TN bảo "chỗ tao mới có ít đồ cho người nghèo, chúng mày có muốn làm thiện nguyện thì đến".
Hóa ra đối tác của TN mang sang ít bộ kính lão cho người nghèo, hiểu theo nghĩa "tôi có ít của, bạn có chút công, để tặng không cho người nghèo".
Một bộ vật liệu làm kính, bao gồm hai đoạn thép làm gọng tai, một đoạn thép làm gọng mắt, một mắt kính để chia làm hai, ống nhựa bọc gọng tai, có giá 35 cent US (khoảng 6kĐVN). Một bộ dụng cụ uốn gọng và cắt/mài kính gồm dưỡng gỗ, ê-tô gắn bàn, tay uốn thép, kìm mỏ nhọn, giũa tròn, cưa nhựa, dao gọt nhựa, giấy nhám, tài liệu, có giá 35$US. Bộ đo số kính 40$US. Công làm 20 phút (24 kính/8 giờ, khoảng 4kĐVN/kính), không kể khấu hao dụng cụ có thể tính vào thiện nguyện. Như vậy thành phẩm có giá khoảng 10kĐVN (phi vụ lợi), cạnh tranh được với hàng Tầu.
Ba đoạn thép sau khi uốn thì ra bán sản phẩm như thế này.
Một vật kính tròn cắt ra làm hai mắt kính thuốc có số trên dưỡng. Cấu trúc hai mắt kính trên một vật có cái hay là làm cho ai có "dã tâm" dùng hai mắt kính này lắp vào gọng thường sẽ nhụt chí.
Sản phẩm tự tay làm ra như thế này đây.
Nhìn mẫu uốn gọng, KV hôm nay đến làm buổi đầu.
HH thì đã làm ở đây từ lâu, một đống bán sản phẩm trước mặt. Ấy thế nhưng cậu chưa làm hoàn chỉnh một sản phẩm nào.
Nhược điểm quan trọng của loại kính này là: trừ số độ lão (từ 1 đến 4) và độ vừa gọng tai thì không có gì có thể điều chỉnh được. Mà quan trọng, rất quan trọng, là khoảng cách 2 tiêu cự của 2 mắt. Không biết có nên lấy bản thân ra thử xem đeo kính này có "thành tật" hay không?
Thứ Ba, tháng 3 17, 2009
GlassesesForThePoor.org - Kính cho người nghèo
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 3 17, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
33 nhận xét:
Nhìn ảnh thấy TQ nhà mình đẹp lão quá, khối bà hưu trí mê tít thò lò.
Hôm ở Hà Nội nghe TN quảng cáo thì tôi cũng đã nghĩ đến điều mà TQ băn khoăn ( Nhược điểm quan trọng của loại kính này là: trừ số độ lão (từ 1 đến 4) và độ vừa gọng tai thì không có gì có thể điều chỉnh được. Mà quan trọng, rất quan trọng, là khoảng cách 2 tiêu cự của 2 mắt). Liệu có cách sử lý không? Sản xuất hàng loạt cho nhiều người mà chỉ có một kích thước khuôn uốn thì rất kẹt, tuy là loại hàng rẻ tiền dùng cho người nghèo. TN và các anh em cộng sự có thể tự sản xuất thêm một só khuôn mẫu với những khoảng cách khác nhau không?
To HH : trên mặt bàn làm việc của mày thì tao thấy thiếu ly cafe và cái gạt tàn. Giỏi.
Cái này cạnh tranh với kính thuốc Tầu cũng sản xuất hàng loạt, không quan tâm tới khoảng cách 2 tiêu cự.
Khó mà điều chỉnh khoảng giữa các tiêu cự vì bộ dụng cụ thô sơ không có cái gì đo. Ngay cả việc đo cũng cần có chuyên môn nhãn khoa nào đó.
Bộ dụng cụ này chỉ cần lao động giản đơn: uốn thép, cắt nhựa.
