Thứ Năm, tháng 6 10, 2010

Phượt Lam kinh (phầncuối)

Khi chúng tôi đang xăm xoi thì có cậu thanh niên hớt hải chạy về, tự nhận là Hướng dẫn viên và hăng hái thuyết trình về khu di tích, vậy là khỏi mất công tìm hiểu, có những vấn đề mà nếu chỉ tự mình nhìn ngó thì không đủ thông tin, cháu đó rất nhiệt tình chỉ dẫn đầy đủ trên sa bàn rồi hướng dẫn tham quan thực địa, thế mới biết khu di tích cũng khá chu đáo, có chỗ gửi xe rộng rãi đàng hoàng, bán vé tham quan, nước nôi, giải khát đầy đủ.
Chúng tôi theo cậu HDV vào khu di tích, cậu giới thiệu đoạn thành cũ ghép bằng đá cuội, chắc là phục chế lại trên nền thành cũ, nó chỉ là một đoạn thành thấp, ngắn. không có mấy ấn tượng. Tuy nhiên bên cạnh nó là sông Ngọc, nối ra hồ Tây, đây là một đoạn hào cũ của Lam kinh thì đúng hơn, nghe nói ở dưới sông có những viên sỏi rất đẹp, có sự tích gì đó mà không ai dám lấy, dù chỉ một hòn. Qua sông bằng một chiếc cầu đá, tôi nhớ là khi làm chiếc cầu đã này đã có rất nhiều ý kiến bàn ra tán vào, cho là bằng đá thì không hợp với cảnh quan, bây giờ đã cũ đi một chút nên nhìn cũng được, khá bề thế. Qua cầu đá sẽ đến cổng Ngọ môn, cổng cũ không còn mà nay đang phục dựng lại, nghe nói đến hơn mười mấy tỷ, đây là chiếc cổng đón các vị vua quan vào sân chầu nên rất hoành tráng, cột gỗ lim đường kính bảy tám mươi phân, cũng đã gần hoàn thiện, nghe cháu HDV giới thiệu chiếc cổng, hai bên dành cho các quan, cửa giữa dành cho vua, các anh nhà mình kiêng dè nên đi vòng, tôi nghĩ đã đến đây thì thử cái cảm giác làm vua đi cửa giữa xem sao, vậy là vén áo bào, giơ đôi chân phàm tục của mình bước qua cái nơi giành cho vua chúa ấy, sướng lắm! cha ơi, vinh quang lắm! sướng nhất là các cha kia không được hưởng cái niềm sướng như mình, kệ cho chúng nó đi trước để một mình mình thưởng thức cái trò vênh vang vay mượn đó, khoái lắm, nếu bạn nào có dịp vào Lam kinh, hãy thử một lần cái cảm giác ấy xem, phê như Chí phèo ấy!
Bên tay phải cổng Ngọ môn có một cây cổ thụ, Cháu nó bảo đây là cây đa thị, đố các bác biết vì sao lại gọi là cây đa thị, chúng tôi nhìn thấy cây đa cao lớn ,xum xuê, rất hùng vĩ nhưng chịu, nó bảo, trước đó có một cây thị, chim chóc ăn quả đa , bay qua ỉa ra hạt trúng cây thị, cây đa nhờ đấy mà mọc lên, lâu ngày bọc lấy cây thị vào giữa và hoà làm một, quả đa sau này có mùi thị mà quả thị có mùi đa, bây giờ cây thị già rồi nên đi chầu ông vải, chỉ còn cây đa và một cành thị ở lại đó.
Bên tay phải trước cổng Ngọ môn có giếng Bán nguyệt, giếng này cũng đã được phục chế lại, chỉ còn một đoạn vách giếng cũ, nghe nói giếng này không bao giờ cạn, hàng chục nghìn binh sỹ cùng múc nước nấu ăn nhưng giếng vẫn đầy nguyên!(xem ảnh TQ chụp)
Qua Ngọ môn sẽ đến sân chầu, đây là nơi bá qua văn võ chầu chực yết kiến nhà vua, từ sân chầu, bước lên thềm rồng này để đến khu di tích cung điện xưa.
Nền đất khu vực chính điện rộng mỗi bề chừng 200 mét, chỉ còn những bệ đá kê chân cột, mỗi bệ đá có chiểu rộng 80 cm, như vậy đủ thấy mỗi cây cột gỗ lim của chính điện phải to lớn thế nào, và qua đó cũng có thể hình dung ra tầm vóc quy mô vĩ đại của công trình, hiện nay theo thông báo thì đã có kinh phí phục dựng cung điện này, chắc phải đến hơn trăm tỷ.
