Hôm rồi “ đến với Huế mộng mơ”, vợ chồng tôi dắt díu nhau vãn Đền Huyền Trân Công chúa núi Ngũ Phong. Cảnh thật đẹp và hoành tráng, song điều gây ấn tượng nhất với tôi lại là thân phận của người con gái sắc nước hương trời – Công chúa Huyền Trân.
Trong lịch sử VN thật hiếm có câu chuyện nào giàu kịch tính như vậy. Tình yêu - chính sử vừa lãng mạn, bi thương lại vừa xen lẫn âm mưu và thủ đoạn ly kỳ đến thế. Một đề tài đầy cám dỗ đối với giới văn học, điện ảnh, thi ca...
Xin phép các bạn cho tôi dùng thuật “cắt -dán” từ Wikimapia cho đỡ nhọc người lại “hiệu quả cao”.
Chuyện rằng:
“Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Lúc này nàng mới tròn 14 tuổi.
Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vật sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả.
Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu Ô, Ly (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân về nước.
Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm, sinh được một người con là Chế Đa Đa thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa.
Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt, thường hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau".
Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu công chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn:
Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.
Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, giả làm cướp Tàu Ô, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng về, hoa xưa ong cũ ai ngờ còn có ngày tái ngộ, đôi trai tài gái sắc kéo dài cuộc tình duyên trên mặt biển, hơn một năm mới về đến kinh”.
Chà! Chiến dịch cứu Công chúa thoát khỏi dàn thiêu mà cứ như phim “ Giải cứu con tin” của Holywood ? Tuyệt!
Chuyện xưa ly kỳ là thế nhưng bên trong ẩn chứa điều gì? Nào, chúng ta hãy cùng đến thăm các nhân vật của mình :
Vua Trần Nhân Tông: một con người có đầu óc phi phàm. Ông đã làm được việc hy hữu là thực hiện ý đồ chiến lược “mở mang bờ cõi bằng con đường hòa bình”. Không gươm đao, không làm đổ máu “con dân” nhưng ông đã phải hy sinh chính con gái yêu của mình như một thứ vũ khí tối thượng , một công cụ để mưu đồ việc lớn – Nam tiến!
Hãy đặt mình vào vị trí của ông, khi mà cả “ Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả” mới thấy ông là một con người quyết đóan, với ông đây là quyết định sinh tử đến mức nào. Một người cha như vậy thật phi thường . Chả trách thời nay nhiều học giả nói rằng: ông về tu ở Yên Tử là để làm...chính trị?!
“Cả triều đình Đại Việt đều hoang mang, hoàng thân quốc thích lên tiếng phản đối. Làm sao có thể gả nàng công chúa yêu quí nước Việt về xứ Chàm man rợ? Nhưng Thái thượng hoàng ( TNT) đã trình bày rõ ràng ý định của mình với vua Trần Anh Tông. Việc gả Huyền Trân về đất Chiêm là một đường lối chính trị có tầm vóc quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đại Việt.
Thực vậy. Từ khi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn hai lần đánh tan 800.000 quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt (Qoubilai Khan) do con trai là Trấn Nam vương Thoát Hoan (Toghan) cầm đầù ( năm 1285 và 1287) thì Trung Quốc vẫn nhòm ngó Đại Việt, chỉ chờ khi Đại Việt và Chiêm Thành dấy loạn can qua, sẽ thúc quân tràn sang chiếm thế ngư ông thủ lợi. Nếu Huyền Trân về nước Chiêm, hai nước sẽ có tình hòa hiếu, không còn lo ngại trước cường lực của Trung Quốc”.
Công chúa HT: Theo tôi dưới một góc độ nào đó, là hình bóng của một “ chiến sĩ quốc tế” hy sinh cả tuổi xuân , hạnh phúc của mình để phụng sự tổ quốc.
“Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười,
Vốn đà không mất lại thêm lời,
Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm,
Một gái Huyền Trân của mấy mươi... !”
( Hòang Cao Khải)
Và đoạn văn sau liệu có diễn tả được nỗi niềm của người con gái ấy?