Gián cách hai mắt là quan trọng, vì không chuẩn hình ảnh sẽ bị lệch trong võng mạc,mắt phải điều tiết rất mệt,sẽ gây hậu quả. Khoản cách mà các tồng chí quan tâm là gián cách hai đồng tử( con ngươi), đo nó hoàn toàn có thể làm được bằng thủ công( dùng thước).Người Việt có khoảng trung bình là 6,1-6,3cm(theo thợ làm kính).Tuy vậy đo chính xác cho mỗi cá thể là tốt nhất. Các tồng chí về lấy thước đo thử nhé.Bọ không hiểu mấy về bộ dụng cụ này cho nên không thể góp nhời được.
DS
TV đeo kính lão từ năm 44 tuổi . Năm nào cũng đi kiểm tra nhưng không thấy BS nào nhắc đến tiêu cự như trong trường hợp cận thị. Chủ yếu là họ đo mắt, chọn kính, lắp đặt kính rồi bảo đọc thử một tờ báo, khách OK là OK.Kính lão không đắt .
Đo kính cận cho vợ và hai con gái của tôi thì lâu, hẹn đến đo rồi lắp thử kính nhiều lần, lúc này tiêu cự được quan tâm đặc biệt ,cho đến khi nào cả hai bên OK thì mới dừng nhưng vẫn sẵn sàng làm lại kính cho khách nếu khách không vừa ý ( chỉ mắt kính ).
TạVinh
Đo mắt bao gồm đo số và khoảng cách giữa hai đồng tử như DS nói.
Dụng cụ đo mắt ở chỗ T/N rất đơn giản.Nó cũng như mình mua kính bán sẵn, cứ đeo thử thấy cái nào đọc được chính là số bạn cần
HH
Vừa chat với Dr. BD.Sô về khoảng cách hai đồng tử. Đo hai lão già ở cơ quan, quả nhiên trong khoảng 61-63mm.
Khoảng cách tâm hai mắt lắp trên gọng hiện khoảng 70mm. Sẽ xem lại chính xác khoảng cách này. Đây có thể là con số cơ thể học của người Tây.
Chiều nay sẽ thử gọt bớt cái dưỡng uốn gọng mắt đi ít nhất 5mm để thu khoảng cách tâm xuống cỡ 65mm cho phù hợp người Ta. Như thế kkhi đeo lên cũng vừa kẹp mũi hơn, bây giờ hơi bị trễ.
Hãy đợi đấy.
HThành đeo gọng kính tự chế tạo nom có vẻ ngon lành hơn kính gọng Titan của các hãng chuyên nghiệp.
Còn sai khoảng cách đồng tử thì bị lé thôi, "không sao": mỗi con ngươi cứ "chủ động" liếc về mỗi phía.
Biết đâu lại hay, mai mốt đi thi đi cử, bọ cứ việc liếc bài, ông nội thằng giám thị cũng chẳng biết.
HCQuang
bác HCQuang còn "liếc bài" j nữa? mà "lé" lại càng hay, cứ nhìn rau gắp thịt.
Nhì rau gắp thịt thì hên rồi, chỉ lo ngồi cạnh chị em, nhìn cái này gắp ... cái kia thì gay go to.
HCQuang
Nhìn thịt gắp phải rau mới đau!
TM
Kết luận cuối cùng về vấn đề khoảng cách hai đồng tử và tâm hai mắt kính:
Khoảng cách tâm hai mắt kính đã làm dưỡng là 66cm (từ mép trong tới tâm là 23mm, khoảng cách khe gác mũi là 20mm).
Vì vậy giải pháp đơn giản là uốn cho khe gác mũi chỉ còn 15mm để có khoảng cách tâm hai mắt kính còn tối thiểu là 61mm.
Đã làm một cái mới theo kích thước như vậy, vừa không bị trễ nhiều, vừa yên tâm dùng mà không lo "nhìn trên gắp dưới" như các anh đang lắm chuyện!
Kết luận thứ hai: bộ "linh kiện" bao gồm mắt kính đơn bình thường. Làm kính cho người nghèo thì xẻ làm hai là giải pháp tiết kiệm. Hoàn toàn có thể dùng mỗi bên một mắt kính. Bởi thế kính tiếp sau đây sẽ làm mỗi bên một mắt kính để tâm kính không nằm trên biên như giải pháp rẻ tiền. Vấn đề là không có dưỡng cho kiểu kính này.
