Sáng có việc ghé một người bạn chuyên doanh các giải pháp tin học truyền thông đặc biệt mà khách hàng là giới thường mặc đồng phục. Nói thế để biết bạn chẳng phải tay mơ. Ấy vậy mà một câu hỏi được đặt ra cho tôi "3G là gì?"
- À, 3G, hừ..., nói một cách dung dị,...
- Thôi, thôi,... đừng nói như với người không biết gì, đây là dân kỹ thuật, nói kiểu kỹ thuật đi.
- Không, nói kiểu kỹ thuật không được. Bởi vì 3G là một thế hệ viễn thông mới mà sự mô tả về nó sẽ không chính xác nếu chỉ nói về kỹ thuật.
Thực ra mình có biết quái gì về kỹ thuật đâu. Mà có vẻ thực ra về kỹ thuật cũng có quái gì mới đâu. Vẫn là những thứ cũ. Nên phải nói theo kiểu "dung dị".
Thế hệ viễn thông cũ so với 3G được đặc trưng bởi quan hệ "hai nhà": nhà mạng và khách hàng.
Nhà mạng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Tất cả các dịch vụ đã biết cho tới giờ hầu như đều thuộc thế hệ này.
Thế hệ viễn thông 3G, so với thế hệ cũ được đặc trưng bởi quan hệ "ba nhà": nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
Trong thế hệ truyền thông này nhà mạng đóng vai trò cung cấp các dịch vụ truyền thống, và hạ tầng truyền thông vốn chỉ riêng họ dùng trong thế hệ cũ.
Nhà cung cấp dịch vụ là khách hàng hạ tầng của nhà mạng đồng thời là hộ bán dịch vụ cho các khách hàng tiêu dùng.
Nhà cung cấp dịch vụ bán cái gì trên mạng? Rất nhiều thứ mà không ai có thể nói trước. Chỉ có thể nói tất cả những "thông tin có giá" mà có thể thu được tiền trên mạng thì đều có thể là hàng hóa trên hệ viễn thông 3G.
Bởi thế không có gì là quá khi người ta không dùng cách gọi dung dị nhưng có phần sai mà nãy giờ ta vẫn dùng "hệ viễn thông 3G". Đó chẳng qua chỉ là cách gọi cái mới bằng những khái niệm cũ. Cách gọi mới là "hệ sinh thái 3G" (3G ecosystem).
Cũng là một sự sai lầm khi giới truyền thông VN gọi việc thi tuyển cấp giấy phép các tần số cho thông tin di động mới đây là lấy "giấy phép 3G". Tần số chỉ là một yếu tố rất nhỏ để hình thành nên sinh thái 3G. Nhỏ, quan trọng như nitơ để hình thành nên sinh vật trên trái đất, nhưng không phải tất cả. Cái điều đơn giản này không phải ai cũng hiểu, ngay trong giới truyền thông. Cũng chỉ tại vì... chăm chăm vào kỹ thuật.
Mà quay trở lại kỹ thuật. Vậy 3G là gì? Là tất cả những gì cần thiết để hiện thực cái hệ sinh thái như vừa mô tả. Tùy thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi người.
Hoàn toàn không ngoa khi nói mỗi người đều có thể trở thành một nhà cung cấp dịch vụ trong hệ sinh thái 3G. Hệ sinh thái 3G làm cho môi trường viễn thông trở thành sàn diễn cho các hoạt động xã hội với đầy đủ người mua, người bán, người quản lý, tiền và ngân hàng,... Kỹ thuật áp dụng cho 3G không chỉ là kỹ thuật viễn thông mà còn là kỹ thuật tạo ra dịch vụ và... thu tiền.
Nếu bạn có thể tạo ra một dịch vụ gì đó có thể bán được qua hệ thống viễn thông, cho một số khách hàng nào đó, thu tiền theo cách nào đó (đơn giản nhất là ăn chia với nhà mạng),... thì bạn hoàn toàn có thể là một doanh nghiệp dương danh trên giang hồ. Tệ lắm thì bạn giống như... bà bán chè chén đầu ngõ.