“Sắc đẹp của công chúa đã lan truyền khắp nơi khiến cho mọi người đều mơ ước nàng Công chúa mỹ miều sẽ có một cuộc đời hạnh phúc ấm êm như bao nhiêu nàng công chúa khác. Ai ngờ nàng phải ép lấy một người chồng mà nàng không quen biết và thương mến, lấy một người chồng tuy là nhà vua của một nước lân bang khá hùng mạnh, nhưng vẫn được coi là kẻ thù truyền kiếp của nước ta từ nhiều đời vua về trước”.
“Chuyện tình dang dở giữa Huyền Trân Công chúa và nhà vua Chiêm Thành viết sao cho hết, chính sử chẳng có bao nhiêu mà huyền sử mỗi ngày mỗi phong phú. Một bên đắm đuối vì sắc vì tình, một bên chỉ biết cúi đầu vâng lệnh vua cha và vua anh, theo phong tục tập quán ngày xưa của người Việt “bố mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Cuối cùng thì nàng Công chúa cũng đã phải lên đường làm dâu xứ người. Ở chốn Thăng Long êm đềm lặng lẽ bao nhiêu thì tương lai của nàng bên kia đèo Hải Vân sao mà mờ mịt như mây chiều vơ vẩn trên vòm trời cao bấy nhiêu...”.
“Số phận một nàng công chúa trẻ trung vừa biết rung động đầu đời, phải chấp nhận gã đi phương xa làm hoàng hậu vị vua dị tộc, rồi vua băng, suýt lên giàn hoả, được cứu trở về tái ngộ người yêu cũ, nhưng cũng dang dỡ, chịu miệng của tiếng đời, đành nương thân cửa Phật, rồi lại được sùng mộ như một thần linh ở quê hương. Quả là long đong thân thế”.
Lại nói về ông vua Chế Mân: Thấy cũng lạ. Chưa biết mặt mũi con cái người ta ra sao, chỉ với một lời hứa mà đã cống nạp lia chia mấy năm liền, khoái là xẻo ngay hai Châu của quốc gia dâng tặng Đại Việt làm sính lễ, cóc cần nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” chi cả! Vua thế mới oách. Nói chơi vậy thôi, cái gì cũng có cái lý của nó. Các bạn hãy đọc đoạn sau:
“Trong lịch sử phong kiến luôn phản ánh chất đa sách lược của Đại Việt trong bang giao với các nước lân bang, lẫn cả trong đối nội với những khu tự trị ở các tộc người thiểu số: phủ dụ, trừng phạt, răn đe, liên kết hữu nghị, bắt cầu sui gia... Ô và Lý là món sính lễ có được giữa Sihavarman III (Chế Mân) và Trần Anh Tôn qua chuyến viễn du công cán dài ngày trên vùng đất Chăm của Trần Nhân Tôn, tất cả chỉ là hệ quả của thực tế không cưỡng lại được, đó là sự đối trọng không cân xứng giữa một nhà nước quân chủ tập quyền, tồn tại trên cơ sở nông nghiệp với những tiểu quốc lấy thương nghiệp trao đổi làm trụ cột. Giáo sĩ và thương nhân ở các tiểu quốc là hai thế lực làm chủ những cửa sông lẫn biển và phát huy uy lực bằng kinh tế hàng hoá, mỗi cửa cảng chịu sự quản lý của một tiểu vương mà cương vực của ông ta được xác lập trên một trục theo dạng cấu trúc cảng biển, sông thiêng, núi thiêng, đất thiêng với tính chất này, đã làm sự gắn bó giữa họ, kẻ nắm quyền lực trong tay với đất đai không mặn mà như người làm nông và những vương quốc lấy nông nghiệp làm trọng. Đất hứa của những người có quyền lực ở những tiểu quốc Chăm là sản vật, hàng hoá, thị trường và mãi lực... Cho nên, họ sẵn sàng ra đi với gia sản gọn nhẹ trên chiếc thuyền buôn, để tìm một thị trường ổn định hơn khi tình hình chính trị, quân sự không còn thuận lợi cho nghề nghiệp kinh doanh của họ. Kẻ ở lại là những người nông dân, dễ dàng hoà nhập với người đến sau trong điều kiện đất rộng người thưa. Những di tích Ấn Độ giáo, lễ vật tạ ơn từ những món lợi nhuận của giới thương nhân quý tộc là những đền tháp và di tích tôn giáo khác cũng chóng trở thành những điểm "kính nhi viễn chi" trong quan niệm của họ. Sự kế thừa tiếp nối việc thờ cúng đã vì thế không xảy ra, mặc dù, cuộc bàn giao hữu nghị vùng Ô, Lý cho Đại Việt đã không tạo nên sự xáo trộn dân cư lớn. Tài liệu Thỉ Thiên Tự của Bùi Trành vào đầu thế kỷ XV ở vùng Trị Thiên mà chúng tôi có dịp công bố đã cho chúng ta hình dung được hiện tượng này .
