(để tham khảo).
“La Paloma” thuộc loại bài hát phổ biến rộng rãi nhất thế giới. Tác giả là Sebastián Iradier, sau này quen gọi theo bút danh là Yradier, sinh ngày 20/1/1809 và mất ngày 6/12/1865. Ông là người Tây Ban Nha thuộc sắc tộc thiểu số Basque. Năm 1861, ông sang thăm Cuba và trước lúc trở về quê hương, năm 1863, ông sáng tác “La Paloma” với cảm hứng từ bãi biển Carribe thơ mộng xen nỗi nhớ quê hương và những người thân yêu của mình. Hai năm sau ông mất. Lúc đó còn rất ít người biết đến ông và ông đã không thể hình dung được tác phẩm của mình được hát nhiều đến thế nào trên khắp thế giới. Trong tiếng Tây Ban Nha, “La Paloma” là chim bồ câu. Giai điệu đằm thắm mang phong vị “habanera” từ điệu nhảy dân gian của những người dân vùng Habana trên hòn đảo Cuba thời đó nên có nơi đã lầm tưởng “La Paloma” là một bài dân ca. Lời ca thể hiện xúc cảm trước biển rộng bao la, sóng xô lớp lớp, những con tàu ra khơi với các chàng thủy thủ mang theo hình ảnh những người thân yêu mắt ngấn lệ trên bờ dõi theo và những chú chim câu để chuyển những bức thư tâm tình về quê nhà. Những lời ca của bài hát được diễn tả bằng đủ loại ngôn ngữ trên thế giới nhiều đến mức không thể kể xiết. Ngay ở Việt Nam cũng vậy, mỗi ca sĩ hát lời theo ý thích khác nhau, song nói chung vẫn họ lưu giữ “hồn” nguyên tác của Yradier.
Một trong những lời ca đã được đặt từ hơn 50 năm trước như sau:
Khi tôi rời quê hương Habana làng quê mong chờ,
Trên cao cánh bồ câu đang lướt nơi chân mây xa mờ,
Thuyền ai đang lênh đênh, làn khói biếc sương bay ngang lưng trời,
Lớp lớp sóng vỗ mênh mông đua theo cánh chim tuyệt vời.
Ôi! Chim câu trắng nhỏ xinh!
Qua quê ta chim dừng đôi cánh,
Hãy giùm ta đưa tấm lòng thương nhớ thiết tha
Về tận nơi mái nhà xa …
Truyền thuyết về các chàng thủy thủ thời xưa mang theo chim câu để đưa tin về nhà: Một lần, hải thuyền của quân Ba Tư đang chuẩn bị đổ bộ lên chỗ dãy núi nhô ra biển của bán đảo Athos phía tây bắc Hy Lạp thì gặp bão. Toàn bộ 300 chiến thuyền và hàng vạn chiến binh Ba Tư bị chìm. Đứng trên núi nhìn xuống, người Hy Lạp thấy những đàn chim câu trắng bay ra từ những chiến thuyền đang chìm và người ta cho rằng các thủy thủ Ba Tư đã mang theo chúng để nhắn tin về nhà. Trong giờ phút lâm chung, các chú chim câu ấy đã được thả ra để đưa về quê nhà tin nhắn cuối cùng của họ.
Thứ Năm, tháng 9 24, 2009
La Paloma
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Năm, tháng 9 24, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
12 nhận xét:
Minh họa hộ bác Chí bài PALOMA do NANA MOUSCOURI trình bày
không đọc được anh QUANG ơi.
Lưu ý anh Chí: lần sau anh chép từ Word sang mà cứ dán vào tờ/thẻ Edit khiến có người không đọc được là tôi mặc kệ đấy. Gọi là nhạc không lời.
Bài của CQ không đọc được, anh kiểm tra xem có phải do phông chữ không,nhạc phẩm này nhắc ta nhớ lại những ngày thơ ấu. Hồi đó vẫn được gọi là nhạc xanh phải không nhỉ.
Tại sao đến 17h51 mà anh QT vẫn bảo không đọc được? Tôi đã sửa từ trước đó gần cả hai tiếng đồng hồ?
Kể cũng hơi lạ, máy tôi lúc nào đọc cũng ok. Mấy lần rồi. Các anh kêu tôi mới biết chứ.
tôi để máy cả ngày, 1750 đọc lại chắc vẫn bản cũ nên phát biểu. Đã đọc tốt rồi,mà bì làm sao được với máy của TQ .Có mấy bài viết của CQ ở mấy bài trước cũng có hiện tượng đó.
Không phải đâu QT ơi. Máy của tôi chạy Linux, có mỗi khác biệt ấy thôi.
Tôi không dám chắc, nhưng có thể vì trên máy chạy Windows rất nhiều phần mềm dùng chung các thành phần mã lệnh. Vì thế mã lệnh của Word trong blog được hiểu nên diễn dịch sai, gây không đọc được.
Máy tôi nó không hiểu các mã lệnh ấy, coi như rác, nên không hiển thị, lại thành đúng?
Tóm lại vấn đề rất là phức tạp, cứ đơn giản lại ăn.
Vài tháng nay, không hiểu sao tôi đã làm đúng như Hữu Thành hướng dẫn nhưng vẫn bị như vậy (tình huống này chỉ xảy ra trên bantroi K4). Riêng máy của tôi thì vẫn OK, thành thử phải tới lúc anh em la mới biết, mà biết rồi thì bỏ đó, chờ TQ, chứ biết sửa chữa ra răng.
HCQuang
Chời! Người ta đang tuyên truyền cho cái Ubutu của Linux, có zậy mà cũng không chịu hiểu?
TM
Oan thật là oan.
Anh Chí nói có lý. Ở chỗ là nếu tự anh ấy mà không đọc được thì đã không dám đăng.
Nhưng mà khi có người kêu, mở ra xem thì đầy rác. Rác giống như định dạng của một trình soạn thảo nào đó mà tôi nghi là của Word bị chép sang.
Lần sau mà bị thế tôi sẽ sọi kĩ xem có manh mối gì không. (Soi chưa chắc thấy)
Thủy thủ mang "chim tư" theo tàu viễn dương là truyền thuyết chứ miên man hàng tháng trên biển làm sao nuôi nổi chim. Thủy thủ của Maghenland đã phải ăn da bò, đế giày đó sao.
Pác nặc danh nói truyền thuyết là làm sao ấy chớ. Ngày xưa người ta kiêng không cho đàn bà đi tàu nên thủy thủ toàn các ông thôi. Người còn ngắc ngoải thì chim chưa thể chết được. BaChai
Đăng nhận xét