Báo Đất Việt (mạng) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam có một loạt bài nhân 65 năm ngày thành lập QĐNDVN và 37 năm ĐBP trên không.
Bài trong các mục Chính trị-Xã hội/Chính trị và Khoa học Công nghệ/Công nghệ Quốc phòng.
Mời các bạn Trỗi có các kỉ niệm đáng nhớ trong thời gian này mở bầu tâm sự.
Thứ Hai, tháng 12 28, 2009
Nhìn lại trận chiến Điện Biên Phủ trên không
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 12 28, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
20 nhận xét:
Tệ thật.
Bây giờ nhớ lại mới luận ra đám bộ đội khoa Toán ĐHTH đã bán sớm hiện vật lịch sử thời gian này cho... đồng nát. Nghe đâu là cái thân tên lửa K-13 (đối không) bắn hạ một F-4 mà tôi và VT đã chứng kiến.
Mình hết tên lửa, không biết thằng Mỹ non gan hay kho bom ở Thái,ở Phi và Guam cũng cạn ???. Ngày ấy ở Vĩnh Linh, Quảng Trị B52 giảm đi rõ rệt, hầu như chỉ thấy những loạt bom ngắn của B57.
Thời gian đó tôi là lính thông tin hữu tuyến thuộc đại đội chỉ huy E cao xạ 221, F PK 361 đóng ở Việt Trì. Còn nhớ ở trong hầm chỉ huy trung doàn trưởng hạ lệnh cho các đơn vị bắn liên tục. Ông lý luận mặc dù pháo cao xạ bắn không tới B-52 được nhưng phải bắn để giữ vững tinh thần chiến đấu của chiến sỹ.
@VTP K7: Còn tôi thì làm anh nuôi cho một đơn vị thiện chiến, trang bị mạnh phục ở Đèo Ngang và Vĩnh Linh chờ xem Mỹ có dám đổ bộ ra không. Trỗi lúc đó có mấy bác học đại học QY cũng ở đơn vị này ( Trần Hà, Chu Hoàng Vân...)
Hồi đó mình ở Cánh đồng chum.cao độ một ngàn, b52 từ Uta pao cất cánh ngang qua to như sân bóng, tức mình vác k54 ra đòm 7 phát.8-)(Nếu pháo 130 ly ngỏng lên được thì cũng làm hết hầm đạn như chơi). Cứ nghĩ sao các bác ở trên không vác tên lửa sang đó mà nện,chắc không chỉ hạ được mấy chục chiếc đâu.
Ừ, như QT nói sang đấy mà nện thì sao nhỉ? Chiến tranh nhưng mà vẫn có những điều phải kiêng cữ; không nâng cấp lên chiến tranh lớn ở nhà hàng xóm chăng?
Tôi không nghĩ vậy, kể cả Mỹ cũng chấp nhận. Ta còn cho AN24 Sang oanh tạc căn cứ Buom Long hỗ trợ F312 và F316 (bay vòng ném đạn cối 120 ly). Chỉ vì hồi đó đường giao thông quá phức tạp. Xe kéo pháo còn không vượt nổi ( như trong chuyện tôi đã kể), nếu xe kéo tên lửa đi được thì các cụ đã chơi thật chứ nể gì!
Nếu B52 nó bay xoẹt qua đầu anh QT thì sợ gì không điều anh ĐC mang A-72 sang xịt cho nó một phát, có mà quá là lãi.
Anh Thành, anh QT nói đúng đó. Một người bạn thân của bố em có em trai là liệt sỹ, một phi công bị bắn rơi ở Thái Lan hồi đó.
Bây giờ thấy con em cháu chắt mình ở lứa tuổi 17-18 quá nhỏ bé. Nghĩ lại về lứa tuổi chúng ta thấy nó khác quá. Lúc trận chiến ĐBP trên không xẩy ra tôi chưa đủ 18 tuổi mà đã đi lính gần trọn một năm (Nhập ngũ ngày 10 tháng 1 năm 1972).
A72 là tên lửa tầm nhiệt ,chỉ có hiệu quả chừng 1,5 km đổ lại. dùng tiêu diệt mục tiêu bay thấp hoặc trực thăng( gồm cả máy bay dân sự). b52 trông to thế nhưng thường là ở cao độ 15km hoặc hơn, chỉ sam2 có lượng mảnh lớn (như trong bài viết) mới có khả năng hạ được chúng.ĐC xịt quả ấy khi thằng a37 bổ nhào (cụ thể thế nào phải chờ ĐC khai ra mới rõ) xuông thấp mới xơi được, nó mà đang ở độ cao bay thì chắc ĐC phải bắn hai quả liền, quả này thúc đít quả kia mới lên được đến nơi. :-)
"Trong tình hình ấy, nhiệm vụ tiêu diệt B-52 chỉ còn trông chờ vào Tiểu đoàn 57, khi ấy chỉ còn một quả đạn trên bệ, trong khi để tiêu diệt một B-52, ta thường dùng 2-3 quả đạn. Kỳ diệu thay, Tiểu đoàn 57 bắn rơi chiếc B-52 thứ 7 trong ngày bằng quả đạn cuối cùng…"
Tám chút xíu:
Anh trai nhà tui là C trưởng C1 D57 E261. D trưởng là Nguyễn Văn Phiệt. Thật ra 2 đạn cuối cùng cách nhau 11 phút bắn rơi 2 B52 nhưng chỉ được công nhận rơi tại chổ 1 cái mà thui! D57 cùng D77 là những tiểu đoàn đầu tiên được tặng thưởng Quân công hạng Nhất, hạng này chỉ giành cho cấp F.