Mô hình của 3G là số lượng dịch vụ cung cấp trên mạng vô cùng lớn với số khách hàng phân bố không đồng đều. Hoàn toàn khác với <3G là chỉ có một số dịch vụ thu hút toàn bộ khách hàng.
Thứ Ba, tháng 9 29, 2009
Viễn thông 3G trong một câu chuyện với bạn
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 9 29, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
23 nhận xét:
Theo tôi, nói theo cách "3G Thật là đơn giản" thì 3G chính là sự mở rộng của Internet. Khi chưa có 3G thì Internet bị giới hạn chỉ trong giới những người sử dung máy tính nối mạng. Còn nay, khi có 3G thì số người có điều kiện tham gia Internet tăng gấp bội, bởi để vào được Internet bạn chỉ cần có cái máy điện thoại có chức năng 3G (Truy cập mạng di động tốc độ cao)và tất nhiên đang trong vùng phủ sóng của nhà Mạng. Người ta vẽ ra nhiều viễn cảnh khi có 3G, riêng tôi nghĩ lợi ích lớn nhất mà 3G có thể mang lại là sẽ có nhiều lão bạn Trỗi có cơ hội tham gia vào Blog "bán trời" và giá của các TQ sẽ được bốc lên nhiều lần :))
Mấy hôm nay không vô mạng, bữa nay dzô được mạng, ngánh qua blog thấy ... quá trời.
Vậy là tôi hiểu 3G rồi:
Con rắn không có chân, trừ một số trường hợp. Con chim có cánh, trừ một số trường hợp. Con cá có đuôi, trừ một số trường hợp.
Con rắn không có cánh, trừ một số trường hợp. Con chim không ..., trừ ... Con cá không có chân, trừ một số trường hợp.
Ah... Logo AMK3 có chân nhái, trừ một số trường hợp.
HCQuang
Theo Vietnamnet:Mạng điện thoại di động thế hệ 3(3G)còn được gọi là "mạng thế hệ tiếp theo".Đặc điểm nổi bật nhất của mạng này là khả năng truy nhập Internet tốc độ cao-dấu hiệu khẳng định xu thế hội tụ giữa máy tính và thiết bị cầm tay.
Các máy ĐTDĐ của các nhà cung cấp hiện nay đều sử dụng công nghệ 2-2,5G.
Pác HCQ thôi bày hàng tiếu lâm trên blog đi!
Mong các pác có trình độ, viết thêm vài bài cho các lão Troi U60, hiểu thật về 3G.
Mong lắm thay!!
4 SG
3G (3rd Generation) - Thế Hệ Thứ 3, là một tập hợp các tiêu chuẩn cho Viễn Thông Di Động của Tổ Chức Viễn Thông thế giới. Các bạn muốn tìm hiểu thêm thì mời vào đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/3G
Đ/c Phong chỉ một địa chỉ cho dân kỹ thuật. Giá mà tôi biết để chỉ cho người bạn.
Chứ ngoại đạo đọc cái đó vô ích. Có ích nhất là nói cho họ cái 3G ấy thay đổi thế giới xung quanh như thế nào.
Đ/c VTPhong là dân kỹ thuật K7 :
"Mình hiện nay sống tại thành phố Santa Clara thuộc thung lũng Điện Tử, bang California. Mình đang làm cho hãng Broadcom trong ngành Định Vị Toàn Cầu".
Nếu ai cần tài liệu, hướng dẫn về 3G, thậm chí cả máy iPhong 3Gs thì cho địa chỉ email trên blog này để iPhong giúp đỡ ????? tk7
Người bạn hôm qua dân kĩ thuật, hỏi về 3G chỉ là cái cớ để kết luận: dân VN kém về mọi mặt (tiền, văn hóa tạo ra và tiêu dùng dịch vụ,...) nên 3G sẽ là xa xỉ.
Hãng Broadcom mình nghe đến nhiều nhất là phần mạch ghép nối mạng trong các máy tính xách tay.
Tóm lại người dân VN được cái gì, lợi ra sao, kể cả thiệt hại, khi công nghệ 3G được triển khai diện rộng.
