaine Agricole de l’Ouest” lôi thôi quá nên người Việt rồi cả dân tây đều gọi là “Cờ đỏ”. Sau 1925, đặc biệt là từ 1929, lúa liên tục mất giá, lại nợ nhà băng Đông dương, các đồn điền không trả nổi nợ đều phải gạt đất trừ nợ. Cuối cùng đất đai của các đồn điền dồn về đồn điền Cờ đỏ của nhà băng Đông dương. Đồn điền Cờ đỏ từ chỗ chỉ có 8.000ha năm 1925 bỗng sở hữu hầu hết khu “công nghiệp” lúa. Đồn điền bỏ tiền ra đào-nắn hệ thống kênh rạch đường trục, lập nhà máy xay xát, xây tổng kho (“lẫm Cờ đỏ”), xây chợ Cờ đỏ, chủ trương hình thành thị trấn. Đồn điền Cờ đỏ trở thành ông chủ của Ô môn trên thực tế. Khi phong trào cách mạng xuất hiện, thực dân vội vã hủy bỏ chữ “Cờ đỏ” (như “chợ Cờ đỏ” phải đổi thành “chợ Thới đông”). Nếu ai cứ gọi, lần đầu phạt 5 đồng Đông dương, lần thứ hai bỏ tù. Nhưng tới năm 1945, nhân dân vẫn gọi là “chợ Cờ đỏ” và “đồn điền Cờ đỏ”.

12 nhận xét:

dathb136 nói...

Bệnh của bác lại tái phát nặng?Em chẳng đọc được gì cả?Hay là em bị mà không biết?Hoang mang quá TQ ơi!

tranbachai nói...

Cảm ơn bác HCQ. Trước mình cũng tưởng Cờ Đỏ là tên có sau 75.

Nặc danh nói...

Đa số người dân Cần thơ và một tỉ lệ khá cao công chức ở đây vẫn hiểu "cờ đỏ" là từ do Cách mạng đặt ra sau 1975.
HCQuang

TQtrung nói...

Tôi chưa đọc được vì có bệnh như Đạt nói, CQ xem lại đi, nếu ông dùng phông chữ như chỗ chữ nghiêng ấy thì lại xem tốt

Nhat Trung nói...

Có dip đi Phú Quốc bằng đường bộ phải qua "Cờ Đỏ" cũng nghĩ như nhiều người,bây giờ mới biết.Riêng TP Cần Thơ khi lên đô thị loại 1 chẳng qua là Tây Đô cũ chứ nhiều Quận,Huyện còn"kém" lắm chỉ được cái đất rộng còn cơ sở vật chất chẳng có gì.

TQtrung nói...

Cái "Cờ đỏ" này có liên quan gì đến nông trường bà Sương không, và không biết dưới trào chính quyền Sài gòn nó vẫn được mang tên cờ đỏ không vậy CQ.

Nặc danh nói...

Chính quyền saigon không xài.

Nặc danh nói...

Nông trường bà Sương nằm ở cái "cờ đỏ" này đấy!

HMK6

ĐN.K7 nói...

Bác Chí tìm ra cái tích của địa danh này hay thế, em từng làm việc ở Cần Thơ cả chục năm mà khg biết.

Nặc danh nói...

Khắc đi khắc biết.

Nặc danh nói...

@ ĐN: Anh Chí trích dẫn không đầy đủ. Muốn biết chi tiết về "Cờ đỏ" xin mời các bạn đọc nguyên tác "Hồi ký Hà Huy Giáp".
Đã đến lúc song Chí post bài "nhân xem Tây Du ký" của Cụ nhà cho ae thưởng lãm. Một tác phẩm rất văn, rất chính trị và cũng thật thú vị.
TM

nod nói...

Xin Anh Hà Chí Quang vui lòng cho mình biết nguồn tài liệu của bài viết "về địa danh Cờ Đỏ". Mình đang rất cần! Trong "hồi ký Hà Huy Giáp" chỉ nêu có vài dòng:" Lúc bấy giờ Cần Thơ có ba đồn điền có diện tích lớn nhất: Abert Gressier (Bảy Ngàn), Labasthe (Phụng Hiệp- Kế Sách) và Paul Eméry (Cờ Đỏ). Đồn Điền Paul Eméry có diện tích lớn nhất 8.000 ha với 20.000 tá điền." địa chỉ: quocdung.ktt@gmail.com