Cuộc chuyến dịch dân cư về phía Nam của người Việt từ bối cảnh này chẳng quá khó để giải thích tại sao lại nhanh chóng và yên ả đến thế.
Trong bài viết khá thuyết phục Bước đầu xác định danh hiệu các tiểu quốc miền Bắc vương quốc cổ Chiêm Thành khoảng giữa thế kỷ 11-15 của Trần Kỳ Phương đã cho chúng ta thấy ít nhất có 6 tiểu quốc tồn tại ở Bắc miền Trung vào thời kỳ này: Vijaya (Bình Định), Amaravati (Quảng Nam), Ulik (Trị Thiên), Jriy (Đồng Hới) và Traik (Bố Trạch-Quảng Bình).
Ulick mà sau này sử Việt đổi là Ô Lý chính là một trong những tiểu quốc nằm trong vùng khống chế của Simhavarman III đã được bàn giao cho người Việt một cách nhẹ nhàng mà Huyền Trân công chúa, trong trường hợp này, đã là hoặc chỉ để làm thi vị hoá, lãng mạn hoá một sự kiện chính trị và bang giao không thể thay đổi của tình hình đương thời. Việc trở lại Thăng Long và không lên dàn hoả thiêu cùng chồng đã tự nó giải thích ý nghĩa tình huống bi ai này. Nhưng dù sao Huyền Trân vẫn là một nhân vật lịch sử làm cho vận mệnh đất nước nói chung và xứ Huế có được một giai thoại đẹp đẽ, thi vị, thơ mộng như chính cảnh sắc và con người nơi đây”. (Nhìn lại Huế từ dặm dài Ô Lý - Nguyễn Hữu Thông)
Càng đọc, càng thêm nể vua TNT. Ông đã nắm rất rõ nét đặc thù này. Mấy anh Chế chỉ cần thương cảng, hàng hóa , thị trường ...để mần ăn chứ không coi trọng đất đai như các ông nông dân nhà mình. Ông đã khai thác thời cơ và đặc điểm trên, dùng đòn mỹ nhân để thôn tính đất đai. Mà đâu phải! Đó là tại người ta tự nguyện dâng hiến cho mình chứ nhỉ?!
Thay cho lời kết:
Trích lưu bút của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên phó chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lưu tại Huyền Trân Công Chúa Điện, Huế:
"Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ Quốc gia, có những vấn đề của Quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ".
Ghê! Sếp đã phán thế thì em chịu!
Sg 2/9/09
TM
Thứ Tư, tháng 9 02, 2009
HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
Gửi bởi Thanh Minh lúc Thứ Tư, tháng 9 02, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Vợ chồng TM sao không học tập người xưa dắt díu nhau đi Huế một năm hẵng về.
Tôi đây lọ mọ vào tận Hổ Quyền, giống như chỗ giác đấu của võ sĩ La Mã, ở Huế. Thay vì các võ sĩ đấu với nhau, vua nước Nam xưa chỉ để voi hổ đấu.
Ấy thế mà chưa hề biết tới núi Ngũ Phong cùng đền thờ Công chúa Huyền Trân. Cũng hơi tiếc.
- @TQ: "Ngày 26/3/07, tại núi Ngũ Phong, thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, TP Huế, UBND TT-Huế đã khánh thành đền thờ Huyền Trân Công Chúa trên một không gian rộng tới 28ha".
- AE cứ comment vào đây, giờ tôi phải đi công tác An Giang kết hợp với chén cá linh non mùa nước đổ.
TM
Bác TM cho biết bông Sen ở Huế rất to,vì "súng" ngắn nên không chụp được Sen "hoàng đế" để tặng lại VNQ.
pác TM đúng là chiên da nếm !
Đăng nhận xét