Làm ơn post tiếp bài chủ đề này!
4 SG
Chú 4 này nhều chiện...Chú dự kiến trang bị máy desktop khùng cỡ Intel core i7 Extreme 965, card đồ họa XFX 280...để tham gia bạn trỗi cho xôm tụ! Nay với 3 nhà mạng chuẩn bị tung ra 3G - chú chỉ cần sắm con iPhone 3GS là thả sứ tung hoành...:P
Còn việc xuất hiện 3G mang lại lợi ích gì cho dân ta thì chắc cũng sớm biết thôi, điều chắc chắn là an toàn thông tin trở nên phức tạp, khó lường hơn nhiều.
Nhờ có 3G mà người ta có thể chuyển rất nhiều hoạt động mà đối tượng là cá nhân lên mạng. Cụ thể là gì thì rất phụ thuộc vào trí tưởng tượng của mọi người và khả năng hiện thực hóa của những người dựng nên dịch vụ.
Ít nhất là những thứ đang có trên máy tính cá nhân: chơi chứng khoán, game online, video chat, tìm địa điểm dịch vụ và an sinh xã hội,...
Hại thì chắc là không có xét về nguyên tắc. Lợi như thế nào thì mọi người phải ra sức tận dụng. 3G như là khu đô thị mới mở ra rất nhiều cơ hội cho người ở bao gồm cả việc kinh doanh trên nền hạ tầng... chưa hề có.
Năm ngoái tôi đi Nha Trang dự cuộc hội thảo của Qualcomm. Có nghe mẫu là một công ty phát triển các ứng dụng 3G. Họ có nhiều thứ lắm, bao gồm cả việc các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các hãng sản xuất hàng hóa truyền thống.
Tôi không phải là dân kỹ thuật bên viễn thông nhưng cũng xin góp một phần hiểu biết nho nhỏ của mình về một số khác biệt giữa các thế hệ điện thoại di động. Sự khác biệt mà tôi muốn trình bày xuất phát từ một tầm nhìn về Hạ Tầng Cơ Sở mà thôi. ACE thông cảm cho vốn thuật ngữ viễn thông tiếng Việt nghèo nàn của tôi.
1G – thế hệ thứ nhất của điện thoại di động hoàn toàn dựa và hạ tầng cơ sở của điện thoại. Đặc trưng của thế hệ này là chỉ có mạch cho âm thanh (giọng nói). Dữ liệu cũng có thể chuyển được nhưng phải nhờ vào mạch của âm thanh.
2G – thế hệ thứ 2 của điện thoại di động có thêm mạch dành riêng cho dữ liệu và có thêm mạch kỹ thuật số cho âm thanh.
2.5G – thế hệ thứ 2 rưỡi thì có thêm mạch dữ liệu từng phần.
3G – thế hệ thứ 3 có sửa đổi tầng trên cùng (backbone) của hạ tầng cơ sở để tăng tốc độ dữ liệu. Ngoài thêm còn có ‘packet switched dữ liệu’. (Thành thật xin lỗi vì không biết thuật ngữ này của tiếng Việt mình, bác nào biết xin làm ơn chỉ dùm).
4G – thế hệ thứ 4 sẽ sử dụng hạ tầng cơ sở packet thay thế cho cấu trúc điện thoại chuyển mạch truyền thống.
Qua trên ta thấy đối với người sử dụng thì sự khác biệt giữa 2G/2.5G và 3G chủ yếu là ở tốc độ truy nhập Internet nhanh hơn như NhatTrung đã viết.
Tôi xin tiếp nối nhận xét của anh AMk3 và anh Thành để trả lời một phần nào câu hỏi của 4 SG “Tóm lại ngườii dân VN được cái gì, lợi ra sao…” về khía cạnh kỹ thuật.