4 SG
Thật không ngờ anh trai của 4 SG lại cùng sư đoàn phòng không 361 với tui hồi đó. Chỉ có khác tui là thằng lính quèn. Hồi đó tụi tui sợ nhất là bảo vệ mấy trung đoàn TL. Nghe đồn với nhau là mấy ông ra đa bên đó đọ sức với máy bay Mỹ cầm cự đến cuối cùng mới quay ra đa gạt tên lửa Mỹ ra ngoài và bọn tui là lính cao xạ ở vòng ngoài có thể được hưởng tên lửa của máy bay Mỹ. Chỉ nghe đồn mà thôi.
VTP7= giờ lại gặp một một người lính E221,năm 1974 ĐC ở D96 A72 thuôc E221 mà E bộ ở dốc Vân=Đông Anh=bắc sông Đuống đấy.
QT ơi:A72 thì đương nhiên không chơi được B52 rồi,nhưng hiệu quả của nó cũng đựoc 5 KM đấy,với vận tốc 500m/s nên cũng đuổi kịp phản lực.
12 ngày đêm 1972 ĐC bắt đầu làm quen với A72 ở E237 và lúc này có nhiệm vụ là bảo vệ SB Nội Bài.Người ta hay nói nhiều chuyện về tình yêu,nhưng phần lớn là tình yêu nơi tuyến lửa,mà ít ai nói đến một tình yêu nơi đường cày đảm đang.Có một chuyện tinh bên hố Bom như thế...sau 12 ngày đêm năm ấy.
Vậy thì tiếc gì mà không làm một bài chia sẻ với ace, để mọi người biết ông bạn tẩm ngẩm mà đào hoa thế, chỉ chịu khó ngồi rốn một hai buổi là xong thôi, nếu cần gọi Tthụt giúp một tay thì chuyện tình bên hố bom sẽ được nói nhiều hơn ngay ấy mà!
Chuyện tình của bác ĐC không chỉ có bên hố bom đó đâu. Lần lượt bác ấy sẽ kể chuyện TY khắp 64 tỉnh thành. Bác Tt có dùng thêm cả 2 chân viết cũng không xuể đâu.
"đọ sức với máy bay Mỹ cầm cự đến cuối cùng mới quay ra đa gạt tên lửa Mỹ ra ngoài", đúng thế. Radar bám mục tiêu, nhìn thấy quả tên lửa từ máy bay nó ngược về. Vấn đề là tên lửa của ai đến trước. Nếu ta đến trước thì đạn ta nổ mới tắt cao áp ra-đa hoặc quay đi góc khác. Tên lửa Mỹ mất mục tiêu tiếp tục bay theo quỹ đạo cũ sẽ bị chệch ra ngoài. Nếu nó có khả năng đến trước thì kiểu gì đạn ta cũng mất điều khiển, "lắc" sớm thì hơn.
Mà xung quanh ông ra đa thì là các ông bảo vệ, không may thì xơi quả ấy thôi. Là nghe người ta nói thế.
ĐC: sau 12 ngày đêm ở Hà Nội, E221 kéo vào Nông Cống Thanh Hóa, được hưởng thêm một đợt B-52. Khoảng đầu năm 73 tôi được chuyển về học văn hóa ở trường VHQD Lạng Sơn.
Cám ơn TQ vì đã sưu tầm. Đây là chuyện dài nhiều tập của dân tộc ta.
HCQuang
Thực ra hồi đầu CTPH I thì mỗi D SAM 2 có 1 C 37 ly đi theo. Sau đó,thì chỉ còn 1 B 14,5 ly, thậm chí ko có. Như thời Trung Hà, chúng ta đóng quân chung với D62, có thấy cây 37 ly nào hay 14,5 ly nào đâu!
Thời 12 ngày đêm thì ban ngày giấu quân, chiều tối mới dương bệ, đài lên.
Chúng ta có khoản 50 tiểu đoàn hoả lực, kèm theo 50 C cao xạ 37 ly thì hết pháo chiến đấu.
Thành thử chuyện hạ cao thế, gạt đạn cho mấy ông cao xạ lãnh là chuyện trà dư tữu hậu.
Chỉ dân làng xung quanh trận địa thì có bị. Thành thử các trận địa chủ yếu nằm ở giửa đồng, đồi xa dân cư.
Vài dòng tám với các lính "Phòng không"!
4 SG
Đăng nhận xét