Tiếp theo chính điện là khu nhà Thái miếu, đây là nơi thờ tự tất cả các vị vua triều Lê, từ Lê sơ, Lê trung hưng cho đến Lê mạt, có sáu bảy toà thái miếu gì đó nhưng mới phục dụng được bốn, năm toà, mỗi nhà thờ ba vị, chúng tôi vào đây thắp hương trên những ban thờ còn khá đơn sơ, chưa có bài vị, nhưng anh linh các cụ chắc vẫn loanh quanh đâu đây, còn chỗ nào mà ở nữa, tuy chưa đàng hoàng lắm nhưng có ban bệ rồi . chắc các cụ cứ ngồi thôi, vì nghĩ vậy nên phải thành tâm khấn vái, bổn cũ diễn lại, mấy ông bạn chắc thành tâm hơn mình vì mặt mũi ông nào trông cũng nghiêm trọng lắm, lần này tôi nâng lời cầu khấn lên cao hơn một bậc, mình cầu cho đất nước thịnh vượng như thời các cụ, sau khi chém bay đầu Liễu Thăng, tuy các cụ mỗi năm phải mang sang Tầu cống một người vàng nặng đúng bằng trọng lượng Liễu Thăng( hơn ba trăm năm mươi năm chắc phải vài trăm tấn. Mãi đến đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ mới phá bỏ được lệ này)nhưng thằng Tầu hoảng, không dám xâm lược VN cho đến đời nhà Thanh mới lại dở trò. Bây giờ nó đòi cống kiểu mới, dạng bo xịt gì đó, mình nhỏ lẻ, cầu cho có thôi chứ chắc các cụ không nghe thấy.
Phia sau nhà thái miếu là khu lăng mộ, rộng lắm, mỗi nơi cách nhau bốn năm trăm mét, vì thời gian eo hẹp nên chỉ đi viếng lăng cụ Lê thái tổ Lê Lợi, như các bạn thấy trên ảnh, toàn bộ khu lăng tuy nhỏ nhưng thâm nghiêm. Phia ngoài lăng là những hàng cột đá, khu lăng được bao bọc bằng một hàng rào nhỏ, lối đi có hai hàng muông thú, quan lại chầu chực, đầu cổng có mấy con voi nhưng là hàng cúng dường thời hiện đại, lăng là một kiến trúc đá xanh hình vuông cao ngang ngực, chỉ là mộ giả, mộ thật các nhà khảo cổ đã thống nhất xác định là ở giếng Ngọc, cũng ở trong khuôn viên khu di tích, hiện vẫn chưa được phép khai quật.
Trong dãy tượng đá có một bức tượng chỉ còn có một bên, cậu hướng dẫn viên bắt đầu dở giọng VTV3, đố các bác nhận ra đây là con vật gì, ông thì cho là con cóc, ông thì nói là con vượn, cháu nó bảo đấy là con hổ, nói lên cái uy của Lê Lợi, chúa sơn lâm cũng phải quy phục, khép nép như con chi chi, ờ mà nó khép nép thật, bốn vó dúm vào một chỗ, bánh chè lặn đi đâu mất, của này đem nấu cao không chắc đã tốt!
Nơi cuối cùng dến tham quan là nhà bia Vĩnh Lăng, hồi đi học bé tý đã được học về văn bia này rồi, bây giờ mới mục sở thị, nhà bia thì mới dựng sau hoà bình nhưng bia thì là đồ cổ trăm phần trăm, không to nhất nhưng chắc đẹp nhất, càng nhìn càng khâm phục các cụ ngày xưa, làm sao mà chỉ với sức người( chắc là có thêm vật kéo)lại tha được khối đá trầm tích biển nặng hàng gần trăm tấn về cái vùng núi này được. Sau này bạn nào đến tham quan nên để ý nhìn kỹ, còn có những vỏ trai ốc lẫn trong khối đá tạc chú rùa, như kiểu người ta làm granito ấy, nó tạo thành những vân đá rất đẹp. Thằng cháu nó giới thiệu khá kĩ, mới biết ở cái móng rùa cũng có điều khác biệt, không giới thiệu thì không biết được đâu, rùa này hơn rùa thường một móng, mà lại là móng chìm và có ý nghĩa riêng gì đó nữa.
Hoá ra đi trọn một vòng với đích cuối là nhà bia Vĩnh lăng, qua cầu đá là hết, mà quên là cháu HDV nó chỉ tay ra khu hồ Tây, doạ rằng đã có doanh nghiệp ở Hà nội làm dự án khu vui chơi, sân gôn, nay mai là thành Đít nây lần, tha hồ đông vui, không biết các cụ có chịu được ồn ào không?
Có một bài viết về cựu bí thư tỉnh uỷ Quảng bình Nguyễn Tư Thoan, bạn nào quan tâm đến số phận của bác này thì xem ở đây ( xin nói trước rằng đây là web site riêng của tôi, bạn nào không thích thì đừng xem)