1) Việc triển khai 3G sẽ giúp cho Việt Nam không bị tụt lại đằng sau trong kỹ thuật Viễn Thông di động. Các nhà mạng, nhà dịch vụ sẽ có một đội ngũ cán bộ am hiểu về 3G để rồi tiếp bước tới 4G. Biết đâu một ngày nào đó trên cơ sở hiểu biết bây giờ Việt Nam mình sẽ trực tiếp chế tạo sản xuất các máy móc công cụ cho 3G, 4G chứ không chỉ nhập khẩu mà thôi.
2) Hiện nay là thời đại của cách mạng thông tin. Ba khái niệm hay được nhắc tới là dữ liệu, thông tin và kiến thức. Dữ liệu có được do sự nghiên cứu và thu thập. Khi các dữ liệu được sắp xếp tổ chức thì chúng trở thành thông tin. Kiến thức của từng người thì được hình thành trên nền tảng của thông tin. Dữ liệu và thông tin cả hai rất dễ truyền bá mà Internet là một minh chứng hùng hồn. Vậy nếu giá thành truy nhập Internet qua 3G rẻ thì có lẽ sẽ có nhiều người dùng điện thoại truy cập Internet vì tốc độ nhanh, nhất là ở Việt Nam mình khi số gia đình có máy tính/máy tính xách tay chưa nhiều. Những người biết tìm kiếm những thông tin bổ ích thì có thể nâng cao kiến thức của họ và sẽ góp ích được nhiều hơn cho xã hội.
VTP K7
Khoa học, công nghệ chả có cái nào hại. Hại là do mình dùng nó thế nào thôi. Chú 4SG thừa biết mà cứ... bẫy nhau zậy?
Có phải "packet switched data" thì là "dữ liệu chuyển mạch gói". Thực ra bỏ từ "mạch" đi thì đúng hơn, đã "gói" rồi thì còn "mạch" thế quái nào được. Chẳng qua vì ngày xưa đã "chuyển" là chuyển cả "mạch". Nói mãi thành quen.
Nhân đây kể thêm một chuyện,
Từ ngữ nước nào cũng có nhu cầu trong sáng. Đặc biệt là Pháp, một đế quốc già nua đã từng là "thủ đô ánh sáng" của thế giới, đang níu kéo hào quang của quá khứ bằng việc bảo vệ Pháp ngữ trước sự xâm lăng của Anh ngữ.
Việt ta luôn ngu ngơ trước các từ ngữ công nghệ, vì có làm ra công nghệ nào đâu. Trước dân ta đã Việt hóa một số, nay đang định chấp nhận một số, đặc biệt trong ngành máy tính.
Một số từ có thể Việt hóa, nhưng lại không chính xác hóa. Ví dụ "account", trong kế toán là "tài khoản". Nhưng trong tin học người ta không ai hiểu là tài khoản, kể cả người Anh, Mỹ. Tôi đề nghị tiếng Việt tin học dùng là "danh khoản" cho nó chính xác. Ấy vậy mà các cao nhân tin học ở ta lại không đồng ý. Chắc các bác ấy bị ám ảnh bởi "tài khoản" nhiều quá. Chả bõ dân tài chính kế toán nó cười cho.
Nghe lời bác em còm cái, chứ đã coi rồi. Mấy bữa đang ù hết cả tai vì bà thị xã sắm cái iphone mất cả chuyến xuyên Việt của em, cũng vì cái tuyên truyền 3G của các bác đấy.
4SG đâu vào coi cái hại của 3G này, ha ha...
Cảm ơn anh Thành cho biết thuật ngữ "dữ liệu chuyển gói". Đề nghị "danh khoản" của anh Thành thật tuyệt. Thật tiếc đã không được bên tin học chấp nhận. Có lẽ một ngày "danh khoản" sẽ thay thế cho "tài khoản" trong tin học.
VTP K7
4SG và anh em đọc bài có liên quan về 3G này.
@VTP: thỉnh thoảng nói chuyện "công nghệ và đời sống" cho vui nhé.
Phong làm việc về Định Vị Toàn cầu ở Broadcom thì chắc là về thiết bị? Kiểu như máy thu GPS và các ứng dụng? Tôi cũng mua một cái Garmin eTrex Legend rồi dùng với OziExplorer cho vui. Cũng hay ra phết nhỉ. Ở mình ứng dụng kiẻu ấy cho xe hơi mới bắt đầu thôi.