(Ơ, xóa nhầm mất góp lời của PH, tao không cố ý đâu đấy, viết lại đi).
CÁc bạn ơi,ngoài vấn đề khoảng cách 2 đồng tử còn một v/đề khác là tâm 2 mắt kính .Một mắt kính bình thường được cưa đôi làm hai mắt.Vậy tâm của 2 mảnh này nằm ở đâu ?Chúng sẽ nằm ở trên đỉnh của 2 mắt kính, cho nên muốn đọc rõ cứ phải ngước mắt lên. Vì vậy sẽ bị thiên hạ chửi :Đã lé lại còn làm điệu.
HH
TQ đểu nhé. Xóa comment của tao rồi bảo tao viết lại, bố ai mà nhớ được. Hình như là thế này :
Hoan nghênh anh em nhà mình đã nhanh chóng cải tiến để phù hợp với nhu cầu. Giá mà các chủ chương lớn ( thậm chí thật lớn ) mà được sửa đổi kịp thời như thế này thì hay biết bao.
To Lê Thanh, Anh Chí nhà mình và TM : lác thì cũng lác vừa thôi đừng để gặp phải trường hợp một mắt nhìn thấy rau, một mắt nhìn thấy thịt thì có phen gắp xuống bàn.
À, nhớ rồi, khi xóa nhầm lời góp của PH là tao đang đeo ... kính nghèo!
Thế thì không ổn rồi, các bác nghiên cứu lại xem sao chứ không lại "làm phúc phải tội".
VTM
Bác PH ơi! thế nào là "lác vừa"? Bác phổ biến cho anh e với. "Có phen gắp xuống bàn" lại gắp được "nơ" vì lý do "lác vừa" thì sao?
Các bác đeo kính lão ko biết làm sao, chứ thằng em này đeo kính cận từ nhỏ, thấy việc đo đồng tử cũng đơn giản. Hồi xưa, khi đất nước còn nghèo, nó lấy cái thước kẻ học sinh kê lên mắt mình, rồi bắt liếc qua liếc lại mấy cái là có ngay khoảng cách đồng tử. Còn ngày nay thì cứ dí mắt vào cái máy trông như kính hiển vi. Nhìn vào trỏng thường là thấy 1 cái nhà nhỏ xíu. Nhoáng 1 cái là xong. Chẳng hiểu nó đo cái gì? Cứ trả tiền đủ là có kính, còn lé hay lác thì có trời mà biết!
Nhưng có khi bây giờ U60 rồi, lé chút đỉnh có khi cũng hay. Nhất lé nhì lùn mà!?
HMK6
Quang học nhìn của người đeo kính không đơn thuần là một hệ thống thuần nhất mà là "cơ-quang-sinh". Cơ, quang thì là vật lý, hơi bị cứng nhắc. May là Sinh thì du di được để lấp độ chênh với Cơ, Quang.
Du di khoảng nhỏ thì không sao lắm vì tự điều chỉnh. Du di khoảng lớn thì dẫn tới ... tự hủy, thành tật. Biết thế nên điều chỉnh 5mm là vào khoảng an toàn rồi.
Đưa cái kính mới làm, đã giảm 5mm, lão Hợp nói tốt hơn cả về thị giác và cảm giác đeo trên mũi.
Chị VTM yên tâm xài thử một cái?
Có bạn nào thuộc hết : nhất lé nhì lùn, tam dô, tứ rỗ,...ngũ là gì, lục là gì , thất là gì xin cho biết. Tôi đã nghe một ai đó đọc khá dài , lấy làm thích thú vì thấy đúng nhưng rồi quên mất.
TV
-TV : Bạn có thể tra ở "Từ điển cầy học"- tương đương : Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm...
TM
Em VTM đang còn trẻ trung xinh gái rứa mà các bọ lại gạ gẫm xài "kính lão", nghe chừng ... không ổn. Bập bập... nói lại đi.
HCQuang
VMT đọc comment của anh Chí chắc mừng lắm, phải trẻ đi dăm tuổi vì được gọi là EM.
Bác Chí ơi, như thế nào gọi là kính lão? nhà em đây vừa cận vừa viễn, đi đâu cũng phải mang theo cả 2 kính, mà mang từ lâu rồi bác ạ.