13 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nhìn hình chụp thì biết hóa ra vua An nam mình khá bình dân, vì ở bên tàu, đường dành cho Thiên tử không có bậc thang, tòan đi kiệu mà.

HữuThành.Nguyễn nói...

Ông QT này hôm đi có chụp ảnh đâu mà giờ cũng có hình.
Đến cuối, ngộ ra hắn chôm ảnh trên mạng. Vậy cái Lăng mới nhiều nắng thế mà cái bia mới nhiều cỏ thế.

Nặc danh nói...

An Nam không phải tên của nước mình. Đừng gọi là "vua An Nam mình"
MK

TQtrung nói...

TQ mang máy đi rồi, tôi mang cái nữa chụp cùng đưa lên sợ đá nhau, định nhắn gửi mấy cái theo chủ đề vào email nhưng sợ ông mất thời gian, vào gúc vậy :-)

N.TV nói...

Hoan hô MK.

dathb136 nói...

Cái bài về cựu bí thư QB không chính xác!Về các người con của ông(trong đó có 1 anh học K5 trường ta,là anh Đăng một chiến sĩ Hải quân).Khi bố "bị",anh Đăng vẫn đang phục vụ quân đội chưa vợ!Nhưng đọc các bài khác của anh,lại thấy anh có vẻ muốn dẫn người ta vào đọc bài đó hơn?Bài viết về cựu bí thư QB chỉ là cho mọi người tò mò,vì bài đó không phải của anh viết.Anh hình như vẫn cay cú vì bị đàn em phản đối bạn của anh?Cho nên đọc bài của anh thấy ám chỉ,thậm chí xúc phạm đến nhiều người,trong đó có cả những người lính.Tôi nghĩ nếu anh là một người lớn,một người lính! Anh không nên hành động một cách nhỏ nhen như thế!Nói ít,hiểu nhiều.

HữuThành.Nguyễn nói...

dathb136 nói...
Nhưng đọc các bài khác của anh,lại thấy anh có vẻ muốn dẫn người ta vào đọc bài đó hơn?


Tôi không quan tâm tới chuyện ông Tư Thoan nên không theo đường dẫn của anh q.trung đưa. Hóa ra ông Tư Thoan cũng chỉ là "đường dẫn"?
Tôi cũng không thích cái cách như vậy, Đạt có lý đấy QT à, ít nhất ở phương pháp đưa ra ý kiến của mình.

HữuThành.Nguyễn nói...

À, mà nói cho đúng thì anh QT rời trường từ năm 68, rời QĐ từ 78, chả biết ông "chuẩn" là ông nào. Nghe nói là bạn thì "phê", đưa vào mục "bạn" chứ không có ý gì đặc biệt đâu.

TK8 nói...

Vào đây nghe các bác nói chuyện Vui ghê ! Đang mải Súp-Pờ-Soi các Cụ Ở ĐÂY tự nhiên nghĩ: lứa Papa hồi đó Trẻ hơn tụi mình giờ nhìu mà đã lo ĐẠI SỰ QUỐC GIA, GÁNH VÁC SƠN HÀ XÃ TẮC - đám con cái giờ đứa Lẩn Thẩn, thằng Ham Chơi, kẻ thì Múc Múc Múc !!!

Nặc danh nói...

dathb136 nói...
Nhưng đọc các bài khác của anh,lại thấy anh có vẻ muốn dẫn người ta vào đọc bài đó hơn?
...
Đạt nói có lý, em cũng nghĩ như anh HT.
KV.K7

Nặc danh nói...

"tôi nghĩ đã đến đây thì thử cái cảm giác làm vua đi cửa giữa xem sao, vậy là vén áo bào, giơ đôi chân phàm tục của mình bước qua cái nơi giành cho vua chúa ấy, sướng lắm! cha ơi, vinh quang lắm! sướng nhất là các cha kia không được hưởng cái niềm sướng như mình". Hóa ra lão này cũng khoái hư vinh? Vậy mà trong bài "Công tử Bạc Liêu", tôi nói chiện "ngườilao động" hưởng thành quả CM, được ở trong phòng và ngủ trên giường của công tử, lão "búa" tôi một nhát... Thật "diễn biến tư tưởng" con người chẳng biết đâu mà lần.
He... he..." Ngừơi quân tử 10 năm trả thù không muộn".
TM

TQtrung nói...

Ai xúc phạm ai thì tự vấn trong lòng mình đi, còn chuyện suy luận đổi trắng thay đen nếu muốn cứ tiếp tục, chỉ có một đường dẫn từ báo chính thống về một người "bạn" mà thành thằng "nịnh bợ" thằng "nâng bi", rồi khích bác,thách thức tác giả lên mạng. viết bài đả kích, đó không phải là biểu hiện của người bình thường.
TM@ ông có lẫn lộn chỗ nào không? tôi "búa" TM lúc nào vậy, nếu có thật thì xin lỗi nhé, tôi vô tâm quá và không nhớ tôi đã nói gì, nhưng bài viết này thì tôi đùa thôi,không dám mộng tưởng "bước"như vua đâu, tôi trêu mấy ông "quan chức" đi cùng đấy mà!

Nặc danh nói...

@ QT : Sory, tôi nhầm bài này là của TQ. Có tuổi rồi đâm lẫn ông ạ.
TM