Trước hết cám ơn các pác VTP, AMK3 và TQ!!!
Đã hiểu hiểu cái lợi (rất nhiều) cũng như các hại (ko ít), đặc biệt khi các chị nhà bày đặt chảnh, học đòi chơi với công nghệ cao!!! Kinh nghiệm của Tư tui là sắm cho chi nhà cái ĐT của Sphone loại khuyến mại giá sàn. Yên tâm mọi bề !!!
@AMK3: Cứ yên tâm !! Sẽ có dàn Phenom 4 nhân hoàng tráng!! Mới pác tới thưởng thức HD!! Nu pagadia !!!
Cho hỏi tý: Chị Tư làm bánh ít bán thì đám VK về nước thì mua ăn tới số. Dzậy mà ko sao bán được cho cái đám còn ở Huê kỳ.
Có công nghệ 3D, thì làm được cái businness này ko? Mà chỉ cần cái iphon 3D?
Làm ơn cho biết viển cảnh tươi sáng của cái dzụ nè!!!
4 SG
Anh Thành,
Định Vị Toàn Cầu (GPS) chỉ là một đơn vị kinh doanh (GPS business Unit) trong bộ phận vô tuyến (wireless connectivity Group) của Broadcom. Broadcom không làm thiết bị trực tiếp bán cho người dùng mà chỉ chế tạo thiết kế các con chip bán cho các hãng khác sử dụng. Vì vậy các chip Định Vị Toàn Cầu cũng chỉ bán cho những khách hàng cần có chức năng định vị trong thiết bị của họ. Chip định vị toàn cầu của Broadcom đã và đang được dùng trong thiết bị hoa tiêu cá nhân của Tomtom (một hãng đối đầu của Garmin), trong một số điện thoại di động của Sharp, Samsung, LG, Sony-Ericsson, Motorola, Apple iPhone...
VTP K7
À, hiểu rồi, cám ơn VTP.
4SG: "dàn Phenom 4 nhân hoàng tráng" là cái gì vậy. Trung Thu bánh 4 hột vịt, hay là CPU 4 lõi mang tên Phenom,... Chắc máy vi tính rồi. Kinh sợ nhỉ! Bọ đây bây giờ vẫn dùng Celeron "đời Tống" thôi. Có làm gì đâu, chỉ gõ chữ.
Báo cáo pác TQ! Từ ngày biết cái PC là cái của khỉ gì thì Tư tui toàn xài máy secondhand, lạc hậu vài thế hệ CPUm ví dụ cái desktop ở nhà và cơ quan là Compaq PIII 866 MHz, 256 MB, HDD 20 GB. Cái lap top thì pác biết rùi, bàn phím AZERTY.
TV SONY ở nhà xài đã 16 năm. "Vẫn còn tốt chán".
Lần này NN cho chút tiền dời nhà. Ráng nhín, qua mặt vợ con, sắm 1 cái AMD Phenom 4 nhân một lần cho thỏa chí, sau đó sao cũng được!!!
Dzậy đó!
4 SG
4SG: Cung chúc pi ci.
Xin trích đăng một tóm tắt của cánh CNTT - thấy cũng dễ hiểu - chẳng bết đúng mấy phần:
G1: Hệ thống chuyển mạch tương tự. Không có bảo mật thông tin. Chủ yếu phục vụ cho thoại.
G2: Hệ thống chuyển mạch số. Bảo mật thông tin cao. Có thêm các dịch vụ fax, SMS
G2.5: Hỗ trợ Internet, video phone,.... Sử dụng Công nghệ GPRS chủ yếu dựa theo công nghệ TDMA, CDMA. Giữa 2.0 và 2.5 điểm khác biệt nằm phần lớn giữa BS và Hand-device.
G3: Kỷ nguyên của video-mobiphone, internet,... (multi services). Sử dụng Công nghệ CDMA2000-1xEV, WCDMA, EDGE.
Đăng nhận xét