Đài RT của Nga vừa giới thiệu hình ảnh chiếc máy bay siêu nhỏ mang tên Sigma-5 có thể thu gọn cánh cho vào gara ôtô. Nó được đánh giá là phương tiện cá nhân góp phần giảm ách tắc đường bộ.
Sản phẩm của Công ty Thiết kế máy bay Nga có tải trọng đến 600 kg và đạt tốc độ gần 300 km/giờ.
Chiếc Sigma-5 nhỏ hơn máy bay trực thăng, có thể gấp gọn cánh, gây tiếng ồn không đáng kể. Cách cất cánh và hạ cánh của nó giống như máy bay thông thường nhưng không cần đường băng chuyên dụng. Cánh quạt ở đuôi Sigma-5 không tạo ra gió mạnh như trực thăng nên không gây phiền hà cho những người đứng bên nó.
Chỉ cần di chuyển trên đường vài mét là Sigma-5 có thể cất cánh nhẹ nhàng và chao liệng trên bầu trời điệu nghệ không kém gì các loại phi cơ quân sự cỡ nhỏ. Phương tiện này chở được hai người, gồm phi công và người đi kèm. Bất kỳ mặt phẳng nào cũng có thể là “đường băng” để Sigma-5 đáp xuống. Nó có thể đỗ và di chuyển như một chiếc xe con lớn trên đường.
Nhà sản xuất hi vọng đây sẽ là chiếc máy bay của tương lai và hiện diện trong gara của các gia đình. Họ cho rằng khi đường bộ đang vấp phải nạn kẹt xe thì đây là giải pháp giải phóng mật độ giao thông trên đường. Giá cả của Sigma-5 chưa được công bố nhưng có thể ngang với một ôtô hạng sang.
Bạn Trỗi nào đang có "âm mưu" mua xế hộp mới thì cứ từ từ vài bữa nữa rồi làm cái này cho đỡ kẹt xe.
Nguồn: RT
Thứ Sáu, tháng 6 25, 2010
Ô tô bay
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Sáu, tháng 6 25, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Nếu NN VN cho phép dùng các phương tiện hàng không để giải quyết nạn kẹt xe đường bộ thì "Flying Car" chưa hẳn là giải pháp hay.
Vã lại nhìn bộ dạng như vậy thì giá cả chắc ko dể chịu đâu, cở 20.000 vé đổ lên.
$ SG Tư tui giới thiệu một loại phương tiện khác: Gyrocopter.
Các pác search Google sẽ thấy!! Giá cả cũng dể chịu. Miển là ngành hàng không chính thống chiịu mở bầu trời!
4 SG
Cái Gyrocopter này nhìn thấy vẫn không tin: cái khác biệt của nó với helicopter ở chỗ chong chóng của nó quay do luồng không khí tác động vào. Rồi nhờ chong chóng quay mà nâng gyrocopter lên.
Đúng là ở cái gyrocopter này không nhìn thấy chong chóng ngang để phản ngẫu lực sinh ra khi chong chóng dọc trên đầu quay. Chứng tỏ nó không được quay bởi động cơ trên "tầu" như helicopter. Nhưng "gió sinh ra quay, quay lại sinh ra gió" thì nghe hơi "vĩnh cửu" nhỉ.
Còn cái gì đó chưa thấy ở cái gyrocopter này.
TQ cứ chóng quên chứ điều đó có gì lạ. Nguyên lý của cái Gyrocopter này mình được học từ thời quả táo chưa rơi trúng đầu thầy Niu-tơn cơ mà.
Đó là nguyên lý của người đi bộ, muốn vượt vũng nước hoặc cống mất nắp thì chỉ cần cầm tóc mình rồi tự...nhấc lên.
Loài Người sinh ra vốn rất siêu. Mình cứ đi ô-tô máy bay nhiều rồi quên mất...bản năng. Hehehe
Cái Gyrocopter này nhìn kỹ cũng có thêm một cánh quạt phía sau như Flying Car, gyrocopter có cánh quạt rộng quá, fylying car lại có thể thu cánh lại, chắc vì thế mà tiện lưu thông hơn chăng.Cái này để HH đi làm tiện lắm đây, gắn thêm hai cái phao đỗ xuống hồ Tây là tuyệt vời :-)
K fải Chuyên Gia Hàng Không nhưng công việc hàng ngày buộc fải dùng đến bộ môn CƠ LÝ THUYẾT nên nói fét được 1 tí :
Cánh quạt chính tạo ra lực nâng , khi quay thì máy bay sẽ quay theo chiều ngược lại theo Định luật bảo toàn Moment xung lượng. Muốn chuyển hướng máy bay thì thay đổi mặt phẳng quay của Cánh quạt chính.
Cánh quạt đuôi sẽ triệt tiêu Moment xung lượng này bằng cách tạo ra một Moment cân bằng (Nguyên Lý phản ngẫu lực). Ngoài ra, thay đổi công suất của Cánh quạt đuôi giúp máy bay có thể chuyển hướng sang phải, trái.
Cũng có loại trực thăng không cần Cánh quạt đuôi : dùng Ống phụt khí hoặc dùng 2 Cánh quạt chính quay ngược chiều nhau. Lực nâng của 2 cánh quạt này đều hướng lên trên nhưng Moment xung lượng thì triệt tiêu lẫn nhau. Muốn đổi hướng bay thì thay đổi công suất của một trong 2 cánh quạt.
GYROCOPTER thường có 2 dạng: 1) Giống "máy bay bà già" thu nhỏ. 2) Giống "Trực Thăng"(HELICOPTER) nhưng Cánh quạt đuôi thường đặt ở giữa và quay trên mặt cắt NGANG chứ không DỌC.
Mai mốt bá tánh ồ ạt sắm thì : Trên không mà không phân luồng, không có cầu vượt nơi giao lộ, không đèn xanh đèn đỏ, thời lại tai nạn giao thông, lại kẹt xe. Trình "lãnh đạo" xem xét lại.
Đăng nhận xét