Còn PH đã có dây nơ buộc cổ rồi,đừng chọc ngoáy nữa.
VTM
Mat kieu nay thi deo KINH gi cho khoi bi "LE" ha cac BT?
http://adgconference.com/
TT
Mai ơi;Không biêt HH nhà mình cósáng kiến gì để cải tiến bộ dụng cụ làm kínhnghèođây.NiếuvừaCận,Viễn,Lác,Lé thì đeo kính nào,Không thì các Bác cứ gắp lung tung cả...
VTM ơi, tớ có gắn chặt nơ vào cổ đâu nhỉ. Hiện tại, mỗi lần muốn đeo nơ thì phải mò về Hà Nội cho nên cái khoản mà cậu viết là " chọc, ngoáy " gì đấy cũng không có đâu.Chẳng bù cho Cậu với HH, chỉ cần chịu khó nhắc mobile là 5 - 10 min. sau các cậu có thể gặp nhau rồi, sướng.
To ĐC : quá dễ. Khi muốn gắp một cái gì đấy thì bỏ kính ra, gắp xong lại đeo kính vào.
AnhPH:Chị M chọc A chứ Em đâu dám nói gì mà A cứ lôi tên E ra. Khổ E lắm,có tiếng mà hỗng có miếng .Chừng E có ...rồi thì A muốn nói sao E cũng chịu.
Bác ĐC :Theo chỗ E được biết thì điều Bác quan tâm không phải là kính mà là tiếng gà gáy :Ó Ò O O. kính các Bác .HH
To HH : nếu cứ theo tuyên bố miệng của mày thì phải từ 70 tuổi trở đi mày mới tính chiện đó. Thằng bạn của tao ơi, lúc đấy thì bọn tao đã lên ngồi chồm hỗm ở nóc tủ từ lâu rồi, cơ đâu mà chọc được mày???
PH à, cả hội nói cho vui thôi chứ không có hợp đồng ấy đâu, sống được với tinh thần cân bằng, không ốm đau từ đấy đến ngày ngồi nọc tủ là khó lắm rồi.
VTM
Chị VTM ơi! anh em có đòi xem "hợp đồng ấy" đâu mà "thanh minh" " chối đây đẩy" thế?
Kính bác PhúHòa and em VTM.
Tôi mới gặp một đ/c Việt kiều Pháp tên là Roland, sinh 1/1931. Ảnh vẫn đi lặn biển (scuba) ở Pháp (nước biển ở bển lạnh thấy bà nội). Ảnh tâm sự rằng cỡ tuổi ảnh thì chỉ nên lặn tới 30m sâu thôi - nghe mà phục sát đất. Ảnh vẫn đi chơi (pilot) máy bay siêu nhẹ cánh bọc vải, thân bọc vải, 1 "chong chóng" công suất 180 CV. Ảnh có cho tôi xem 2 chứng chỉ này. Ảnh tâm sự sắp tới sẽ phải thôi bay (chỉ) vì lí do tài chính, còn lặn thì "vô tư". Tôi hỏi sao anh không chuyển sang chơi Diều-motor cho nó rẻ. Ảnh nói "lỡ" xài đồ "phân khối lớn" (máy bay) rồi, xuống cái thằng "phân khối nhỏ" (Diều-motor) mất hứng.
Ảnh không là đại diện cho dân Việt ta nhưng là tấm gương để ta ngắm nghía bản thân mình (về mặt vui chơi giải trí).
Vậy mới có câu rằng "nhân sinh thất thập (*) lai ... ham dzui" - con người ngoài 70 thời nay còn ham zdui nhiều nhiều lắm.
(*) bỏ chữ "cổ".
(Chỉ có giá trị tham khảo).
HCQuang
Kính Bác Chí.
Tôi hoàn toàn đồng ý với Bác,ở tuổi 70 người ta còn ham nhiều thứ lắm ."Ai đó" bi chừ cứ nói "Em chã", tới hồi 70 lỡ có ai hỏi lại bẽn lẽn...gật đầu.Cũng chỉ để tham khảo. HH
Đăng nhận xét